“TRÍ
THỨC CHXHCN", NỖI BẤT HẠNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
https://www.facebook.com/ChinhLuanTranTrungDao/posts/597811190853394
Một lần, khi đọc xong bản tin về ngày bầu cử tự do đầu tiên sau cuộc
chiến tranh dài tại Cộng hòa Sierra Leone trong đó có nhắc đến trường hợp của
anh nông dân Ismail Darramy, tôi vội vã vào Internet tìm tấm hình của anh , tải
xuống máy, cất giữ kỹ lưỡng và thỉnh thoảng lại lấy ra xem.
Tấm hình anh dùng chân phải để kẹp lá phiếu bỏ vào thùng trong buổi
sáng đẹp trời ngày 14 tháng 2 năm 2002 trên quê hương Sierra Leone chưa phai
mùi súng đạn của anh sẽ không bao giờ phai đi trong nhận thức tôi.
Anh không phải là Albert Lutuli, Nelson Mandela, Desmond Tutu hay Kofi
Annan tên tuổi của Châu Phi. Anh Ismail Darramy chỉ là một nông dân bình thường.
Trước tháng 2, 2002, có lẽ ngoài gia đình anh, không ai biết đến anh. Nhưng nụ
cười của anh, hai cánh tay cụt của anh, bàn chân phải kẹp lá phiếu của anh xuất
hiện trên mặt báo đã trở thành biểu tượng cho khát vọng tự do dân chủ của những
ai đang tranh đấu cho một trong những quyền căn bản của con người: Quyền bầu
cử tự do.
Anh Ismail Darramy tươi cười là phải. Hôm đó là ngày anh đi bỏ phiếu để
bầu nên một chính phủ dân chủ đầu tiên cho quê hương anh sau một cuộc nội chiến
đẫm máu kéo dài suốt 11 năm. Nụ cười của anh đúng nghĩa là nụ cười chiến thắng.
Vâng, anh Darramy cuối cùng đã chiến thắng trước súng đạn của quân phản loạn được
mệnh danh là Mặt trận Đoàn kết Cách mạng Sierra Leone (RUF). Không có chiến thắng
nào mà không phải hy sinh. Anh Ismail Darramy đã hy sinh cả hai bàn tay, không
phải ngoài mặt trận mà trong phòng bỏ phiếu. Trong cuộc bầu phiếu cưỡng bách và
gian lận lần trước, anh đã nhất định không bỏ phiếu cho quân phiến loạn RUF.
Chúng đã trả thù bằng cách chặt đứt cả hai bàn tay của anh. Vì không có hai
tay, anh đã phải dùng chân để bỏ phiếu.
Anh chịu đựng đớn đau, vợ con anh đói khổ khi anh không còn tay để canh
tác cũng chỉ vì một lá phiếu. Thế nhưng, xin đừng hỏi anh Ismail Darramy định
nghĩa dân chủ là gì, đa nguyên là gì, thế nào là các nguyên tắc phân quyền
trong một xã hội pháp trị. Anh Ismail chắc sẽ vô cùng lúng túng. Dân chủ đối với
anh Ismail Darramy là quyền tự nhiên mà bất cứ một con người cũng phải có, như
con nai được uống nước bên bờ suối, con cá được lội tung tăng dưới sông, con
sâu đo mình trên cọng lá xanh, con chim hót trên cành. Bình thường và đơn giản
như thế đó.
Thế kỷ hai mươi là thế kỷ của nhiều thảm hoạ nhân loại nhưng đồng thời
cũng là thế kỷ đánh dấu khả năng của con người có thể vượt qua thảm hoạ bằng
con đường dân chủ.
Sierra Leone giống Việt Nam vì đều chịu đựng một trăm năm dưới ách thực
dân và nhiều năm trong chiến tranh tàn phá.
Sierra Leone khác Việt Nam vì Sierra Leone đang cố gắng xây dựng căn
nhà dân chủ và Việt Nam còn chìm đắm trong chế độc độc tài.
Sierra Leone còn rất lâu để trở thành một nước cường thịnh hay xây dựng
cho họ một căn nhà dân chủ ổn định nhưng ít nhất họ đã đặt được những viên đá cần
thiết làm nền móng cho một cơ chế chính trị nơi đó quyền của con người được luật
pháp bảo vệ, một nền kinh tế có khả năng kích thích sản xuất, nâng cao đời sống,
và một xã hội nơi các thế hệ măng non của Sierra Leon sẽ trưởng thành trong hy
vọng.
Sierra Leone không có bốn ngàn năm văn hiến, không có những thời đại hiển
hách Lý Trần, phá Tống bình Chiêm, Rạch Gầm Xoài Mút. Người dân xứ Sierra Leone
không có nhiều quá khứ. Lịch sử của đất nước họ là một chuỗi ngày buồn. Tổ tiên
họ là những nô lệ được trả tự do nhưng không có một nơi để trở về. Thậm chí,
trong số 400 người đầu tiên đến Sierra Leone vào năm 1787, có 70 người là gái
bán dâm lưu lạc. Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, trong số 6 triệu người
dân Sierra Leone chỉ có 29% dân số trên 15 tuổi là biết đọc biết viết và chỉ có
44% trẻ em trong tuổi đi học đã có cơ hội đến trường.
Thế nhưng tại sao Sierra Leone có dân chủ mà Việt Nam thì chưa?
Nhiều lý do nhưng tôi nghĩ một trong những lý do Việt Nam chưa có dân
chủ, không phải vì tỉ lệ người dân biết đọc và viết tại Việt Nam thấp hơn con số
29% hay số học sinh ghi danh đi học ít hơn con số 44% của Sierra Leone, mà trái
lại vì thành phần trí thức, tạm gọi một cách tổng quát cho thành phần khoa bảng,
có trình độ học vấn cao về các lãnh vực thuộc khoa học nhân văn, trong xã hội
Việt Nam quá đông.
Lực lượng trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam chân chính còn quá ít để kéo
nổi con tàu cách mạng với những toa sét rỉ và chất đầy quá khứ. Trong khi đó, đại
đa số trí thức Việt Nam vẫn còn cong lưng phục vụ cho giới lãnh đạo đảng CS, vẫn
còn nặng ơn mưa móc của đảng mà thờ ơ trước những chịu đựng của đất nước.
Thành phần này, chẳng những không đóng góp được gì vào việc làm thăng
tiến xã hội, thúc đẩy nhanh hơn cuộc cách mạng tự do và nhân bản, giúp đưa dân
tộc chúng ta vượt qua những bế tắc tư tưởng và chính trị để hội nhập vào dòng
thác tiến bộ của nhân loại, mà với khả năng bồi bút họ đã trở thành bức tường
chắn ngang tiến hình đó.
CSVN ký kết hầu hết các công ước quốc tế nhưng chưa thực hiện được một
điều nào trong các công ước quốc tế nhân quyền gồm quyền tự do bầu cử, ứng cử,
phát biểu, hội họp, đi lại, tín ngưỡng, bình đẳng trước pháp luật, thành lập
công đoàn.
Trên rất nhiều bài viết, các dư luận viên cao cấp của chế độ suốt ngày
ra rả “Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc thực hiện tự do tôn giáo là một
biểu hiện cụ thể của vấn đề nhân quyền.”
Nhưng tự do tôn giáo là gì?
Điều 18 của Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc
(The universal Declaration of Human Rights) quy định rằng “Mọi người đều có quyền
tự do suy nghĩ, ý thức và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng,
và tự do thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng dưới hình thức truyền bá, thực hành,
thờ phụng hoặc lễ tiết, với tư cách cá nhân hay tập thể, công khai hay riêng
tư.”
Tự do tôn giáo trong tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là một
trong những quyền căn bản không chỉ xác định trong niềm tin riêng tư mà còn bằng
hành vi công cộng. Quyền đó không chỉ giới hạn trong mỗi cá nhân mà thể hiện cả
bên ngoài cộng đồng xã hội. Một tín đồ có quyền tham gia bất cứ một tông phái
hay giáo hội nào, đi lễ tại bất cứ nhà thờ nào, chùa nào, thăm viếng hay đảnh lễ
bất cứ lãnh đạo tôn giáo nào theo sự chọn lựa tự do của tín đồ đó.
Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo nói riêng hay các luật pháp tại Việt
Nam đều do lãnh đạo đảng CS viết ra. Những luật pháp này thực chất chỉ là một
công cụ để cai trị nhân dân chứ không phải là những quy định do chính người dân
chấp nhận và tuân hành.
Điều 88 trong bộ luật Hình sự của CSVN là di sản của điều 58 thuộc bộ
luật Hình sự Liên Xô ( RSFSR Penal Code ). Khi công bố luật Hình sự Liên Xô lần
đầu vào năm 1927, điều 58 chỉ nhắm vào thành phần “phản cách mạng”, tuy nhiên
trong giai đoạn “Thanh trừng Vĩ đại” (Great Purge) từ 1934 đến 1939, Stalin đã
thêm vào khoản quy định các tội “phản quốc” và “âm mưu phản nghịch” vì tên đồ tể
này cần lý do để xử bắn Karl Radek, Yuri Piatakov, Grigory Sokolnikov và nhiều
đồng chí khác của y.
Thật buồn khi giới trí thức Việt Nam thích nói những về những điều lẽ
ra họ không nên nói nhưng lại im lặng trước những sự kiện đáng nói.
Trong suốt dòng lịch sử, trí thức luôn đóng một vai trò quan trọng đối
với sự thịnh suy của dân tộc. Câu “sĩ, nông, công, thương” trong đó sĩ đứng
hàng đầu không phải tự nhiên mà có. Sự kính trọng đó bắt nguồn từ những gắn bó
của giới trí thức với đại đa số quần chúng và những giá trị mà họ đã dùng để dẫn
dắt quần chúng.
Trong thời kỳ Pháp thuộc dù máy chém đang đợi, Côn Đảo đang chờ nhiều
trí thức Việt Nam bằng trí tuệ và lòng yêu nước đã dấy lên Phong trào Duy Tân lịch
sử. Miền Trung, năm 1905, Phó bảng Phan Châu Trinh đã cùng với hai tân tiến sĩ
khoa 1904, Tiến sĩ Trần Quý Cáp và Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng, khăn gói lên đường
đi khắp nước để vừa tìm bạn cùng chí hướng và vừa phổ biến tinh thần “Khai dân
trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Miền Nam có Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh,
Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng hưởng ứng và lập ra các cơ sở
Liên Thành. Miền Bắc có Lương Văn Can, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Bá Trạc đồng lòng
và cùng dấy lên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Những trí thức đó, phần lớn chỉ
mới ngoài 30 tuổi, đã sống và đã chết một cách tuyệt vời như ngọn lúa Việt Nam.
Tiếc thay, đa phần trong giới trí thức ngày nay bị cuốn hút quá sâu vào
bộ máy công danh và quyền lực để làm mất đi tác phong và tư cách của một người
trí thức lẽ ra phải có tinh thần phê phán, khao khát mở mang trí tuệ, biết vui
niềm vui của dân tộc và cũng biết đau cái đau, biết nhục cái nhục của dân tộc
mình.
Không ít trí thức trẻ có cơ hội học tập ở nước ngoài, được làm quen với
môi trường dân chủ, được sinh hoạt trong không khí tự trị đại học nhưng khi về
nước họ lại giống như những con ngựa chở rau ra tỉnh, chấp nhận bị bịt tai, che
mắt để phục vụ cho tầng lớp lãnh đạo độc tài vừa thối nát mà cũng vừa dốt nát.
Với một đội ngũ
trí thức đông gấp 5 lần Thái Lan, 6 lần Mã Lai mà đất nước vẫn chìm đắm trong độc
tài đảng trị thì đội ngũ đó không phải là niềm hãnh diện mà là một nỗi bất hạnh
cho đất nước Việt Nam.
Trần Trung Đạo
------------------------------------------------
XEM THÊM
CHỦ NGHĨA THỰC DÂN ĐỎ TRUNG CỘNG TẠI PHI CHÂU
Hai tháng trước ngày khai mạc Thế vận hội mùa hè 2008, Diêu Minh (Yao
Ming), một trong những cầu thủ bóng rổ nổi tiếng tại Trung Cộng và Mỹ, trong một
buổi lễ rước đuốc Olympic, đã cùng với 150 ngàn người dành một phút im lặng để
tưởng nhớ đến 70 ngàn người dân Trung Cộng bị thiệt mạng trong trận động đất tại
Tứ Xuyên ngày 12 tháng 5. 2008. Các hệ thống truyền hình chiếu đi chiếu lại nhiều
lần cảnh tượng đầy xúc động này cũng như…
.
HIỂM HỌA TRUNG CỘNG VÀ BÀI HỌC THỔ NHĨ KỲ
Giới thiệu: Trong chính luận viết vào tháng 4, 2012 người viết đã ví
chính sách của TT Barack Obama tương tự như chính sách của TT Anh Neville
Chamberlain, hậu quả dẫn đến Thế Chiến Thứ Hai.
Giống như Adolf Hitler, Trung Cộng cũng lợi dụng sự bất ổn thế giới và
chính sách đối ngoại "nhân nhượng" của Barack Obama để củng cố bộ máy
quân sự và mở rộng ảnh hưởng tại Á Châu. …
Xem thêm
.
TRUNG CỘNG ĐANG LO CSVN KIỆN
Hãy tưởng tượng Trung Cộng bất ngờ đem hải quân ra đảo Thitu Island,
Philippines gọi là Pag-asa để tàn sát 64 người Philippines như họ đã làm đối với
Gạc Ma của Việt Nam.
Hãy tưởng tượng tàu chiến Trung Cộng đuổi theo và giết chết bảy ngư dân
Philippines như họ đã làm đối với bảy ngư dân Thanh Hóa trước đây. …
Xem thêm
No comments:
Post a Comment