Boeing
vẫn làm mưa làm gió trên bầu trời thế giới
4 tháng 7,
2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/boeing-van-lam-mua-lam-gio-tren-bau-troi-the-gioi/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1241627180.jpg
Ảnh: Igor Golovniov/SOPA
Images/LightRocket via Getty Images
Trong lịch
sử gần 250 năm của Liên bang Hoa Kỳ thì có 106 năm lịch sử phát triển thành
công của Boeing, nhà sản xuất hàng không và vũ trụ lớn nhất thế giới. Thế chiến
2 kết thúc, Boeing trồi mạnh lên hơn, liên tục chế tạo ra những dòng máy bay
tân kỳ, hữu dụng trong việc phát triển giao thương và du lịch toàn cầu. Nhiều
loại máy bay phản lực dân dụng của Boeing đã được mọi hãng hàng không quốc gia
và các hãng quốc tế đặt mua. Qua các thời khác nhau, có các dòng 707, 727, 737,
747, 757, 767, 777 và 787. Dòng 787 Dreamliner hiện là dòng máy bay bán chạy nhất.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1237684711.jpg
Boeing 787 Dreamliner của hãng
American Airlines (ảnh: Nik Oiko/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Hơn 10 năm
về trước, tháng Mười 2011, hãng All Nippon Airways (ANA, Nhật) trở thành hãng
hàng không đầu tiên trên thế giới đưa Dreamliner 787 vào thời kỳ bay thương mại.
Đến nay, B787 đã trở thành một dòng máy bay thân rộng gắn hai động cơ phản lực
được rất nhiều hãng tin cậy và khai thác thương mại, vận chuyển hành khách ở
các tuyến bay khu vực lẫn các tuyến bay xa liên lục địa. Tại thị trường Việt
Nam, Vietnam Airlines và Bamboo Airways đều sử dụng Dreeamliner ở đường bay từ
Việt Nam đến San Francisco.
Tính đến
tháng Sáu 2022, Boeing đã nhận được số hợp đồng chính thức đặt mua tổng cộng
1,488 chiếc 787 (đủ ba phiên bản) và đã lắp ráp hoàn chỉnh, giao cho khách hàng
được 1,006 chiếc thuộc ba phiên bản 787-8, 787-9 và 787-10. Đây là một kỳ tích
đáng nể khi nhớ lại rằng nó chỉ kém chưa đến 100 chiếc B747 được giao cho khách
hàng trong thời gian hơn 50 năm! Trong các chiếc đã giao cho khách hàng, nhiều
nhất là phiên bản 787-9 với 568 chiếc (chiếm 6.5% trong 1,006 chiếc về với chủ).
Kế đó là 377 chiếc phiên bản ngắn nhất 787-800 và 61 chiếc phiên bản dài nhất
787-10.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1404829538.jpg
Boeing 787 Dreamliner của United
Airlines (ảnh: Massimo Insabato/Archivio Massimo Insabato/Mondadori Portfolio
via Getty Images)
Sự hài
lòng của khách hàng khắp nơi giải thích vì sao trong vòng hơn 10 năm mà Boeing
đã có thể ráp và giao hơn một ngàn chiếc Dreamliner. Đa số khách hàng tỏ ra hài
lòng nên trở lại mua thêm (repeat customers). Phó Chủ tịch Darren Hulst phụ
trách marketing của Boeing mới đây cho biết, “sổ sách của chúng tôi cho thấy đã
có trên 700 chiếc 787 là hàng đặt mua thêm từ những repeat customers. Có khách
mua thêm lần thứ ba, lần thứ tư và cũng có vài khách mua thêm lần thứ năm”. Ông
nói thêm dòng Dreamliner hiện có đến 47 repeat customers.
Bây giờ
khi bay từ lục địa này đến lục địa khác, có nhiều khả năng là bạn thấy mình ngồi
trong cabin một chiếc B787 Dreamliner. Trong vòng một thập niên, nó đã giúp các
hãng hàng không tạo ra được 327 tuyến bay mới nối kết hai thành phố cách xa
nhau (city pairs). Không quá lớn như dòng máy bay tầm xa B777 hoặc A380 của
Airbus nên ngay cả trong thời gian toàn thế giới bị điêu đứng vì đại dịch
COVID-19, B787 vẫn được sử dụng. Ông Darren Hulst cho biết, trong tháng Năm
2022, trong 50 tuyến bay mới nối kết hai thành phố thì có 21 tuyến được thực hiện
với B787. Số liệu do Boeing ghi nhận, cùng thời gian ấy, số tuyến bay mới nối
hai thành phố với nhau bởi Airbus A330 là 9; Boeing 767 là 7; Airbus A350 là 6
và Boeing 777 là 5.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-109090844.jpg
Trong một nhà máy lắp ráp của Boeing (ảnh:
Stephen Brashear/Getty Images)
LÝ LỊCH DÒNG 787 DREAMLINER
*Tên tạm
buổi ban đầu: 7E7. Có nhiều giải thích cho chữ E: Efficiency; Environmentally
friendly; Electronic… nhưng sau nhiều suy đoán, chính Boeing xác nhận “E” chỉ
là viết tắt của “Eight” (số 8).
*Chứng thực
chủng loại máy bay (bởi FAA và EASA): 26 tháng Tám 2011
*Giao hàng
đầu tiên: 25 tháng Chín 2011 (hãng mua: ANA All Nippon Airways)
*Khai thác
thương mại: Hãng ANA, ngày 26 tháng Mười 2011, chuyến bay từ Tokyo, Narita đi
Hong Kong
Ngay từ đầu,
Boeing chỉ có kế hoạch thiết kế và sản xuất ba phiên bản cho dòng máy bay thân
rộng, hai động cơ 787 Dreamliner – gồm 787-3; 787-8 và 787-9. Kiểu -8 được dự
tính là mẫu chuẩn thay thế cho dòng 767 nên được sản xuất trước làm mẫu căn bản;
kiểu -9 là phiên bản kéo dài và kiểu -3 là phiên bản rút ngắn thân tàu.
Khi ấy
tung ra dự án 787 Dreamliner, Boeing đã nhận ra xu hướng hành khách muốn bay
nhanh, bay thẳng từ điểm A đến điểm B (point to point), tức không còn muốn bị
chậm theo mô hình bay từ A đến trục lớn rồi lại bay tiếp đến B (hub to hub) mà
Airbus từng tin là xu thế chính.
Theo đề
nghị của khách hàng (Emirates và Qantas), năm 2005, Boeing nghiên cứu việc kéo
kiểu -9 dài ra thành kiểu -10; và không ngờ là vào năm 2013, Singapore Airlines
là hãng đầu tiên đặt mua 30 chiếc kiểu -10 (nhận chiếc đầu tiên về bay thương mại
vào năm 2018).
Cuối cùng
dòng 787 Dreamliner có đủ ba phiên bản như ý định ban đầu của Boeing nhưng có
hơi khác là không hề có kiểu -3. Vậy thì -3 “bay” mất đi đâu?
Lúc đầu,
phiên bản -3 với thân tàu ngắn được suy tính sẽ phục vụ thị trường nội địa Nhật
– tuy cùng chiều dài như kiểu -8 nhưng sải cánh nhỏ hơn, có thể bay đến/đi dễ
dàng hơn tại các sân bay nhỏ rải rác trên các hòn đảo lớn ở nước Nhật. Quả thật
-3 đã thu hút ngay sự quan tâm của ANA và JAL, hai hãng cộng chung đặt mua 43
chiếc. Nhưng rồi, tiếp theo những trục trặc trong khâu thiết kế và sản xuất,
dòng Dreamliner cứ bị chậm ngày trình làng và giao hàng, hệ quả là kiểu -9 phải
dời thời điểm ra mắt trễ hai năm (vào năm 2012) và kiểu -3 dần bị bỏ quên. Khi
-8 và -9 tăng tốc để kịp ra mắt thì -3 lại càng bị đẩy ra cuối lịch những việc
cần làm. Sự chậm trễ “quá sức chịu đựng” này dẫn đến kết quả là cả ANA và JAL đều
hủy mua -3 mà thay bằng -8! Tháng Mười 2010, Boeing chính thức xóa tên kiểu
787-3.
B787-10 RẤT ĐỘC ĐÁO
Tôi không
thích dùng từ “siêu máy bay” như khá nhiều phương tiện truyền thông dùng để gọi
phiên bản B787-10 Dreamliner. Tuy nhiên, thực tế mà nói, đây là một kiểu máy
bay rất độc đáo về nhiều mặt. Thí dụ đầu tiên mà bất cứ hành khách nào chịu khó
quan sát cũng dễ dàng nhận thấy được: B787-10 là một con chim sắt rất dài, từ đầu
mũi đến đuôi, 68,3m và sải cánh cũng vươn rộng, dài 60m.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1404031663.jpg
Boeing 787-10 Dreamliner (ảnh: Horacio
Villalobos#Corbis/Corbis via Getty Images)
50% tổng
lượng vật liệu sử dụng ráp nên 787-10 là nhựa composite, 20% là aluminium và
30% các vật liệu như titanium (15%), thép (10%) và nhiều thứ khác (5%). Trong
khi đó, với một máy bay Boeing dòng 777 trước đây, các thành phần vật liệu
tương đương là 12% (nhựa composite), 50% (aluminium) và 38% (các vật liệu
khác).
Nhựa
composite là vật liệu rất nhẹ và rất chắc bền nên dòng 787 nói chung “nhẹ” hẳn
hơn, nên có tầm hoạt động tốt hơn, chở nhiều khách bay xa và sinh lợi cao hơn.
Dĩ nhiên có phần đóng góp của động cơ tân tiến GEnx-1R và RR Trent 1000 của hai
nhà sản xuất (GE của Mỹ và Rolls-Royce của Anh).
Với hai động
cơ, B787-10 có thể chở tối đa đến 367 hành khách, bay xa hơn 11,000km. Vận tốc
tối đa 954km/h và vận tốc bay bằng 903km/h ở độ cao 10,700m (mức trần có thể
vươn lên được là 13,100m).
Máy bay có
các khoang cộng chung chứa được trên 126,300 lít nhiên liệu, trọng lượng tối đa
lúc cất cánh là con số đáng nể: 254,011kg; và trọng lượng tối đa lúc hạ cánh là
202,000kg. Khi không có lít xăng nào trong thân, chiếc B787-10 nặng 193,000kg.
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Cuối tháng
Sáu 2022 vừa qua, ông Chris Raymond, một giám đốc của Boeing, chia sẻ về các cột
mốc quan trọng về môi trường, xã hội và quản trị của Boeing, bao gồm những điểm
nổi bật sau đây.
*Cam kết
bàn giao các máy bay thương mại có khả năng bay bằng 100% nhiên liệu bền vững
vào năm 2030.
*Hỗ trợ
cam kết trong ngành hàng không thương mại đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0
cho các hoạt động hàng không dân dụng toàn cầu vào năm 2050.
*Hợp tác với
NASA và DARPA để thử nghiệm thành công một thùng nhiên liệu đông lạnh chế tạo
hoàn toàn từ composite, không có lớp lót với sức chứa 16,000 gallon (khoảng
60,567 lít) hydro lỏng.
*Thiết lập
nhiều quan hệ đối tác, bao gồm SkyNRG, SkyNRG Americas, Alaska Airlines, Etihad
Airways, NASA, Rolls-Royce và United Airlines nhằm giúp thúc đẩy quá trình chuyển
đổi năng lượng tái tạo.
*Tham gia
Liên minh những người tiên phong (First Movers Coalition), hợp tác với các công
ty hàng đầu trong ngành năng lượng và đạt được nhiều tiến bộ thông qua liên
doanh.
No comments:
Post a Comment