Paris–Washington:
Làm sao tái hợp sau khi bị "phản bội"
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày: 05/10/2021 - 15:05
Không giống như chuyến công du hồi tháng 6 được đón
tiếp như người thân trong nhà, ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trở lại Paris
trong bối cảnh mới: Quan hệ đồng minh Pháp - Mỹ đang rơi vào khủng hoảng niềm
tin chưa từng có, từ sau thông báo lập liên minh AUKUS.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Antony Blinken (thứ hai từ bên phải), gặp đồng nhiệm Pháp Jean-Yves Le Drian
(thứ ba từ bên trái), tại trụ sở bộ Ngoại Giao Pháp ở Paris (Pháp) ngày
05/10/2021. AP - Patrick Semansky
Tới Paris tối qua 04/10/2021 trong chuyến công
du 2 ngày, chính thức là để dự cuộc họp Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế
(OCDE), nhưng lãnh đạo ngoại giao của cường quốc lớn nhất thế giới có sứ mệnh
quan trọng hơn là tìm cách làm dịu căng thẳng giữa Washington và Paris.
Ông Blinken bắt đầu ngày làm việc hôm nay bằng
cuộc gặp với đồng nhiệm Pháp Jean-Yves Le Drian và sau đó tiếp kiến tổng thống
Emmanuel Macron. Mục tiêu chủ yếu của các cuộc trao đổi để « xác
định các giai đoạn » để « giúp tái lập lòng tin » sau
vụ khủng hoảng tàu ngầm Úc. Tuy nhiên Paris đã cảnh báo là việc thoát ra khỏi
cuộc khủng hoảng này cần phải có thời gian và đòi hỏi có nhưng hành động cụ thể
của cả hai bên.
Quan hệ đồng minh Pháp-Mỹ trở nên căng thẳng từ
hôm 15/09 vừa qua, khi tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden thông báo hình thành một
liên minh mới với Úc và Anh trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương, trong khuôn khổ một
ưu tiên chiến lược quốc tế là ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc. Bộ ba đối
tác chiến lược mới này với tên gọi tắt AUKUS, ngay lập tức đã khiến Pháp nổi giận
vì cảm thấy bị gạt ra ngoài lề và đặc biệt là hậu quả Pháp bị mất trắng hợp đồng
trang bị tàu ngầm cho Úc đã được ký trước đó.
Paris bị sốc mạnh, từ đó trở đi liên tiếp tỏ sự
bất đồng dù vẫn ý thức không bỏ được mối quan hệ đồng minh với Washington cũng
như ý thức được những hạn chế thực lực của mình. Phải sau một tuần căng thẳng mới
có cuộc điện đàm đấu dịu giữa tổng thống của hai nước. Joe Biden thừa nhận là
đáng ra Hoa Kỳ phải thông tin tốt hơn cho đồng minh lâu đời của mình về sự việc
trên và nhắc lại những cam kết và tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh lâu
đời Pháp-Mỹ. Nhưng dường như các cố gắng của tổng thống Mỹ vẫn dừng lại ở mức độ
xã giao, chưa có thực chất.
Chuyến công du của ngoại trưởng Angthony
Blinken lần này là tiếp tục sứ mệnh xoa dịu đồng minh đồng thời chuẩn bị cho cuộc
gặp trực tiếp giữa Macron và Biden vào cuối tháng này ở châu Âu.
Tuy nhiên giới quan sát đã thấy trước cuộc hội
ngộ giữa lãnh đạo ngoại giao hai nước diễn ra lạnh nhạt. Ngoại trưởng Pháp, ngay
khi xảy ra cuộc khủng hoảng này là người tỏ phẫn nộ nhiều hơn cả, liên tục đưa
ra các bình luận gọi hành động của Úc, Mỹ là « cú đâm sau lưng »,
thông báo về liên minh AUKUS là « tàn nhẫn » hay đó là sự « rạn vỡ
lòng tin »… Ông Jean-Yves Le Drian không thể nồng nhiệt đón tiếp ông
Anthony Blinken như người trong nhà giống hồi tháng 6 vừa qua.
Để chứng minh nước Pháp không đơn độc nếu
không có Hoa Kỳ, ngoại trưởng Pháp trước cuộc gặp với lãnh đạo ngoại giao Mỹ đã
có các cuộc trao đổi với một loạt các đồng nghiệp Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và
lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell. « Cuộc khủng hoảng này tác động
đến lợi ích của tất cả các nước châu Âu liên quan đến sự vận hành của đồng minh
chúng ta và cam kết của các nước châu Âu trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương »,
một nguồn tin ngoại giao được AFP trích dẫn nhận định. Liên Âu cũng hy vọng cuộc
khủng hoảng lòng tin này sẽ là cơ hội để làm « sáng tỏ » quan
hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương về tham vọng tự chủ quốc phòng của châu Âu bên cạnh
liên minh NATO.
Ngoại trưởng Mỹ gặp đồng nhiệm Pháp ở Paris lần
này để giải thích sự việc đã qua hay nhắc lại những cam kết « nước Mỹ
trở lại » là điều không còn cần thiết nữa. Hai đồng minh giờ đây phải
tìm được những « hành động cụ thể » để hàn gắn lại lòng tin.
Điều cụ thể ở đây có thể là vị thế « cường quốc Ấn Độ-Thái bình Dương »
của nước Pháp phải được thừa nhận trong một khuôn khổ cam kết nhất định, như tổng
thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ gần đây.
Để làm được việc đó, giờ đây Paris tập trung
nhiều hơn vào mối quan hệ với Ấn Độ và Nhật Bản trong chiến lược Ấn Độ Thái
Bình Dương, như gợi ý của giới chuyên gia.
Sau những bài học có thể nói là cay đắng vừa
qua với đồng minh, làm sao dung hòa được chủ trương tự chủ trong quan hệ đồng
minh, khi thế và lực chưa đủ thuyết phục quả là bài toán khó cho Pháp lúc này.
Ngay sau buổi làm việc sáng nay tại Paris của ngoại trưởng Blinken, một quan chức
ngoại giao Mỹ cao cấp đã cho biết « còn nhiều việc khó khăn phải
làm để xác định những quyết định cụ thể » trong cuộc gặp giữa hai tổng
thống Macron và Biden tới đây.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Khủng
hoảng tàu ngầm : Lãnh đạo Mỹ - Pháp cam kết khôi phục lòng tin
.
"Vụ
tàu ngầm Úc’’: Nhiều mâu thuẫn Pháp - Mỹ không thể dung hòa
.
Pháp:
Chiến lược Thái Bình Dương lâm nguy sau “cú đâm sau lưng” của Úc ?
=======================================
XEM THÊM
.
Xin lỗi bác Nhân
Tuấn Trương
Nhưng
bác viết bài mà sự hiểu biết của bác chỉ đơn chiều , phiến diện . ( hoặc có thể
là sự hiểu biết bạn hẹp ) cháu xin đưa ra một cách nhìn khác . Để bác ngẫm
và mở rộng hơn cái nhìn tổng quát về các vấn đề . Mong bác lần sau viết gì thì
lên tìm hiểu kỹ hơn . Mong bác có những cái nhìn thấu đáo . Để bà con trân trọng
bác hơn
Lý do Úc hủy hợp đồng
tàu ngầm được đưa ra:
-
Giao hàng: 2036!
-
Chi phí: Đội giá 100%, hợp đồng là 40 tỷ USD, đến nay đã tăng lên 65 tỷ USD,
dự kiến cả chi phí bảo trì lên đến 136 tỷ USD.
- Dùng
công nghệ cũ và thiết kế truyền thống, không sở hữu hệ thống đẩy không khí độc
lập (AIP), không dùng pin lithium-ion, không được trang bị ống phóng thẳng đứng
hoặc ống kích thước lớn để triển khai và thu hồi phương tiện không người lái dưới
nước cỡ lớn.
-
Tỷ lệ nội địa hóa: Từ 60% theo lời hứa của Pháp.
Thỏa thuận Mỹ đưa ra:
-
Chuyển giao công nghệ, Úc tự đóng làm chủ công nghệ.
- Tiến
độ: Có thể nhận chiếc đầu vào năm 2030.
-
Công nghệ mới nhất và chưa từng chia sẻ cho ai ngoài Anh, tàu ngầm hạt nhân
25-30 năm không cần tiếp nhiên liệu, không cần định kì 3 ngày nổi lên lấy khí một
lần, có khả năng tích hợp vũ khí tấn công mạnh mẽ.
Với
so sánh như vậy, nếu Úc cố mua tàu ngầm Pháp thì chỉ có khi bị
kangaroo đấm chấn thương vùng não.
NGUỒN :
NẾU TẬP
CẬN BÌNH QUYẾT ĐỊNH GIẢ PHÓNG ĐÀI LOAN . . .
https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/4687535881278177
No comments:
Post a Comment