Monday, July 11, 2022

LÝ DO KHIẾN ÔNG SHINZO ABE CHIẾM TRỌN TRÁI TIM ĐÔNG ĐẢO NGƯỜI VIỆT (BBC News Tiếng Việt)

 



Lý do khiến ông Shinzo Abe chiếm trọn trái tim đông đảo người Việt

BBC News Tiếng Việt

10 tháng 7 2022, 18:17 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-62110969

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/14FE0/production/_125848958_gettyimages-72601773.jpg.webp

Thủ tướng Shinzo Abe chụp hình chung với các lãnh đạo thế giới khi tham dự Thượng đỉnh APEC lần thứ 14 vào tháng 11/2006 tại Hà Nội

 

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có lẽ là một trong những chính khách quốc tế hiếm hoi được đông đảo người dân Việt Nam dành tình cảm quý mến sâu sắc.

 

Chính phủ Việt Nam tuyên bố "Việt Nam đã mất đi người bạn vô cùng thân thiết, gần gũi, người đã có rất nhiều đóng góp to lớn trong việc phát triển quan hệ mạnh mẽ giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Rất nhiều người Việt Nam đã đồng loạt bày tỏ sự thương tiếc và trân quý những điều mà chính quyền ông Abe đã giúp đỡ Việt Nam khi còn tại vị.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội thông báo mở sổ tang tưởng niệm cựu Thủ tướng Abe trong ba ngày, 10-12/07.

Hai chuyên gia về khoa học chính trị từ TP HCM và Hoa kỳ đã nhận định về các lý do đằng sau tình cảm đặc biệt này.

 

Shinzo Abe: Di sản của Thủ tướng phục vụ lâu nhất Nhật Bản

Vụ ám sát Shinzo Abe: An ninh có khe hở, cảnh sát Nhật thừa nhận

Vụ ám sát gây sốc có thể thay đổi nước Nhật mãi mãi

 

'Sự trọng thị quan trọng'

 

Ông Shinzo Abe đã 4 lần thăm Việt Nam với tư cách là Thủ tướng Nhật Bản. Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã liên tục phát triển trong thời gian ông Abe tại vị.

Năm 2014, hai nước đã nâng cấp quan hệ song phương lên "đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á". Nhật Bản nằm trong top đầu các quốc gia xét về ba trụ cột, thương mại, đầu tư và vốn viện trợ ODA cho Việt Nam.

70% vốn đầu tư FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian ông Shinzo Abe nắm quyền, từ năm 2010 đến 2020. Theo báo cáo của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), từ năm 2010 đến 2020, vốn ODA của Nhật cam kết cho Việt Nam là hơn 34 tỷ USD.

 

Từ TP HCM, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung từ Đại học Fulbright nhận định với BBC News Tiếng Việt:

"Một trong những lý do quan trọng nhất tại sao người Việt yêu quý ông Abe là do trong các nhiệm kỳ ông Abe nhậm chức thủ tướng, ông đã dành cho Việt Nam sự trọng thị quan trọng mà người Việt không thấy từ các nhà lãnh đạo của các cường quốc khác. Cựu lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã thể hiện sự yêu quý thông qua nhiều chuyến thăm đúng lúc, cũng như viện trợ và giúp đỡ thiết thực cho Việt Nam."

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E7A9/production/_125850395_gettyimages-692843344.jpg.webp

Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Tokyo vào năm 2017

 

Ông Vũ Xuân Khang, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành An ninh quốc tế tại Đại học Boston (Boston College) cho rằng ông Abe đã luôn giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền quốc gia và chưa bao giờ đặt nặng vấn đề dân chủ nhân quyền khi làm việc với chính quyền Hà Nội, khác hẳn với các Tổng thống Mỹ khi đến thăm và làm việc tại Việt Nam.

"Trong suốt hai nhiệm kỳ nắm quyền, ông Abe luôn nhìn nhận Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chính sách an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Nhật Bản và luôn sẵn lòng cung cấp vốn ODA giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng. Vị trí quan trọng của Việt Nam được thể hiện rõ ràng khi ông Abe chọn Việt Nam là nước công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào cuối năm 2012. Vào năm 2014, Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược thành đối tác chiến lược sâu rộng."

 

Năm 2014 khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thuộc thềm lục địa của mình, ông Abe đã tuyên bố sẽ ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp biển với Trung Quốc và chấp thuận cung cấp tàu tuần tra cho cảnh sát biển Việt Nam.

Trong những năm sau đó, ông Abe luôn ủng hộ Việt Nam đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế như ASEAN và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là ông đã tiếp tục thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lui vào năm 2017.

"Có thể nói rằng ông Abe, mặc dù là một nhà chính trị cánh hữu, đã không để các khác biệt về hệ thống chính trị làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Chính quyền Việt Nam có thể trông chờ vào sự ủng hộ của Nhật Bản mà không lo sợ Tokyo kích động lật đổ chế độ như Mỹ", ông Vũ Xuân Khang nhận định.

 

Cựu Thủ tướng Nhật bị bắn khi đang phát biểu

Vụ ám sát gây sốc có thể thay đổi nước Nhật mãi mãi

 

Tâm lý 'thoát Trung'

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4B69/production/_125850391_gettyimages-458728004.jpg.webp

Thủ tướng Shinzo Abe bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi tham dự Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh vào năm 2014

 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, quan điểm của ông Abe đối với hoà bình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng trùng hợp với nhiều người Việt, trong đó ông chỉ trích các hành động gây mất ổn định, cũng như tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.

 

Trang The Diplomat ngày 08/07 nhận định trong nhiệm kỳ của mình, ông Shinzo Abe đã có những bước đi địa chính trị quan trọng nhằm định hình vững chắc vị thế của Nhật Bản trong liên minh ngày càng phát triển nhằm đẩy lùi Trung Quốc. Ông Abe chính là một trong những người kiến tạo ban đầu đằng sau Bộ Tứ (Quad) và khái niệm "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", cả hai đều hiện là trọng tâm trong chiến lược chống Trung Quốc của Mỹ. Thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản là ông Kishida Fumio cũng đã tiếp nối phần lớn di sản trong chính sách ngoại giao của ông Abe.

 

Nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang cho rằng rất nhiều người dân Việt Nam mong muốn được "thoát Trung", một tư tưởng mà nước Nhật đã phát triển với tác phẩm "Thoát Á Luận" của Fukuzawa Yukichi và thành công áp dụng.

 

"Người dân Việt Nam đã không còn xa lạ về thái độ cứng rắn với Bắc Kinh của ông Abe, nhất là khi ông mong muốn sửa đổi hiến pháp hoà bình của Nhật Bản để cho phép lực lượng phòng vệ tăng khả năng tấn công và có thể tham gia nhiều hơn vào an ninh của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Vào năm 2014, Nhật Bản đã diễn giải lại hiến pháp để cho phép lực lượng phòng vệ có thể tham chiến ở nước ngoài."

 

Ông Abe là một nhân vật gây tranh cãi ở Hàn Quốc và Trung Quốc do ông đã vài lần viếng thăm đền Yasukuni và có những phát ngôn phủ nhận nhiều tội ác của Phát xít Nhật trong Thế Chiến II.

 

"Việt Nam cũng từng là thuộc địa của Nhật, nhưng tâm lý chống sự bành trướng của Trung Quốc mà ông Abe và đại đa số người dân Việt Nam chia sẻ đã làm lu mờ về tội ác của Phát xít Nhật tại Việt Nam," nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang nhận định.

 

"Người dân Việt Nam cho thấy rằng họ sẵn sàng gác lại quá khứ để hướng tới tương lai trong quan hệ với Nhật Bản và xa hơn là với Mỹ nếu hai nước này có thể giúp Việt Nam thoát Trung."

"Đối với những tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước, họ cũng thần tượng ông Abe là lãnh đạo của một nước dân chủ thân Mỹ và chống Trung Quốc và họ mong một ngày Việt Nam cũng sẽ được như vậy."

 

'Tinh thần samurai'

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/158F1/production/_125850388_gettyimages-168594457.jpg.webp

Thủ tướng Shinzo Abe lái máy trồng lúa tại nơi từng gánh chịu thảm họa động đất sóng thần 2011 ở quận Miyagi, ảnh được chụp vào ngày 12/05/2013

 

Nhiều người Việt Nam đã chia sẻ hình ảnh ông Abe gần với quần chúng nhân dân, và quý mến ông còn vì nét mặt nhân hậu, hiền hòa.

Vào tháng 8 năm 2020, ông Abe tuyên bố từ chức sau khi ông cho biết sức khỏe không đảm bảo và gửi lời xin lỗi đến toàn thể người dân Nhật Bản. Khi đó, ông còn một năm nữa mới hết nhiệm kỳ.

Năm 2007, ông cũng từ chức chỉ sau một năm nắm quyền, lý do vẫn là căn bệnh mà ông đã phải chịu đựng từ thời niên thiếu.

 

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung cho rằng, "Ông Abe thể hiện cho tinh thần samurai Nhật Bản mà nhiều người Việt yêu thích ở văn hoá dân tộc Nhật. Ông biết từ chức khi sức khoẻ không đảm bảo, và thể hiện một tính cách Nhật bản cao quý luôn suy nghĩ về dân tộc, đất nước."

 

Tác giả David Frum trong bài viết đăng trên The Atlantic ngày 08/07 nói rằng ông Shinzo Abe thường được mô tả là một người theo chủ nghĩa dân tộc, và xứng đáng được nhớ đến là một trong những người theo chủ nghĩa quốc tế (internationalist) vĩ đại trong kỷ nguyên của ông ấy, một kiến trúc sư trưởng cho nền an ninh mang tính phối hợp tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

 

Trong một nhận định ngày 09/07 trên Japan Times, Tiến sĩ Michael MacArthur Boask, Cố vấn đặc biệt về quan hệ chính phủ tại Yokosuka Council on Aisa-Pacific Studies cho biết vụ ám sát ông Abe đã tạo nên một khoảng trống chính trị to lớn bên trong nội bộ Đảng LDP. Và bức tranh chính trị tại Nhật Bản đã hoàn toàn thay đổi dù di sản của ông Abe sẽ luôn có tầm ảnh hưởng to lớn trong hiện tại.

 

 

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những cột mốc chính

 

·         Mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản được thiết lập chính thức vào ngày 21/09/1973

·         Năm 2009, Nhật Bản thiết lập quan hệ "Đối tác chiến lược" với Việt Nam

·         Tháng 03/2014, Việt Nam và Nhật Bản chính thức nâng cấp quan hệ lên thành "Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á"

·         Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào 1992 và cho đến nay luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam

 

------------

Xem thêm:

 

VIDEO : https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-62110969V

             Shinzo Abe - Thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản

 

--------------------

TIN LIÊN QUAN

 

Vụ ám sát Shinzo Abe: An ninh có khe hở, cảnh sát Nhật thừa nhận

9 tháng 7 năm 2022

.

Nhật Bản: 'Loại súng tự chế dùng ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe rất dễ chế tạo'

10 tháng 7 năm 2022

.

Shinzo Abe: Di sản của Thủ tướng phục vụ lâu nhất Nhật Bản

8 tháng 7 năm 2022

.

Shinzo Abe: Vụ ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản diễn ra như thế nào

9 tháng 7 năm 2022

.

 Vụ cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị bắn chết 'gây sốc lớn cho nước Nhật'   

8 tháng 7 2022

.

Cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bị bắn khi đang phát biểu

8 tháng 7 năm 2022

.

Nước Nhật 'có thể thay đổi mãi mãi' vì vụ sát hại ông Shinzo Abe

9 tháng 7 năm 2022

.

Shinzo Abe - Thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản  

8 tháng 7 2022

 

 

=======================================

.

Vụ ám sát ông Abe: Nghi phạm khai thêm những gì?

BBC News Tiếng Việt

10 tháng 7 2022, 19:23 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/world-62112345

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16E2F/production/_125834739_hi077241121.jpg.webp

Một sĩ quan cảnh sát đối đầu nghi phạm ngay sau vụ nổ súng nhằm vào cựu Thủ tướng Shinzo Abe hôm 08/07

 

Các nguồn tin cho biết nghi phạm trong vụ bắn chết cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã khai với cảnh sát rằng khẩu súng được sử dụng trong vụ tấn công được thiết kế để xả sáu viên đạn cùng một lúc, NHK World đưa tin.

 

Ông Abe đã bị bắn vào hôm thứ Sáu khi ông đang phát biểu trong chiến dịch tranh cử ở thành phố phía tây Nara.

Cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm 41 tuổi, Yamagami Tetsuya, một cư dân tại thành phố đang thất nghiệp.

Các nhà điều tra tin rằng một khẩu súng tự chế đã được sử dụng trong vụ ám sát.

 

Các nguồn tin điều tra trước đó đã dẫn lời Yamagami cho biết, ngoài việc chế tạo một khẩu súng với hai nòng quấn hai ống thép với nhau bằng băng keo, nghi phạm còn chế tạo súng có tới 6 nòng.

 

Các nguồn tin cho biết Yamagami sau đó nói rằng người này đã đặt một ổ súng chứa sáu viên đạn vào một ống thép có chứa thuốc súng, để cả sáu viên đạn được xả ra cùng một lúc.

 

Khẩu súng được sử dụng trong vụ xả súng được cho là loại có hai nòng.

 

Nghi phạm cũng được trích dẫn nói đã sử dụng hai nòng để phòng khả năng súng trục trặc.

 

Cảnh sát đã tìm thấy một lỗ nhỏ trên tấm ván được gắn cố định trên nóc một chiếc xe vận động bầu cử đang đậu cách nơi ông Abe đang đứng khoảng 20 mét.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1595E/production/_125841488_f8bea733-7a8e-4a96-817a-1468c5bbc5fd.jpg.webp

Nghi phạm ở phía sau ông ShinzoAbe

 

Cảnh sát có kế hoạch kiểm tra cấu tạo và công suất của khẩu súng thu giữ được.

 

Nghi phạm trong vụ bắn chết cựu Thủ tướng Shinzo Abe hôm thứ Sáu cho biết người này đã đến một địa điểm vận động tranh cử ở phía tây thành phố Okayama một ngày trước đó, nhưng từ bỏ kế hoạch tấn công sau đó vì địa điểm này đang tiến hành các thủ tục ghi tên những người tới dự.

 

Được biết, nghi phạm đã nói với các nhà điều tra về việc đã lên kế hoạch giết cựu thủ tướng ở Okayama, nhưng nhận thấy việc này sẽ rất khó khăn vì các thủ tục ở lối vào.

 

Tại địa điểm Okayama, những người tham dự phải viết tên và địa chỉ của họ khi đi vào. Các nguồn tin cho biết Yamagami dường như đã không vào địa điểm vì không có gì được xác nhận là nghi phạm đã viết gì ở đó.

 

Các nhà điều tra cho rằng nghi phạm có thể đã chờ cơ hội giết cựu thủ tướng bấy lâu nay và đã tìm kiếm địa điểm thích hợp.

 

Trong khi đó NHK đưa tin các sĩ quan cảnh sát làm nhiệm vụ tại địa điểm nơi cựu thủ tướng Shinzo Abe đang có bài phát biểu vận động bầu cử đã không nhận ra một người đàn ông khả nghi trong đám đông cho đến khi nghe thấy tiếng súng đầu tiên.

 

VIDEO : https://www.bbc.com/vietnamese/world-62112345

              Video hiện trường nơi cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị bắn

 

Yamagami được cho là đã tiếp cận ông Abe bằng cách đi theo đường chéo từ phía sau và bắn hai phát ở cự ly vài mét.

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia nói rằng xem xét các tình huống của hiện trường vụ án, họ đnag lên kế hoạch rà soát lại việc thu xếp an ninh cho cựu thủ tướng.

 

Cơ quan này viện dẫn các vấn đề có thể xảy ra với việc bố trí cảnh sát tuần tra khu vực phía sau nơi Thủ tướng Abe đang phát biểu.

 

Một số chuyên gia an ninh chỉ ra mức độ nghiêm trọng của việc các nhân viên cảnh sát không ngăn được tay súng bắn Thủ tướng Abe.

 

Họ nói, việc trước tiên mà các sĩ quan lẽ ra phải làm ngăn nghi phạm đến bất cứ đâu gần ông Abe.

 

Cũng có chỉ trích từ giới chuyên gia an ninh rằng sau tiếng nổ đầu tiên, cận vệ của ông Abe đáng ra đã phải tìm cách đẩy ông ngã xuống đất để tránh phát súng thứ hai.

 

Được biết nghi phạm cũng khai rằng người này đã bắn thử súng của mình tại một cơ sở của một tổ chức tôn giáo.

 

VIDEO :  Shinzo Abe - Thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản  

 

Sống trong khu có hàng xóm là người Việt

 

Yamagami sống trên tầng tám của một tòa nhà gồm những căn hộ nhỏ. Tầng trệt có rất nhiều quán bar, nơi khách quen trả tiền để uống và trò chuyện với các nữ tiếp viên, Reuters đưa tin.

 

Một quán karaoke đã ngừng hoạt động. Thang máy chỉ dừng ở ba tầng, một thiết kế tiết kiệm chi phí.

 

Yamagami phải đi thang bộ lên căn hộ của mình trên tầng 8.

 

Một trong những người hàng xóm của nghi phạm, một phụ nữ 69 tuổi sống ở tầng dưới , đã nhìn thấy nghi phạm ba ngày trước khi ông Abe bị ám sát.

 

"Tôi chào nhưng ông ta phớt lờ tôi. Ông chỉ nhìn xuống đất và không đeo khẩu trang. Ông ấy có vẻ lo lắng", người phụ nữ chỉ nói tên họ là Nakayama, nói với Reuters. "Lúc đó ông ta coi tôi giống như tôi đã vô hình. Ông ấy dường như có điều gì đó đang không được ổn."

 

Bà Nakayama trả 35.000 yên (260 USD) tiền thuê nhà một tháng và cho rằng hàng xóm của bà ấy cũng trả tương đương.

 

Một phụ nữ người Việt Nam sống cùng tầng với nghi phạm Yamagami và cách hai nhà, tên là Mai, cho biết nghi phạm có vẻ kín tiếng. "Tôi đã nhìn thấy ông ta vài lần. Tôi cúi chào ông ta trong thang máy, nhưng ông ấy không nói gì cả."

 

-------------

Xem thêm:

 

Vụ ám sát Shinzo Abe: An ninh có khe hở, cảnh sát Nhật thừa nhận

Vụ ám sát gây sốc có thể thay đổi nước Nhật mãi mãi

Shinzo Abe: Di sản của Thủ tướng phục vụ lâu nhất Nhật Bản

 

========================================

 

XEM THÊM  :

 

Một dân tộc khốn khổ

BB Ngô
10 tháng 7, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/mot-dan-toc-khon-kho/





No comments: