Ai
thực sự gây ra ô nhiễm? 10 điểm về bất bình đẳng và chính sách khí hậu
Tác giả
: Lucas Chancel
Người dịch : Elena Maximin, Olivier Lenoir
3-7-2022
http://www.phantichkinhte123.com/2022/07/ai-thuc-su-gay-ra-o-nhiem-10-iem-ve-bat.html
Gần một nửa tổng lượng khí thải, kể từ cuộc cách mạng
công nghiệp, đã được thải ra kể từ năm 1990 – năm công bố báo cáo đầu
tiên của IPCC. Thế nhưng, không phải nước nào cũng gây ô nhiễm nhiều như nhau,
hoặc theo cùng cách giống nhau. Vì thế, bất bình đẳng là
một dữ liệu then chốt, mang tính tiên quyết đối với bất kỳ chính sách công nào
nhằm chống lại hiện tượng nhiệt độ thời tiết nóng lên. Từ các kết quả nghiên cứu
trong báo cáo năm 2022 của tổ chức World Inequality Lab [Phòng thí
nghiệm Bất bình đẳng Thế giới], Lucas Chancel điểm lại 10 điểm về sự phân bố lượng
khí thải và những hậu quả kinh tế của nó.
© Patrick
Siccoli/SIPA
1 – Hiện trạng
khí thải khí nhà kính ở cấp độ thế giới
Vào năm 2021, con người đã thải ra gần 50 tỷ tấn CO2
tương đương (CO2eq) vào bầu khí quyển, đảo ngược phần lớn lượng giảm khí thải
đã được ghi nhận trong đại dịch Covid năm
2020[1]. Trong
số 50 tỷ tấn CO2 này, có khoảng ba phần tư được thải ra từ quá trình đốt nhiên
liệu hóa thạch vì mục đích năng lượng, 12% từ lĩnh vực nông nghiệp, 9% từ lĩnh
vực công nghiệp (trong việc sản xuất xi măng và các sản phẩm khác), và 4% từ chất
thải. Trung bình, mỗi cá nhân thải ra, mỗi năm, hơn 6,5 tấn CO2 một chút. Lượng
khí thải trung bình này che giấu những chênh lệch đáng kể giữa các nước với
nhau và trong nội bộ các nước đó.
Lượng khí thải toàn cầu đã tăng gần như liên tục kể từ cuộc cách mạng công
nghiệp. Năm 1850, tổng lượng khí thải là một tỷ tấn CO2 tương
đương. Năm 1900, lượng khí thải này đã tăng lên 4,2 tỷ tấn, đạt 11 tỷ tấn vào
năm 1950, 35 tỷ tấn vào năm 2000, và khoảng 50 tỷ tấn vào ngày nay. Gần một nửa
tổng lượng khí thải, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, đã được thải ra kể từ
năm 1990 – năm công bố báo cáo đầu tiên của IPCC [Intergovernmental
Panel on Climate Change – Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu].
Với tốc độ khí thải toàn cầu hiện nay, ngân sách cho [việc
giảm] 1,5°C nhiệt độ thời tiết nóng lên sẽ bị cạn kiệt trong vòng sáu năm, và
ngân sách cho [việc giảm] 2°C nhiệt độ thời tiết nóng lên sẽ bị cạn kiệt trong
vòng 18 năm.
LUCAS CHANCEL
Theo một trong những báo cáo mới nhất của IPCC, vẫn còn
300 tỷ tấn CO2 chưa thải ra, nếu muốn duy trì mức dưới 1,5°C nhiệt độ thời tiết
nóng lên, so với mức trong thời kỳ tiền công nghiệp, và 900 tỷ tấn CO2 chưa thải
ra, nếu muốn duy trì mức dưới 2°C[2]. Với
tốc độ khí thải toàn cầu hiện nay, ngân sách cho [việc giảm] 1,5°C nhiệt độ thời
tiết nóng lên sẽ bị cạn kiệt trong vòng sáu năm, và ngân sách cho [việc giảm]
2°C nhiệt độ thời tiết nóng lên sẽ bị cạn kiệt trong vòng 18 năm.
2 - Quy mô thách
thức của việc tiết chế các-bon
Để hiểu rõ hơn về quy mô thách thức của việc hạn chế khí
thải CO2, cần phải so sánh lượng khí thải hiện tại với lượng khí thải cần thiết
để duy trì mức giảm trung bình 1,5°C và 2°C nhiệt độ thời tiết nóng lên trên
hành tinh: để tương thích với mục tiêu 2°C, ngân sách khí thải các-bon bền vững
sẽ là 3,4 tấn/người/năm từ nay đến năm 2050. Giá trị này thấp hơn khoảng một nửa
lượng khí thải trung bình hiện tại trên thế giới. Ngân sách bền vững tương
thích với giới hạn 1,5°C là 1,1 tấn CO2 mỗi người mỗi năm, tức ít hơn khoảng
sáu lần so với lượng khí thải trung bình toàn cầu hiện tại.
Các con số trên xuất phát từ các mục đích so sánh và cần
được diễn giải một cách thận trọng. Các giá trị này không tính đến các trách nhiệm lịch sử liên quan đến biến đổi
khí hậu: nếu tính đến các trách nhiệm lịch sử, thì sẽ hàm ý rằng
các quốc gia có thu nhập cao sẽ không còn ngân sách khí thải các-bon[3]. Cũng
cần lưu ý rằng những kịch bản tương thích với mục tiêu 2°C cho thấy lượng khí
thải toàn cầu cần phải giảm dần dần, để đạt được mức trung hòa
các-bon vào năm 2050, và không nên duy trì lượng khí thải ở mức cao cho đến thời
điểm 2050 đó, để rồi đột ngột giảm xuống về mức 0.
3 - Sự bất bình đẳng
đáng kể và dai dẳng về lượng khí thải giữa các khu vực
Trong lịch sử, trên tổng số 2.450 tỷ tấn khí thải các-bon
được thải ra kể từ năm 1850, Bắc Mỹ chiếm 27%, Châu Âu 22%, Trung Quốc 11%, Nam
Á và Đông Nam Á 9%,
Nga và Trung Á 9%, Đông Á (bao gồm cả Nhật Bản) 6%, Mỹ Latinh 6%, Trung Đông và
Bắc Phi tăng 6% và châu Phi cận Sahara 6%. Do đó, chúng ta có thể so sánh lượng
khí thải trong quá khứ và thành phần cấu thành nó với ngân sách khí thải
các-bon còn lại để hạn chế sự biến đổi khí hậu.
No comments:
Post a Comment