Hội
nghị cấp ngoại trưởng G20: Căng thẳng vì chiến tranh Ukraina
Thanh Hà - RFI
Đăng ngày: 07/07/2022 - 12:08
Cùng tham dự hội nghị G20 tổ chức tại
Bali-Indonesia trong hai ngày 07 và 08/07/2022, hai ngoại trưởng Nga và Mỹ
không dự trù đối thoại song phương. Chiến tranh Ukraina, trọng tâm của hội nghị, làm
lu mờ hai hồ sơ lớn là khủng hoảng về lương thực và năng lượng.
Ảnh minh họa : Một
phiên họp G20 tại Jakarta, Indonesia, ngày 17/02/2022. AP - Mast Irham
Từ khi Matxcơva xâm chiếm Ukraina, đây là lần
đầu tiên ngoại trưởng Serguei Lavrov đối diện với các đồng nhiệm phương
Tây, đó là những quốc gia tố cáo Nga « phạm tội ác chiến tranh ».
Theo AFP, vài giờ trước khi các bên ngồi vào
bàn họp, một quan chức Mỹ xin được giấu tên báo trước G20 « hoàn toàn
không thể đưa ra một tuyên bố chung về Ukraina ». Không một buổi làm
việc nào được dự trù giữa ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nga.
Dù vậy Washington chờ đợi G20 đề xuất một số sáng kiến để giải quyết vấn đề
khan hiếm lượng thực đe dọa đẩy một phần nhân loại vào cảnh đói kém và trên vấn
đề khủng hoảng về năng lượng.
Ngoại trưởng
Đức Annalena Baerbock, trong cương vị chủ tịch luân phiên nhóm G7, cũng mạnh mẽ cho rằng, G20
phải có lập trường cứng rắn với Matxcơva, không thể làm như « không có
chuyện gì xảy ra » trong lúc mà Matxcơva đã xâm chiếm một quốc gia có
chủ quyền. G7 cũng sẽ phối hợp để có « chung một tiếng nói » về
hồ sơ Ukraina.
Tuy nhiên đến nay nhiều
thành viên của G20 không lên án tổng thống Vladimir Putin xâm chiếm Ukraina và
cũng không đứng về phía Âu, Mỹ để ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế
Nga. Nhiều quốc gia không tán đồng việc đòi loại
Nga ra khỏi G20. Trong số này, có Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil. Indonesia
trong cương vị chủ tịch luân phiên của G20 đã cố gắng đóng vai trò hòa giải, mời
cả tổng thống Vladimir Putin lẫn đồng cấp Ukraina, Volodymyr Zelensky, dự thượng
đỉnh Bali vào mùa thu năm nay.
Bên lề cuộc họp G20 hôm nay và ngày mai, ngoại
trưởng Mỹ dự trù nhiều buổi làm việc với các đồng cấp. Mọi chú ý hướng về cuộc
họp song phương giữa ngoại trưởng Blinken với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, rồi
với hai đồng minh châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản. Đối thoại Washington – Bắc
Kinh xoáy vào vế kinh tế và an ninh. Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên sẽ chiếm một
vị trí quan trọng trong cuộc họp của ông Blinken với các đồng cấp Nhật,
Hàn.
------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Hội
nghị Tài chính G20: Phương Tây tẩy chay một phần để phản đối sự hiện diện của
Nga
G20
- NGA - CHIẾN TRANH UKRAINA
G7
chỉ trích sự hiện diện của Nga tại G20
Tổng
thống Indonesia mời Zelensky và Putin dự thượng đỉnh G20
No comments:
Post a Comment