“Lục
Vân Tiên” - bản dịch tiếng Ukraina
Đoàn Lê Giang - Trần Thị Phương Phương
15/07/2022
- 05:59
https://baodongkhoi.vn/-luc-van-tien-ban-dich-tieng-ukraina-15072022-a102889.html
Sách in
ở tỉnh Chernigiv phía Bắc Thủ đô Kyiv. Thành phố Chernigiv tuy bị tàn phá hết,
nhưng thị trấn nơi có xưởng in thì may mắn không bị bom đạn phá hủy.
·
» Nguyễn
Đình Chiểu “trong con mắt ” của các học giả nước ngoài
·
» Chuyện về “Lục Vân Tiên cổ tích
truyện”
https://baodongkhoi.vn/image/fckeditor/upload/2022/20220714/images/luc-van-tien.jpg
Bản dịch Lục Vân Tiên ra tiếng Ukraina tái bản
năm 2022. Ảnh: Lê Giang
Tuy nhiên
đây không phải là lần xuất bản đầu tiên bản dịch Lục Vân Tiên tiếng
Ukraina, mà chỉ là tái bản. Bản in đầu tiên là năm 1983, do Nhà xuất bản Văn học
nghệ thuật “Dnepro”, Kiev xuất bản, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao Việt Nam - Ukraina.
Rất nhiều
người lầm tưởng tiếng Ukraina chỉ là phương ngữ của tiếng Nga, thực ra không phải,
tiếng Ukraina là một trong ba ngôn ngữ của nhóm Đông Slav, cùng với tiếng Nga
và tiếng Belarus. Nhóm miền Tây Slav có tiếng Séc, Slovakia, Ba Lan. Nhóm miền
Nam có Bulgaria, Serbia, Croatia. Tiếng Ukraina có hơn 30 triệu người dùng và
đã có nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng viết văn bằng ngôn ngữ ấy như: Taras
Shevchenko, Lesia Ukrainka, Mikhaylo Kotsyubinsky…
https://baodongkhoi.vn/image/fckeditor/upload/2022/20220714/images/sach-3.jpg
Maya
Kashel (1930 - 1987)
Trong khi Lục Vân Tiên chưa được
dịch ra tiếng Nga thì đã được dịch ra tiếng Ukraina. Người dịch là Maya Kashel,
một dịch giả văn học (VH) Việt Nam rất nổi tiếng.
Maya
Dmitrievna Kashel (Ìàéÿ Äìèòð³âíà Êàøåëü, 1930-1987) là
nhà văn Ukraina Xô viết, dịch giả VH Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Ukraina (từ
1972), hội viên Hội Nhà văn Liên Xô (từ 1973). Maya Kashel sinh ở Kiev, tốt nghiệp phổ thông năm 1947,
sau đó không đi học tiếp được do bệnh tật. Năm 1954, bà tốt nghiệp khóa đào tạo
4 năm tiếng Anh. Năm 1966, bà tốt nghiệp trung học. Khi chiến tranh ở Việt Nam
bắt đầu nổ ra, bà học tiếng Việt và VH Việt Nam. Sau đó, bà dịch một tập truyện
ngắn của các nhà văn Việt Nam sang tiếng Ukraina, xuất bản ở Hà Nội. Với mục
đích hoàn thiện kiến thức của mình, bà xin vào học tiếng Việt ở Viện Các ngôn
ngữ phương Đông của Đại học Tổng hợp Moskva (MGU). Từ 1-9-1966 đến tháng
6-1972, trước khi xuất hiện cuốn sách dịch độc lập đầu tiên, bà đã dịch hơn 300
tác phẩm bằng tiếng Việt.
Một số tác
phẩm VH Việt Nam đã được dịch sang tiếng Ukraina của Maya Kashel: Mẹ vắng
nhà của Nguyễn Thi và những người khác (1972), Đất rừng phương
Nam của Đoàn Giỏi (1977), Tục ngữ và thành ngữ Việt Nam (1977), Tập
truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam (1981), Thơ Tố Hữu (1978), Lục Vân
Tiên (và thơ Nguyễn Đình Chiểu, 1983), Đôi mắt của
Nam Cao...
Kashel đã
cho xuất bản tổng cộng 11 tập sách dịch. Các sách ấy thường được N. I. Nikulin,
nhà Việt Nam học người Nga viết lời giới thiệu. Bản dịch Mẹ vắng nhà (1972)
là cuốn sách dịch đầu tiên của bà khi gia nhập Hội Nhà văn Ukraina 1972. Thông
qua sự nghiệp dịch thuật của mình, Kashel mong muốn “tăng cường mối quan hệ VH
Ukraina - Việt Nam, làm giàu cho nền VH quê hương mình bằng những tác phẩm tiếng
Việt hay nhất”. (Đơn xin vào Hội Nhà văn Ukraina).
Maya
Kashel sống trong thời chiến tranh ở Việt Nam hết sức thảm khốc. Với tình yêu với
nhân dân Việt Nam, bà đã dành toàn bộ số tiền nhuận bút có từ việc dịch tặng
cho Quỹ Hỗ trợ nhân dân Việt Nam của Ukraina.
Ngoài dịch
VH Việt Nam, M.Kashel còn viết nhiều bài nghiên cứu về VH Việt Nam trên các
báo, tạp chí chuyên ngành, các mục từ về nhà văn Việt Nam trong Bách khoa toàn
thư của Ukraina. Trước khi in thành sách, các bản dịch VH Việt Nam của M.Kashel
thường được đăng trên các tạp chí lớn của Ukraina, như: Hoàn cầu, Đnepro, VH
Ucraina, Tạp chí Ucraina... Nhờ thế, nhiều người Ukraina có dịp thưởng thức và
hiểu biết VH Việt Nam.
Kashel chủ
yếu dịch VH hiện đại Việt Nam, Lục Vân Tiên là tác phẩm VH cổ
điển Việt Nam duy nhất của Việt Nam mà bà dịch. Bản Lục Vân Tiên tái
bản lần này có sự gia công sửa chữa của Vũ Tuấn Hoàng, giáo sư người Việt, làm
việc tại Viện Ngữ văn của Đại học Quốc gia Kiev.
Bản dịch Lục
Vân Tiên tiếng Ukraina có vị trí danh dự trong các dịch tác phẩm này
ra ngoại ngữ. Thống kê cho đến tháng 6-2022, tức là trước Hội thảo Khoa học quốc
tế kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu ở Bến Tre, thì tác phẩm Lục Vân
Tiên được dịch ra 5 thứ tiếng với 11 bản dịch, đó là tiếng Pháp, Nhật,
Anh, Hàn và tiếng Thái cổ, là tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trong VH cổ điển
Việt Nam sau Truyện Kiều của Nguyễn Du (21 thứ tiếng với 86 bản
dịch) và thơ Hồ Xuân Hương (12 thứ tiếng với 30 bản dịch).
Tuy nhiên,
với bản dịch ra tiếng Ukraina của Maya Kashel thì Lục Vân Tiên đã
được dịch ra 6 thứ tiếng với 12 bản dịch:
- Ngôn ngữ
dịch đầu tiên là tiếng Pháp, có 7 bản dịch: (1) G.Aubaret 1864, (2) Abel des
Michels 1883, (3) Eugène Bajot 1886, (4) Nghiêm Liễn 1927, (5) Dương Quảng Hàm
1944, (6) Phan Văn Thiết 1972, (7) Lê Trọng Bổng 1997.
- Tiếp
theo là các bản Lục Vân Tiên tiếng Ukraina của Maya Kashel
1983. Bản tiếng Nhật của Takeuchi Yonosuke 1986. Bản tiếng Anh của Éric
Rosencrantz 2016. Bản tiếng Hàn của Jeon Hye Kyeong (Toàn Huệ Khanh) và Lý Xuân
Chung 2022.
- Ngoài ra
còn có bản dịch ra tiếng Thái cổ (Tây Bắc Việt Nam) vào đầu thế kỷ XX.
Với những
thông tin trên, thì bản dịch Lục Vân Tiên của Maya Kashel là bản
dịch ra ngoại ngữ sớm thứ hai sau các bản dịch tiếng Pháp, không kể bản tiếng
Thái cổ. Bản dịch ấy cũng là bản dịch duy nhất cho đến nay ra nhóm các ngôn ngữ
Slav.
Giữa những
ngày chiến sự ác liệt ở Ukraina, chúng tôi được tin: Bản dịch Lục Vân Tiên (Ëyê
Âàí Òiåí) của Nguyễn Đình Chiểu (Íãóºí ijíü Tüºó) ra tiếng Ukraina được xuất bản
ở Ukraina, bao gồm cả sách song ngữ và sách đơn ngữ. Đây là một hoạt động đẹp
nhằm kỷ niệm 200 năm Ngày sinh nhà thơ lớn của nhân dân Việt Nam Nguyễn Đình
Chiểu, hưởng ứng hoạt động tôn vinh nhà thơ của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và
Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) mà Ukraina cũng là thành viên.
Đoàn Lê
Giang - Trần Thị Phương Phương(*)
(*) PGS.TS Đoàn Lê Giang, PGS.TS Trần
Thị Phương Phương - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh.
No comments:
Post a Comment