Liên
Hiệp Châu Âu lập chiến lược mới để gia tăng hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương
Thu
Hằng -
RFI
Đăng ngày: 08/10/2021 - 15:14
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211008-eu-lap-chien-luoc-an-do-thai-binh-duong
Chiến lược về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương được Ủy
Ban Châu Âu giới thiệu ngày 16/09/2021 đã bị “chìm” trong dòng
thời sự vì cùng ngày ba nước Úc, Anh, Mỹ thông báo liên minh quân sự AUKUS, kéo
theo cuộc khủng hoảng tầu ngầm trầm trọng giữa Paris và Canberra.
Ảnh minh họa : Hiện
diện quân sự của Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ảnh chụp từ tài liệu
"Pháp và an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương" 2019, bộ Quốc Phòng
Pháp. RFI / Tiếng Việt
RFI Tiếng Việt tóm lược “Chiến lược của
Liên Hiệp Châu Âu về hợp tác trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Tại
sao Liên Hiệp Châu Âu gia tăng cam kết chiến lược đối với khu vực Ấn Độ-Thái
Bình Dương ?
Phát biểu trong buổi giới thiệu, ông Josep
Borrell, người đứng ngành ngoại giao châu Âu nhấn mạnh : “Trọng tâm của
thế giới dịch chuyển sang khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương về mặt địa-kinh tế cũng
như địa-chính trị. Tương lai của Liên Hiệp Châu Âu và của khu vực Ấn Độ-Thái
Bình Dương liên quan chặt chẽ với nhau”.
Thực vậy, theo bản chiến lược mới, khu vực Ấn
Độ-Thái Bình Dương chiếm đến 60% GDP của thế giới, 3/5 dân số toàn cầu và đóng
góp 2/3 cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Bẩy thành viên của nhóm G20 tập trung
ở khu vực này (Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ, Nam Phi),
ngoài ra phải kể đến ASEAN, một đối tác ngày càng quan trọng của Liên Hiệp Châu
Âu. Pháp, một nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, có nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại
trong khu vực.
Liên Hiệp Châu Âu là nhà đầu tư lớn nhất, là đối
tác hợp tác phát triển chính trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời là một
trong những đối tác thương mại lớn của khu vực này. Khu vực Ấn Độ-Thái Bình
Dương và châu Âu chiếm hơn 70% thương mại hàng hóa và dịch vụ thế giới, cũng
như hơn 60% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã trở
thành địa hạt cho cạnh tranh địa-chính trị gay gắt, làm gia tăng căng thẳng
trong thương mại và chuỗi cung ứng cũng như trong các lĩnh vực công nghệ, chính
trị và an ninh. Vì vậy, Liên Hiệp Châu Âu quyết định tăng cường cam kết chiến
lược với các đối tác trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, dựa trên nguyên tắc và về
lâu dài.
Đối với bất kỳ mối quan hệ đối tác nào, Liên
Hiệp Châu Âu khẳng định tiếp tục bảo vệ nhân quyền và dân chủ với mọi phương tiện
trong tay (đối thoại và tham vấn chính trị, trừng phạt), đồng thời lồng ghép
các cân nhắc về nhân quyền vào tất cả các các chính sách và chương trình của khối
đối với các đối tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
*
Đâu
là những yếu tố chính trong Chiến lược của Liên Hiệp Châu Âu đối với khu vực Ấn
Độ Dương - Thái Bình Dương ?
Điểm thứ 4 trong bản Chiến lược dài 20 trang
dành đề cập đến việc thực hiện tầm nhìn của Liên Hiệp châu Âu đối với khu vực,
trong 7 lĩnh vực ưu tiên : thịnh vượng bền vững và toàn vẹn, chuyển đổi sinh
thái, quản trị đại dương, quản trị và quan hệ đối tác kỹ thuật số, sự kết nối,
quốc phòng an ninh, an toàn cho con người.
Theo thông cáo ngày 16/09 về bản Báo cáo Tình
hình Liên Hiệp Châu Âu 2021 (State of The Union 2021), khối 27 nước muốn thông
qua chiến lược này “đóng góp cho ổn định, thịnh vượng và phát triển bền
vững trong khu vực, phù hợp với những quyền tắc về dân chủ, nhà nước pháp quyền,
nhân quyền và luật pháp quốc tế”.
Để thực hiện mục tiêu đóng góp cho sự phát triển
và thịnh vượng ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, Liên Hiệp Châu Âu muốn đúc kết các
cuộc đàm phán thương mại (với Úc, New Zealand, Indonesia) hoặc nối lại các cuộc
đàm phán thương mại, quan hệ đối tác và hợp tác với nhiều nước trong vùng, qua
đó có thể xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu bền vững hơn và linh hoạt hơn.
Mục tiêu phát triển bền vững được thể hiện qua
kế hoạch ký kết các liên minh và đối tác xanh với những đối tác mong muốn chống
biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Ngoài ra, Liên Hiệp Châu Âu cũng muốn
tăng cường hỗ trợ quản trị đại dương trong khu vực, đặc biệt trong hệ thống quản
lý và kiểm soát nghề cá của các nước, chống đánh bắt bất hợp pháp, thực hiện
các thỏa thuận đối tác trong lĩnh vực đánh bắt bền vững.
Vấn đề đóng góp cho sự ổn định trong vùng Ấn Độ-Thái
Bình Dương được thể hiện qua việc nghiên cứu các phương tiện cho phép tăng cường
triển khai hải quân của các nước thành viên nhằm bảo vệ các tuyến giao thông
hàng hải và tự do hàng hải ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường
năng lực của các đối tác trong khu vực để đảm bảo an toàn hàng hải, chống hải tặc…
Liên Hiệp Châu Âu cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ
hệ thống chăm sóc y tế và chuẩn bị đối phó với đại dịch của các nước chậm phát
triển hơn ở trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương thông qua chương trình nghiên cứu
Horizon Europe (Chân trời châu Âu). Đây là chương trình hợp tác về nghiên cứu
và sáng tạo, được dự trù phối hợp với một số đối tác có chung giá trị với Liên
Âu như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Singapore.
*
Hiệp
Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí như nào trong Chiến lược Ấn Độ-Thái
Bình Dương của Liên Hiệp Châu Âu ?
Trong mục 3 về Quan hệ đối tác và Hợp
tác của bản chiến lược, Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh rằng ASEAN có vị
trí trung tâm. Từ hơn 40 năm qua, hai khối đã thiết lập mối quan hệ đối tác
năng động và đa dạng, trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, môi trường,
khí hậu, văn hóa xã hội, an ninh và kết nối.
Trong lĩnh vực quản trị và quan hệ đối tác kỹ
thuật số, Liên Hiệp Châu Âu sẽ tăng cường hợp tác với ASEAN trong những năm tới
bằng cách hỗ trợ kế hoạch chỉ đạo kỹ thuật số 2025 của khu vực này. Bruxelles
cũng dự định đề xuất một cách tiếp cận EU-ASEAN về kết nối công nghệ số và khoa
học, nghiên cứu, công nghệ và đầu tư trong lĩnh vực đổi mới.
Bruxelles khẳng định “ủng hộ ASEAN thiết
lập một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông có hiệu quả, cụ thể và mang tính ràng buộc
pháp lý và không ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thứ ba”. Hợp tác giữa
hai khối còn tập trung vào hàng loạt vấn đề về an ninh, kể cả trong khuôn khổ
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum, ARF).
Trên quy mô Ấn Độ-Thái Bình Dương, Liên Hiệp
Châu Âu sẽ thúc đẩy một “cấu trúc an ninh khu vực mở và dựa trên luật
pháp”, bao gồm các tuyến giao thông hàng hải an toàn. Hải quân của các nước
thành viên Liên Hiệp Châu Âu sẽ tăng cường hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương,
gia tăng các cuộc tập trận song phương, đa phương và ghé thăm cảng các đối tác
trong vùng để bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực và chống cướp biển.
*
Chiến
lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của của Liên Hiệp Châu Âu có nhắm đến việc chống
Trung Quốc ?
Liên Hiệp Châu Âu khẳng định cách tiếp cận của
khối đối với khu vực này là dựa trên hợp tác chứ không phải đối đầu. Cam kết mới
của Bruxelles đối với khu vực liên quan đến tất cả các đối tác muốn hợp tác với
khối. Liên Hiệp Châu Âu sẽ điều chỉnh sự hợp tác này theo các lĩnh vực cụ thể với
các đối tác của khối.
Bên cạnh đó, Bruxelles sẽ tiếp tục quan hệ đa
chiều với Trung Quốc, qua đối thoại song phương, để thúc đẩy giải pháp cho các
thách thức chung, hợp tác trong các vấn đề cùng có lợi và khuyến khích Trung Quốc
phát huy vai trò trong một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Liên
Hiệp Châu Âu công bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương
.
Chiến
lược Ấn Độ-Thái Bình Dương : EU đổi hẳn cách nhìn với Bắc Kinh
.
Pháp
đổi chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương trước sự hung hăng của Trung Quốc
No comments:
Post a Comment