Về
tin đồn Nguyễn Đức Chung tự sát hay bị đầu độc…
Lê Văn Đoành
25/08/2020
https://baotiengdan.com/2020/08/25/ve-tin-don-nguyen-duc-chung-tu-sat-hay-bi-dau-doc/
Mấy ngày qua, dư luận rộ lên những thông tin đồn đoán rằng, có thể cựu
chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tức Chung “con”, đã bị đầu độc hoặc
ông ta tự sát bất thành, hiện đang nằm viện, bị quản thúc bởi một rừng cảnh
sát, mật vụ đang canh gác kiểm soát gắt gao…
Từ xưa, sử Việt lẫn sử Tàu đều chép khá kỹ những vụ giết người dưới các
triều đại phong kiến, với nhiều hình thức như kết án tử hình, đầu độc, bức tử,
thủ tiêu… để cướp ngôi báu, tranh quyền đoạt lợi, giành ảnh hưởng trong hoàng
cung. Ngai vàng, quyền cao chức trọng, luôn là đích ngắm và nguyên nhân dẫn đến
chuyện anh em giết nhau, con hại cha, vợ đoạt mạng chồng, đại thần kết bè, kết
phái xử tử vua…
Dưới triều đại Cộng sản, câu chuyện thảm sát nội bộ, thanh trừng, nhằm
loại bỏ đối thủ chính trị, loại bỏ những “khai quốc công thần” không chịu phục
tùng, những người khác biệt về quan điểm và chính sách cai trị, cũng kinh hoàng
không kém gì dưới thời các triều đình phong kiến.
Các lãnh tụ cộng sản từ Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành,
Đặng Tiểu Bình đến Hồ Chí Minh… đều tàn bạo như nhau. Họ lên ngôi từ những cuộc
cách mạng đầy bạo lực của người cộng sản, dựng lên các chính thể độc tài, toàn
trị và khát máu; vì thế, việc thanh toán, thủ tiêu, ám sát, hay “mượn dao giết
người” dã man đối với những “đồng chí” từng “vào sinh, ra tử” với nhau, trở nên
rất đỗi bình thường.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-67.jpg
Mao Trạch Đông và Stalin, hai trong số những tên đao phủ khát máu. Nguồn:
báo mạng TQ
Ở Việt Nam, từ sau 1945 đến nay, có rất nhiều cái chết bí ẩn, đầy nghi
hoặc, mãi mãi được phủ bởi lớp mù sương: Tướng Nguyễn Bình; đại biểu quốc
hội Dương Bạch Mai; Đại tướng Hoàng Văn Thái; Đại tướng Lê Trọng
Tấn, Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Đình Tứ, Tổng tham mưu trưởng BQP Đào
Trọng Lịch, Trung tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng; Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh; Chủ tịch nước Trần Đại
Quang…
***
Trở lại câu chuyện Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội, hiện là
tin đồn lan tỏa trên các mạng xã hội, thực hư câu chuyện này ra sao?
Năm 2015, khi đang giữ chức giám đốc Công an Hà Nội, Nguyễn Đức Chung
đã phát bệnh ung thư đại tràng. Qua giới thiệu của một giáo sư y khoa, ông
Chung sang Pháp điều trị. Người trực tiếp chữa bệnh cho ông Chung là giáo sư
Joel Leroy, bác sĩ khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Bệnh viện đại học Civil
(Strasbourg, Pháp), một bác sĩ lừng danh về phẫu thuật nội soi tiêu hoá.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/2-14.jpg
Nguyễn Đức Chung tặng Huy chương hữu nghị cho GS Leroy. Nguồn: Zing
Năm 2016, sau khi lên làm Chủ tịch Hà Nội, vào Trung ương khoá XII, ông
Chung mời GS Joel Leroy, tư vấn và giúp đỡ thành phố Hà Nội hoàn thành Trung
tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa (tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) đạt chuẩn quốc tế.
Trung tâm này khánh thành vào tháng 11/2016.
Ngày 11/8/2020, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt BCH Đảng
bộ, BTV Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó bí thư Thành ủy Hà Nội đối với
Nguyễn Đức Chung.
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định 1223/QĐ-TTg
ngày 11/8/2020 tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch
UBND thành phố Hà Nội “để xác minh, điều tra trách nhiệm có liên quan của ông
Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật”.
- https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/3-12.jpg
- https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/4-9.jpg
Hai văn bản đặt dấu “chấm hết” cho sự nghiệp chính
trị Nguyễn Đức Chung
Kể từ hôm đó, Chung “con” suy sụp tinh thần, nhiều hôm bỏ ăn, mất ngủ,
dẫn đến bệnh tình tái phát. Nguyễn Đức Chung được gia đình đưa đến nhập viện tại
Bệnh viện 198 của Bộ công an để điều trị. Đến nay, sức khoẻ Chung “con” tạm ổn
và sẵn sàng hợp tác với cơ quan điều tra Bộ Công an.
Bản thân ông Chung nhiều năm công tác trong cơ quan pháp luật và tiếp cận
với “thượng tầng chính trị”, nên ông ta hiểu rõ “luật chơi” hơn ai hết. Chung
hiểu rằng chuyện chính trị ở Việt Nam, khi đã ở “bên thua cuộc” thì quyết định
khôn ngoan nhất là “cúi đầu, thành khẩn nhận tội”…
Hơn nữa, với Nguyễn Đức Chung, bây giờ nếu như muốn tìm đến cái chết,
là điều cực khó. Khó hơn gấp nhiều lần Chung “con” muốn… sống. Bởi vì người ta
muốn Chung “con” phải sống để nhận hồi kết. Còn nếu muốn thủ tiêu ông ta, thì dễ
như trở bàn tay.
Xin được nhắc lại, đầu năm 2014, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đang khoẻ
như vâm, chỉ một lời khai của Dương Chí Dũng là phải “trốn” vào viện, một tháng
sau thì chết… đúng quy trình!
Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh cẩn trọng và lão luyện đến ghê
người. Ra Hà Nội nhậm chức, ông ta không dám ăn bất kỳ thứ gì ở Hà thành. Từ
lái xe, đầu bếp, nhu yếu phẩm, gạo cơm, thịt cá, mắm muối, gia vị… Bá Thanh đều
cho người mang từ Đà Nẵng ra. Vậy mà, sơ sẩy trong lần xuất ngoại cuối năm
2013, Bá Thanh đã bị nhiễm phóng xạ ARS, nặng đến nỗi y học bó tay.
***
Trong một diễn biến khác, thời gian gần đây, trước thềm đại hội đảng bộ
tỉnh thành, hướng đến đại hội XIII, nhiều quan chức đổ bệnh, lăn ra chết bất
thường, trong đó có Phạm
Thanh Tùng. Tùng sinh ngày 1/5/1968, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi, Uỷ viên
Ban thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Chiều 30/6/2020, không lâu sau khi người đồng hương là Chủ tịch UBND tỉnh
Trần Ngọc Căng bị kỷ luật và phế truất, ông Tùng thấy khó chịu, hồi hộp và đổ gục
xuống, đột quỵ ngay trên bàn làm việc. Ông Tùng được đưa đến Bệnh viện Đa khoa
Quảng Ngãi cấp cứu, sau đó ngay trong đêm, chuyển ra Đà Nẵng để tiếp tục điều
trị. Ông rơi vào hôn mê sâu và chết vào ngày 4/8/2020. Dư luận Quảng Ngãi xôn
xao, bàn tán, nghi vấn đây là một vụ “hạ độc thủ” để tranh giành quyền lực.
Một nhân vật khác là Hoàng Xuân Đán, sinh ngày 11/10/1974, quê Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên. Ông Đán được bầu làm Chủ tịch UBND TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái vào tháng
4/2020.
Ngày 15/8/2020, từ sáng đến trưa ông làm việc bình thường, vui vẻ. Sau
bữa ăn trưa ngay tại cơ quan, ông dắt xe ra về, đi được một đoạn thì lảo đảo và
gục xuống chết. Tất nhiên, nhanh chóng có giám định tử vong với nguyên nhân “nhồi
máu cơ tim dẫn tới đột quỵ”.
Còn nhớ, năm 2016, tiếng súng Yên Bái đã làm cả nước chấn động, khi Bí
thư tỉnh uỷ và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái đều bị bắn chết khi vừa nhậm chức sau
đại hội XII. Thủ phạm được cho là Đỗ Cường Minh, phu quân của “người đẹp” Nguyễn
Thị Thu Hà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái.
Lần này dư luận đặt câu hỏi, ai đã giết Hoàng Xuân Đán?
Một cái chết đáng chú ý gần đây là Phan Chí Quang, sinh 1979, quê TP Bạc Liêu.
Ông Quang từ Trưởng phòng Tài chính – Doanh nghiệp, lên vị trí Phó giám đốc Sở
Tài Chính tỉnh Bạc Liêu.
Tối 21/8/2020, Quang có khách, ăn uống với bạn rồi về nhà riêng ở phường
1, TP. Bạc Liêu để ngủ. Rạng sáng ngày 22/8, người nhà phát hiện ông Quang nằm
bất động nên gọi cấp cứu. Bác sĩ đến kiểm tra, xác định ông Quang đã tử vong.
Nghi ngờ về cái chết của chồng mình, vợ ông Quang yêu cầu Cơ quan điều tra giải
phẫu tử thi để giám định. Rất nhanh, kết quả công bố ngày hôm sau, ông Quang chết
do “trúng gió” (!)
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/5-5.jpg
Từ trái qua: Bộ ba “đoản mệnh” Phạm Thanh Tùng, Phan Chí Quang và Hoàng
Xuân Đán
Đại hội XIII của đảng cộng sản Việt Nam đang đến gần. Ở “thượng tầng”
chưa thấy những cú đoạt mạng chấn động, ghê hồn nào. Trong khi đó, ở các cấp thấp
hơn, các cuộc tranh giành quyền lực đã trở nên đẫm máu.
Mặc cho tổng-chủ Nguyễn Phú Trọng nói “chức tước chỉ là phù vân”, nhưng
các học trò xuất sắc của chủ nghĩa Mác Lê vẫn quyết tranh giành cho bằng được
những chiếc ghế tiền tài, danh vọng. Ở đó xảy ra những diễn biến đầy kịch tính,
họ không từ bỏ bất kỳ âm mưu, thủ đọan nào, sẵn sàng triệt hạ đối phương của
mình cho bằng được.
No comments:
Post a Comment