Joe
Biden ngậm bồ hòn làm ngọt
21/07/2022
https://gdb.voanews.com/01460000-0aff-0242-3fa5-08da67195924_w650_r1_s.jpg
Hệ
thống truyền thông của Saudi đã trình bày cảnh hai người “chạm tay” bằng nắm đấm
cho dân chúng Saudi và thế giới Á Rập chứng kiến. Dân chúng Saudi hài lòng. Địa
vị của M.B.S. trong thế giới Á Rập được nâng cao.
Đó là
những thành quả nho nhỏ giúp chuyến đi của Tổng thống Joe Biden qua Saudi
Arabia không hoàn toàn vô ích, dù phải chịu “đụng tay” với Mohammed bin Salman,
người mà ông đã chửi không tiếc lời.
Tòa Bạch Ốc
loan tin chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Joe Biden đã có kết quả: Saudi
Arabia sẽ tăng số lượng dầu sản xuất mỗi ngày từ 10 triệu lên 13 triệu thùng!
Nhưng con số 13 triệu này sẽ phải đợi đến năm 2027! Ngoại trưởng Saudi, Faisal
bin Farhan Al-Saud, nhắc lại rằng việc gia tăng số lượng dầu đều là quyết định
chung của khối các nước dầu lửa OPEC, cùng với nước Nga. Saudi không tỏ ra muốn
giúp ông tổng thống Mỹ hạ giá xăng ở Mỹ.
Nhưng dân
Mỹ may mắn, giá xăng đang tiếp tục xuống thấp nhờ thị trường dầu trên thế giới.
Mọi người đang lo ngại kinh tế Trung Quốc sẽ trì trệ khá lâu vì chính sách chống
Covid cứng rắn, hơn một tỷ dân Trung Hoa sẽ không cần nhập cảng dầu lửa như trước
nữa!
Tòa Bạch Ốc
quảng cáo về chuyện dầu lửa vì muốn coi đó là một thành công của ông Biden khi
ông phải “ngậm đắng nuốt cay” đi gặp Thái tử Mohammed bin Salman, người thực sự
cầm quyền ở Saudi trong khi vua Salman vẫn trị vì.
Trong khi
tranh cử tổng thống, từ năm 2019 ông Biden đã tuyên bố Mohammed bin Salman là một
“tên sát nhân.” Dư luận đều đồng ý. Ông Biden báo trước sẽ không bao giờ thèm
nói chuyện với ông ta. Cơ quan tình báo Mỹ xác nhận rằng Mohammed, thường dùng
tên tắt là M.B.S., ra lệnh giết Jamal Khashoggi, một nhà báo gốc Saudi sống ở Mỹ,
chặt từng khúc và thủ tiêu xác ngay trong tòa lãnh sự Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ
Kỳ, năm 2018. Ông hoàng Mohammed đã từng chối không nhận trách nhiệm. Đầu năm
nay, ông nói với tạp chí Mỹ The Atlantic rằng nếu nước ông chủ
trương ám sát như vậy thì “Khashoggi không có tên trong 1,000 người cần phải giết!”
Dù sao, Saudi Arabia vẫn là một đồng minh của Mỹ từ
giữa thế kỷ trước, là quốc gia có khối lượng dự trữ dầu lửa lớn nhất thế giới. Saudi cũng đóng vai lãnh đạo các nước
Á Rập trong Vùng Trung Đông, những nước theo giáo phái Sun Ni Hồi Giáo, đối chọi
với khối tín đồ theo phái Si A, do Iran cầm đầu. Nước Mỹ không thể nào không
giao hảo với Saudi trong lúc Iran đang huy động các nhóm người Shi A đang nổi
lên ở Syria, Lebanon, Yemen, vân vân, trong một mặt trận cùng chống Mỹ và
Israel. Chưa kể, Iran đã tinh luyện đủ chất uranium để chế tạo bom nguyên tử.
Để giữ thể
diện, sau khi gặp M.B.S., ông Biden Biden nói trước mặt cả phái đoàn Mỹ và quan
chức Saudi cho biết ông đã nói với Mohammed về vụ ám sát trên. Nhưng Mohammed
đã chối, nói rằng ông ta không ra lệnh giết Khashoggi, một người không đáng chú
ý tới.
Ông Biden
nhấn mạnh vẫn coi là Mohammed chịu trách nhiệm. Nhưng ông Adel
al-Jubeir, một bộ trưởng Saudi thuật lại rằng ông ta không thấy ông
Biden nói gì về vụ ám sát đó; nói rằng hai nhà lãnh đạo
chỉ gay gắt khi ông Biden đề cập đến vấn đề nhân quyền.
Ông Jubeir
công nhận vụ ám sát ông Khashoggi là một “sai lầm kinh khủng,” nhưng nói thêm rằng
Saudi đã bắt các thủ phạm, đưa ra tòa. “Các cá nhân đó đã đền tội, ... không
nên nhắc lại nữa.” Ông cũng chê các báo cáo của CIA thường không đáng tin; thí
dụ CIA đã nói rằng Iraq có bom nguyên tử! Ông còn nói, nước Mỹ không đủ tư cách
“dạy dỗ” Saudi về nhân quyền. Ông hỏi: “Tổng thống George Bush có ra lệnh quân
Mỹ tra tấn các tù nhân ở Abu Ghraib, Iraq, hay không?”
Chỉ có
ông Mohammed bin
Salman được lợi. Một ông tổng thống Mỹ đã thân hành tới “triều kiến” sau khi đã
lớn tiếng gọi mình là một tên sát nhân và thề không thèm gặp mặt! Hệ thống truyền
thông của Saudi đã trình bày cảnh hai người “chạm tay” bằng nắm đấm cho dân
chúng Saudi và thế giới Á Rập chứng kiến. Dân chúng Saudi hài lòng. Địa vị của
M.B.S. trong thế giới Á Rập được nâng cao.
Màn “chạm
nắm đấm” lịch sử này là một sai lầm của ban tham mưu Tòa Bạch Ốc. Họ lấy cớ
tránh lây bệnh Covid-19 đề nghị ông tổng thống không bắt tay, mà chỉ chạm hai
bàn tay nắm chặt. Nhưng mọi người lại thấy cảnh hai “nắm đấm” đụng nhau mới đầy
ý nghĩa. Trước đó, ông Biden đã bắt tay với biết bao nhiêu người khi qua thăm
Israel. Có lẽ ông cố tránh không để báo chí loan tin ông đã “bắt tay” với
M.B.S., chữ “bắt tay” hiểu theo nghĩa bóng!
Dù giải
thích cách nào thì Thái tử Mohammed bin Salman vẫn là người “thắng lớn” khi tiếp
vị tổng thống Mỹ. Ba năm trước, ông Biden đã nói nước Saudi sẽ phải “trả một
giá đắt” về vụ ám sát ký giả Khashoggi. Từ khi nhậm chức, ông Biden chỉ điện
thoại nói chuyện với Vua Salman; trong khi mấy năm trước cựu Tổng thống Donald
Trump luôn luôn gọi cho M.B.S.. Con rể ông Trump, Jared Kushner, là một khách
thường xuyên gặp M.B.S. và đã được ông hoàng Á Rập góp $2 tỷ mỹ kim vào quỹ đầu
tư của mình.
Khi ông
Biden đến phi trường Jeddah, chỉ được đại sứ Saudi ở Washington, Công Chúa
Reema bint Bandar Al Saud cùng hoàng thân Khalid Al Faisal, thống đốc Mecca, ra
tiếp đón. Năm 2017, cựu Tổng thống Donald Trump được Quốc vương Salman ra đón tận
máy bay. Năm 2016, cựu Tổng thống Barack Obama cũng được đón tiếp lạnh nhạt
hơn, nhưng số vệ binh cầm gương xếp hàng chào kính hai bên “thảm xanh” còn nhiều
hơn năm nay.
Tòa Bạch Ốc
cũng biết trước rằng chuyến thăm viếng Saudi Arabia của Tổng thống Joe Biden là
một nhượng bộ, một hình ảnh làm mất thể diện. Giúp cho M.B.S. nâng cao uy tín mặc
dù ông hoàng này đã đàn áp đối lập, bắt giam cả các hoàng thân cùng họ để củng
cố quyền hành, ông Biden cũng đi ngược lại với chủ trương đứng về phe các nước
dân chủ, chống độc tài. Ngoài ra, ông còn gặp cả Tổng thống Abdel Fattah
el-Sisi nước Egypt, một người đã bỏ tù hàng chục ngàn những người đối lập!
Nhưng Tòa
Bạch Ốc cũng tính toán không thể bỏ qua những nước đồng minh đầy dầu lửa này,
trong khi Nga và Trung Cộng đang tìm cách đặt chân vào miền Trung Đông. Trong cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo chín nước Á Rập, ông Biden nói rằng,
“Chúng tôi không thể bỏ đi, để lại một khoảng trống cho Nga, Trung Quốc, và
Iran bước vào,”
theo nhật báo New York Times.
Mươi năm
trước, Saudi đã mua hỏa tiễn liên lục địa của Trung Quốc. Tháng Giêng năm nay,
các quan chức Trung Cộng và Saudi đã họp mặt qua mạng bàn việc nhập cảng vũ khí
của Bắc Kinh. Trong chương trình “Nhất Đới Nhất Lộ” (Belt and Road), Trung Cộng
đã lập dự án xây dựng một hải cảng ở vương quốc Á Rập U.A.E., chính phủ Mỹ phải
cảnh cáo rằng hải cảng này sẽ được quân sự hóa, các ông hoàng mới ngưng.
Dưới thời
Tổng thống Trump, Mỹ đã cảnh cáo Saudi không nên mua thiết bị của hãng Huawei
và các công ty Trung Quốc khác; đe dọa rằng Mỹ sẽ không chia sẻ các tin tức
tình báo và giảm liên minh quân sự với Saudi. Tuy nhiên chính phủ Mỹ không đưa
ra một đề nghị nào thay thế, vì những hàng rẻ tiền đó các công ty Mỹ không làm.
Ba tuần
trước, họp khối NATO, ông Biden đã tuyên dương một “chiến lược mới” công nhận
Trung Cộng là thách thức nguy hiểm nhất; đặc biệt trong lãnh vực tin học. Hiện
nay, chính phủ Biden đang đưa ra hệ thống kỹ thuật mới, gọi là “Open-RAN.”
Saudi đã ký kết với Mỹ sẽ thử hệ thống mới, sử dụng các phần mền “trên mây”
(cloud) mà nước Mỹ đang chiếm ưu thế. Thứ Sáu tuần trước, Mỹ đã ký kết một thỏa
hiệp về hệ thống thông tin 6G cho Saudi.
Trước chuyến
đi của ông Biden, ông Brett McGurk, phụ tá tổng thống trong hồ sơ Trung Đông,
đã giàn xếp để Saudi chấp nhận cho máy bay Israel bay qua không phận Saudi, và
kéo dài thỏa hiệp ngưng bắn ở Yemen. Israel cũng đồng ý để Saudi tiếp nhận mấy
hòn đảo do Egypt chuyển nhượng, sau khi quân Mỹ giữ hòa bình ở đó từ bốn chục
năm rút đi. Đó là những bước đưa Israel và Saudi Arabia tiến tới trên con đường
hòa giải, mà chính phủ Trump đã bắt đầu với các nước Á Rập khác trong vùng. Ông
Biden hy vọng sẽ hoàn tất quá trình này trước khi mãn nhiệm.
Đó là những
thành quả nho nhỏ giúp chuyến đi của Tổng thống Joe Biden qua Saudi Arabia
không hoàn toàn vô ích, dù phải chịu “đụng tay” với Mohammed bin Salman, người
mà ông đã chửi không tiếc lời.
No comments:
Post a Comment