Tập đoàn vận tải
biển Trường Phát Lộc Shipping ở VN bị Hoa Kỳ trừng phạt
BBC News Tiếng Việt
18 tháng 7
2022, 20:37 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/business-62207354
Cảng Sài Gòn năm 2018 (Ảnh minh họa)
Một
công ty vận tải biển từ TP HCM cùng hai chiếc tàu của họ bị Hoa Kỳ áp đặt
lệnh cấm vận liên quan đến buôn bán dầu của Iran sang vùng Đông Á.
Tập đoàn
vận tải biển Trường Phát Lộc Shipping, có trụ sở tại Quận 7, TP HCM bị Bộ
Tài chính Hoa Kỳ nêu tên trong văn bản của Văn phòng OFAC hôm 06/07/2022.
Hoa Kỳ
cũng nêu rõ địa chỉ trang web của công ty này (https://www.tplshipping.com),
các số đăng ký liên quan, bên cạnh một danh sách dài các công ty Ả Rập, Iran,
Hong Kong "bị trừng phạt".
So sánh vụ Vịnh Bắc Bộ
1964 và Vịnh Oman ngày nay
Mỹ có trừng phạt VN vì
chính sách thương mại 'na ná' TQ?
Mỹ chế tài Công ty Vận tải
Khí và Hoá chất Việt Nam vì Iran
Mỹ tăng áp lực trừng phạt
lên Iran
TRUONG
PHAT LOC SHIPPING TRADING JOINT STOCK COMPANY (a.k.a. CONG TY CO PHAN THUONG
MAI VAN TAI BIEN TRUONG PHAT LOC; a.k.a. TPL SHIPPING; a.k.a. TPL SHIPPING JSC;
a.k.a. TRUONG PHAT LOC SHIPPING TRDG), 422, Dao Tri, District 7, Ho Chi Minh
City, Vietnam; 422, Dao Tri, Phu Thuan Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam; Website
https://www.tplshipping.com/; Identification Number IMO 5479491; Company Number
0309613530 (Vietnam); Business Registration Number 4103015716 (Vietnam)
[IRAN-EO13846].
Hai chiếc
tàu của công ty cổ phần chứng khoán Trường Phát Lộc Shipping cũng bị đưa vào
danh sách này.
Đó là tàu
chở dầu S BRAVO (TRA065) Chemical/Oil Tanker, mang cờ Gabon, và tàu SUMMER 5
(f.k.a. EVERRICH 5) mang cờ Panama.
Tên các
công ty, cá nhân và cả tàu thuyền của chủ từ Trung Đông, Hong Kong, Belarus và
Việt Nam bị Hoa Kỳ đưa thêm vào danh sách cấn vận liên quan đến Iran được Bộ
Tài chính (Ngân khố - Treasury) đăng hôm 06/7/2022 tại
đây.
Công ty
LUSTRO INDUSTRY LIMITED, Hong Kong, Trung Quốc có tên trong danh sách này, cùng
một số công ty con của Cơ quan Thương mại Dầu khí Belarus.
Bị vào 'sổ đen' có cách nào ra?
Hôm 17/07,
một báo
Việt Nam đăng tin Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa Công ty Cổ phần Thương mại
Vận tải biển Trường Phát Lộc (TPL Shipping) của đại gia Nguyễn Văn Đạt nằm
trong một mạng lưới các công ty và cá nhân bị chế tài vì buôn bán sản phẩm dầu
từ Iran, vi phạm lệnh cấm vận.
Cũng theo
trang Dân Việt, thì Công ty CP Thương mại Vận tải biển Trường Phát Lộc (TPL
Shipping JSC) được thành lập vào tháng 12/2009, có văn phòng đặt tại thành phố
Hồ Chí Minh và thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Công
ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR).
Một tàu chở các sản phẩm dầu do COSCO
SHIPPING ENERGY Transportation Co., Ltd điều hành. Hình chỉ có tính minh họa
Theo Thứ
trưởng Bộ Tài chính phụ trách an ninh tài chính và chống khủng bố, Brian E.
Nelson thì Văn phòng chuyên kiểm soát tài sản nước ngoài (Office of Foreign
Assets Control -OFAC) ra lệnh trừng phạt một mạng lưới quốc tế các cá
nhân, thực thể khác nhau, "dùng các công ty bình phong ở vùng Vịnh Ba Tư
nhằm vận tải, bán sản phẩm dầu hàng trăm triệu USD từ Iran".
Tuy thế, vẫn
trang web Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho hay việc trừng phạt này có tính răn đe, hướng
dẫn người ta "chỉnh sửa hành vi", và các cá nhân liên quan có thể yêu
cầu bỏ tên họ ra khỏi danh sách, theo các điều kiện chính phủ Hoa Kỳ nêu.
Việc
đương sự cần làm là gửi email cho Bộ
Tài chính Mỹ, và yêu cầu bỏ tên ra khỏi danh sách. OFAC sẽ trả lời trong
vòng 15 ngày nhưng thủ tục thẩm định với thời gian hoàn tất nhanh chậm ra sao
còn tùy vào các trường hợp cụ thể.
Trên thực
tế, OFAC có tiếng là nhanh chóng xóa tên một cá nhân, công ty khỏi danh sách cấm
vận nếu đương sự trao thông tin nhanh chóng, rõ ràng.
Hồi đầu
2020, OFAC đã bỏ lệnh cấm vận với công ty COSCO Shipping Tanker ở Đại Liên,
Trung Quốc sau khi đặt công ty này cũng vào danh sách các thực thể bị trừng phạt
vì chở dầu từ Iran (nguồn tiếng Anh tại
đây).
Cùng thời
gian, một công ty đóng ở Geneva, Thụy Sĩ, thuộc tập đoàn Rosneft trong ngành
dầu khí Nga cũng bị Hoa Kỳ trừng phạt tương tự.
Ban đầu,
chính phủ Trung Quốc định xóa công ty COSCO từ Đại Liên khỏi danh sách niêm yết
chứng khoán nhằm không làm phật lòng Hoa Kỳ trong đàm phán thương mại (thời
Trump), nhưng chính OFAC, chỉ căn cứ vào thủ tục xem xét của họ, đã bỏ công ty
Trung Quốc khỏi danh sách.
Hoa Kỳ không nêu chi tiết các vi phạm cụ thể của
Trường Phát Lộc Shipping, nhưng bản hướng dẫn của OFAC
từ 04/09/2019 đã giải thích rõ các hình thức vi phạm, gồm cả lập công
ty ma, đổi tên tàu thuyền, các cách rửa tiền... liên quan đến việc tránh vòng
vây của cơ chế trừng phạt Iran.
Theo chính
phủ Mỹ, tiền thu về từ các hoạt động bị cấm vận ở Iran sẽ được dùng vào
"hoạt động khủng bố" của các cơ quan, lực lượng đầy quyền lực như
Vệ binh Cách mạng nước cộng hòa Hồi giáo Shia này.
Iran luôn
bác bỏ các cáo buộc như vậy.
Kể từ
2018, khi Tổng thống Donald Trump bỏ "thỏa thuận hạt nhân Iran" và
tung ra nhiều lệnh trừng phạt nhằm đưa "dầu xuất khẩu từ Iran về số
không", kinh tế nước vùng Vịnh xuống dốc ghê gớm.
Việc thay
đổi chức tổng thống Hoa Kỳ từ Donald Trump sang Joe Biden chưa hề đem lại thay
đổi gì cơ bản trong cách Washington nhìn Tehran.
Tuần này,
Tổng thống Joe Biden thăm Trung Đông để tiếp tục liên kết với các đồng minh khu
vực nhằm chặn Iran "tiến tới có vũ khí nguyên tử" dù ông nói Mỹ muốn
quay lại đàm phán về chương trình hạt nhân dân sự của Iran.
Ông Biden
còn muốn làm sao để Nga và Trung Quốc không liên kết sâu rộng với Iran,
theo CNN hôm
17/07.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/AAA5/production/_106758634_mediaitem106758632.jpg.webp
Ngay
từ 2019, đồng nội tệ của Iran đã sụt giá nhiều vì các lệnh cấm vận mới Hoa Kỳ
áp đặt.
No comments:
Post a Comment