Tối cao Pháp viện
của Trump thay đổi nước Mỹ như thế nào?
Anthony Zucher,
Phóng viên Bắc Mỹ
23 tháng 8 năm 2020
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53718845
Tối cao Pháp viện
Hoa Kỳ tái định hình dưới thời Tổng thống Donald Trump được cho là tòa án
nghiêng về phe bảo thủ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ hiện đại.
Với hai thẩm phán được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống,
cán cân tư tưởng của tòa bị nghiêng về bên phải, về phe bảo thủ với số phiếu
5-4.
Tòa án hàng đầu Hoa Kỳ có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân
Mỹ, ra phán quyết về các vấn đề gây tranh cãi cao như phá thai và quyền sử dụng
súng.
Chín thẩm phán trên băng ghế của tòa có nhiệm kỳ trọn đời, vì vậy khi Tổng
thống Trump chọn hai trong số này - Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh - nhiều người
dân Hoa Kỳ nóng lòng xem tác động của những thẩm phán được ông bổ nhiệm.
TCPV thời TT Donald
Trump
Giờ đây, nhiệm kỳ đầu tiên của tòa án này đã kết thúc, chúng ta cùng
nhìn lại 5 vụ án được theo dõi chặt chẽ trong năm nay để xem liệu tòa án có
khuynh hướng bảo thủ này có thực sự bỏ phiếu như vậy hay không.
*
Phá thai
Vào tháng Sáu, Tối cao Pháp viện cho rằng luật của tiểu bang Louisiana
yêu cầu bác sĩ thực hiện phá thai phải có đặc quyền được thừa nhận tại các bệnh
viện gần đó - nhằm hạn chế số dịch vụ phá thai trong tiểu bang - là vi hiến.
Phán quyết, trong đó thẩm phán Justice Roberts đứng về phía bộ tứ cấp tiến của
tòa án, được coi là một chiến thắng lớn của phe cấp tiến và những người ủng hộ
quyền lựa chọn. Tương lai của quyền sinh sản ở Mỹ được chú ý nhiều kể từ khi thẩm
phán Kavanuagh được đề cử vào năm 2018.
Với đa số bảo thủ được bảo đảm, nhiều người lo ngại các luật tiền lệ bảo
vệ quyền lựa chọn của phụ nữ trước đây, cụ thể là Roe v Wade, sẽ bị đảo ngược.
Abortion.
June Medical
Services LLC v Russo
Phân tích
Các nhà hoạt động chống phá thai hy vọng vụ xử này sẽ cung cấp bằng chứng
là phần lớn các thẩm phán của tòa sẵn sàng đảo ngược các biện pháp bảo vệ quyền
phá thai, với mục tiêu cuối cùng là cho phép các tiểu bang cấm hoàn toàn hành động
này. Thay vào đó, nó chứng tỏ rằng Roberts, người đứng về phía bốn thẩm phán cấp
tiến, quan tâm đến việc tôn trọng tiền lệ được đặt ra bởi một vụ án gần đây, với
các tình tiết tương tự, hơn là nhanh chóng điều khiển tòa án theo hướng bảo thủ.
Mỹ: Kavanaugh tuyên thệ
làm thẩm phán tòa Tối cao
Điều trần Kavanaugh - thời
khắc quan trọng cho phụ nữ Mỹ
*
Quyền của
giới LGBT
Xem xét ba trường hợp khác nhau, Tối cao Pháp viện quyết định rằng Đạo
luật Dân quyền năm 1964 bảo vệ người đồng tính và chuyển giới khỏi bị phân biệt
đối xử tại nơi làm việc. Hai thẩm phán Roberts và Gorsuch tham dự vào nhóm thẩm
phán cấp tiến của tòa để cùng tranh luận rằng Tiêu đề VII của đạo luật, ngăn chặn
sự phân biệt đối xử đối với giới tính, áp dụng cho các tuyên bố về khuynh hướng
tình dục.
Phán quyết 6-3 là một chiến thắng kiên quyết cho phe cấp tiến và đánh dấu
thời điểm quan trọng nhất đối với quyền LGBT ở Mỹ, kể từ khi tòa án hợp pháp
hóa hôn nhân đồng giới trên toàn quốc vào năm 2015.
LGBT protections
Phân tích
Phán quyết này có lẽ sẽ được coi là bất ngờ lớn của nhiệm kỳ tòa án này,
vì những thẩm phán bảo thủ Roberts và Gorsuch đã bỏ phiếu ủng hộ phe cấp tiến để
mở rộng các biện pháp bảo vệ việc làm của liên bang cho những người đồng tính
và chuyển giới. Nó còn là bằng chứng nữa cho thấy quan điểm của xã hội Mỹ, bao
gồm cả tòa án, đã tiến xa như thế nào về quyền của người đồng tính.
*
DACA
DACA, viết tắt của Deferred Action for Childhood Arrivals (Trì hoãn Xử
lý cho Trẻ em Vào Mỹ). Trong vụ án Department of Homeland Security v Regents of
the Univeristy of California, chín thẩm phán đã xem xét một chính sách thời
Obama nhằm bảo vệ hàng trăm nghìn thanh niên không có giấy tờ - được gọi là
Dreamers- khỏi bị trục xuất, và cấp cho họ giấy phép làm việc và học hành. Hơi
bất ngờ, Tối cao Pháp viện ra phán quyết rằng nỗ lực của chính quyền nhằm đóng
cửa chương trình này là "tùy tiện và thất thường", điều bị cấm theo
luật liên bang.
Một lần nữa, Thẩm phán Roberts đã cùng các thẩm phán cấp tiến mang đến
chiến thắng cho những người theo chủ nghĩa cấp tiến.
DACA .
Department of
Homeland Security v Regents of the University of California
Phân tích
*
Vụ án này có tất cả các động cơ chính trị, với viễn ảnh hàng trăm nghìn
cư dân Hoa Kỳ có thể đối mặt với viễn cảnh bị trục xuất nếu quyền bảo vệ nhập
cư tạm thời của họ bị tước bỏ. Thay vào đó, thẩm phán Roberts một lần nữa chứng
tỏ là một người kiên định với thủ tục thích hợp, phán quyết rằng trong khi
chính quyền Trump có thể có quyền làm điều gì đó - trong trường hợp này, việc hủy
bỏ DACA - chính quyền Trump đã làm cho quá trình này tồi tệ đến mức phải bắt đầu
lại từ đầu.
Quyết định gạt
bỏ chính sách nhập cư của Trump là 'phi pháp'
Trump nói Mỹ sẽ
ngừng cấp Thẻ xanh trong 60 ngày
Tự do tôn giáo
Tháng trước, Tối cao Pháp viện ra phán quyết rằng các tiểu bang phải
cho phép trường tôn giáo tham gia vào chương trình học bổng của tiểu bang, được
tài trợ bởi các khoản miễn trừ thuế. Vụ kiện Espinoza v Montana Department of
Revenue, tập trung vào một đạo luật của tiểu bang Montana năm 2015 - sau đó đã
bị tòa án tối cao tiểu bang hủy bỏ. Đạo luật này cho phép công quỹ dành cho học
bổng giúp các gia đình gửi con đến trường tư thục, hầu hết là các trường tôn
giáo. Phán quyết 5-4, nằm sát theo ranh giới các luồng ý thức hệ, có thể mở cửa
cho việc chính phủ tiếp tục tài trợ cho các tổ chức tôn giáo, đánh dấu một chiến
thắng cho giới bảo thủ và chính quyền Trump.
Giới chỉ trích nói phán quyết này có thể khiến ngân quỹ bị chuyển từ
trường công lập sang trường tư thục hoặc trường tôn giáo.
Religious
freedom.
Espinoza v Montana
Department of Revenue
Phân tích
Trong nhiệm kỳ này Tối cao Pháp viện đã phải xử một số trường hợp liên
quan đến tự do tôn giáo cũng như tách biệt tôn giáo ra khỏi chính quyền. Trong
khi các quyết định liên quan đến việc bảo hiểm y tế phải gồm thuốc ngừa thai,
và phân biệt đối xử nhân viên trong các cơ sở tôn giáo thu hút được nhiều chú ý
của truyền thông, báo chí đã để ý đến chi tiết của các luật được đề cập. Không
có vụ xử nào cho thấy rõ ràng sự bền bỉ của đa số thẩm phán bảo thủ trong lĩnh
vực này hơn là phán quyết trong vụ Montana vs. Epsinoza, nơi năm thẩm phán cho
rằng hiến pháp Hoa Kỳ tự nó đòi hỏi các chương trình của chính phủ phải được thực
hiện một cách bình đẳng đối với các trường tôn giáo và trường thế tục.
*
Dùng bệnh tâm thần để bào chữa
Tối cap pháp viện ra phán quyết vào tháng Ba rằng các tiểu bang có quyền
bỏ biện pháp dùng bệnh tâm thần để bào chữa trong trường hợp bị cáo lập luận rằng
họ không thể phân biệt giữa đúng và sai. Trong một động thái bất thường, Thẩm
phán cấp tiến Elena Kagan đã quyết định bỏ phiếu cùng năm thẩm phán bảo thủ. Đa
số 6 thẩm phán đưa ra phán quyết rằng luật Kansas năm 1995 loại bỏ việc dùng bệnh
tâm thần để bào chữa không vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ. Ở tiểu bang này, trạng
thái tâm thần chỉ có thể được xem xét trong giai đoạn tuyên án của phiên xử.
Cho đến nay, Kansas là một trong năm tiểu bang đã loại bỏ việc dùng bệnh
tâm thần để bào chữa. Phán quyết này có thể khuyến khích những tiểu bang khác
làm theo.
Insanity defence
Kahler v Kansas
Phân tích
Việc sử dụng bệnh tâm thần như một biện pháp bào chữa cho tội phạm đã
hiện hữu lâu hơn chính Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ này, thẩm phán Elena
Kagan đã có phán quyết khác với các thẩm phán cấp tiến để đồng ý với ý kiến của
năm thẩm phán phe bảo thủ, cho phép các tiểu bang hạn chế đáng kể việc sử dụng
bệnh tâm thần để bào chữa trong các phiên tòa hình sự.
Đó là một phán quyết đáng chú ý, vì thủ tục hình sự là một lĩnh vực mà
gần đây, ngay cả một số thẩm phán bảo thủ cũng bị chia rẽ, vì tòa cố gắng cân bằng
quyền của bị cáo với quyền lực của cơ quan hành pháp và tòa án hình sự.
Bấm vào để
đọc thêm về bầu cử Mỹ 2020
***
Tin liên quan
.
Mỹ: Kavanaugh tuyên thệ
làm thẩm phán tòa Tối cao
7 tháng 10 năm 2018
.
Điều trần Kavanaugh - thời
khắc quan trọng cho phụ nữ Mỹ
28 tháng 9 năm 2018
.
Quyết định gạt bỏ chính
sách nhập cư từ thời Obama của Trump là 'phi pháp'
19 tháng 6 năm 2020
.
Virus corona: Trump nói Mỹ
sẽ ngừng cấp Thẻ xanh trong vòng 60 ngày
22 tháng 4 năm 2020
No comments:
Post a Comment