Sunday, August 23, 2020

NHỮNG VỊ TỔNG THỐNG MỸ THUA PHIẾU PHỔ THÔNG (Trọng Đạt)

 


Những vị Tổng Thống Mỹ thua phiếu phổ thông

Trọng Đạt 

22/08/2020

http://www.danchimviet.info/nhung-vi-tong-thong-my-thua-phieu-pho-thong/08/2020/20420/

 

Phiếu Cử tri đoàn

 

Trong lịch sử Mỹ có một số ít trường hợp các vị Tổng Thống thắng phiếu Cử tri đoàn nhưng thua phiếu Phổ thông (1)

 

Từ ngày lập quốc tới nay có 5 ông Tổng Thống Mỹ thắng phiếu Cử tri đoàn nhưng thua phiếu Phổ thông:

 

1-John Quincy Adams (1824)

2-Rutherford B. Hayes (1876)

3-Benjamin Harrison (1888)

4-George w. Bush (2000)

5- Donal Trump (2016)

 

Trừ John Adams vị Tổng thống thứ 6 chưa có đảng phái, bốn ông từ Hayes tới Trump đều là TT Cộng Hòa. Các TT Adams, Hays, Harrison đã quá xa xưa, tôi chỉ xin bàn tới hai ông Tổng Thống gần đây: Ông Bush con năm 2000 và ông Donald Trump năm 2016.

 

Trước hết tôi xin nói về phiếu Cử tri đoàn và phiếu Phổ thông, tôi xin bỏ những chi tiết rườm rà cho dễ hiểu hơn . Mỗi tiểu bang có một số phiếu Cử tri đoàn tùy theo dân số (2) và số Dân biểu, Thượng nghị sĩ. Xin vào US state by electoral votes, nó sẽ cho ta thấy danh sách các tiểu bang từ nhiều phiếu CTĐ nhất (như California 55) cho tới những tiểu bang  ít phiếu nhất (như Alaska 3 phiếu). Thí dụ: Cali 55 phiếu, Texas 38, Florida 29, New York 29, Illinois 20. . . . Vermont 3 phiếu. California gồm 53 Dân biểu và  2 Thượng nghị sĩ, cộng lại (55) là số phiếu Cử tri đoàn.

 

Ngoài ra họ cũng cho biết các tiểu bang nghiêng ngả (swing states) Tổng cộng có 12 tiểu bang gồm: Colorado 9 phiếu Cử tri đoàn, Florida 29 phiếu, Iowa 6 phiếu, Michigan 16 phiếu, Minesota 10 phiếu, Ohio 18 phiếu, Nevada 6 phiếu, New Hampshire 4 phiếu, N.Carolina 15 phiếu, Pennsylvania 20 phiếu, Virginia 13 phiếu, Wisconsin 10 phiếu.

 

Những swing states này có lúc nghiêng về Dân Chủ, có lúc nghiêng về Cộng Hòa, khi họ nghiêng nhiều về bên nào thì bên đó có thêm điểm. Tuy nhiên trong các cuộc tranh cử không phải cứ tiểu bang Cộng Hòa là bỏ phiếu cho Cộng Hòa, hoặc Dân Chủ bỏ cho Dân chủ mà có thể tiểu bang Cộng Hòa bỏ cho Dân Chủ hay ngược lại nếu người dân muốn vậy. Năm 1972 và năm 1984 hầu như tất cả các tiểu bang đều bỏ phiếu cho Nixon (CH, 1972) và Reagan (CH, 1984), hai Tổng Thống này thắng 96% và 97% phiếu CTĐ, hơn đối thủ Dân Chủ 18 và 17 triệu phiếu phổ thông.

 

Tổng cộng toàn quốc có 538 phiếu Cử tri đoàn, khi một ứng cử viên Tổng Thống đạt được 270 phiếu CTĐ (hơn một nửa số 538) là đắc cử, ứng  cử viên kia chỉ được 268 coi như thua cuộc (538-270=268).

 

Thí dụ cụ thể, năm 2000 ông Thống đốc Bush con (Cộng Hòa) và Phó TT Al Gore (Dân Chủ) tranh cử Tổng Thống ngày 7/11/2000 (kỳ này tôi bỏ phiếu cho Al Gore) . Sau khi đếm phiếu tất cả các tiểu bang chỉ còn Florida. Năm 2000 Florida chỉ có 25 phiếu Cử tri đoàn (nay 29),  khi ấy Bush con được 246 phiếu, Gore được 266 phiếu. Đếm xong phiếu tại Florida Bush hơn Gore khoảng 1,000 phiếu phổ thông và như thế được 25 phiếu Cử tri đoàn và Tổng cộng Bush con được 246+25=271 và đắc cử. Gore thất cử với 266 phiếu CTĐ.

 

Ông Al Gore xin đếm lại vì số phiếu Phổ thông quá sít sao, chênh lệch quá ít, đếm cả tháng mà ông Bush vẫn hơn Gore, cuối cùng Bush thưa lên Tối cao Pháp Viện. Họ cho ngưng đếm và cuối cùng tại Florida ông Bush được 2,912,790 phiếu Phổ thông, ông Gore được 2,912,253 phiếu Phổ thông. Bush hơn Gore có 537 phiếu Phổ thông tại Florida.

Mặc dù Gore hơn Bush nửa triệu phiếu Phổ thông toàn quốc nhưng không được tính tới, người ta chỉ tính phiếu Cử tri đoàn, tôi sẽ trở lại chuyện này sau.

 

Năm 2016 cuộc tranh cử giữa Clinton và Donald Trump diễn ra sôi nổi và tốn nhiều giấy mực. Cuối cùng kết quả bầu cử sau khi đếm phiếu xong nửa đêm 8/11/2016, Donald Trump thắng cử với gần 300 phiếu Cử tri đoàn. Sau hai ngày đếm thêm ông Trump được 304 phiếu Cử tri đoàn trên 30 tiểu bang, bà Clinton được 227 phiếu Cử tri đoàn trên 20 tiểu bang. Clinton hơn Trump gần 3 triệu phiếu Phổ thông.

 

 

Thay đổi lề lối bầu cử

 

Khi ngồi đánh một ván Cờ tướng, hai bên đều chấp nhận luật lệ của bàn cờ, con xe, con tốt đi làm sao, con mã, con tượng đi thế nào. Khi thua ván cờ không bên nào được khiếu lại về đường đi nước bước của quân cờ hay phàn nàn về luật lệ chơi cờ vì đã ngồi xuống bàn cờ coi như đã chấp nhận nó rồi.

 

Phía Dân chủ sau đó muốn thay đổi lề lối bầu cử từ bầu Cử tri đoàn sang bầu Phổ thông nhưng không thể thực hiện được. Bầu theo Cử tri đoàn đã có từ xưa, các tiểu bang lớn nhỏ đều có tiếng nói. Nếu nay đổi sang bầu theo Phổ thông thì các tiểu bang nhỏ, ít dân sẽ từ chối không tham gia bầu cử Tổng Thống, rút cục chỉ có các tiểu bang lớn như Cali, Texas, New York…luân phiên nhau làm Tổng Thống. Phía Dân Chủ cho là nếu chuyển đổi bầu từ Cử tri đoàn sang Phổ thông họ sẽ thắng cử, tôi không nghĩ vậy.

 

Từ năm 1945 tới nay đã được 75 năm, người dân bầu cho mỗi đảng Cộng Hòa và Dân Chủ làm hai nhiệm kỳ liên tiếp nhau vì họ sợ độc tài. Riêng năm 1980 dưới thời TT Carter (Dân Chủ) kinh tế trì trệ, thất nghiệp ngày càng nhiều và tăng trưởng chậm, cuối nhiệm kỳ của ông từ 1979-1981 gặp nhiều khủng hoảng chính trị như Iran bắt con tin Mỹ, năm 1979 khủng hoảng năng lượng, Sô viết xâm lăng Afghanistan…. nên người dân bầu tiếp cho Reagan (Cộng Hòa) làm Tổng Thống.

 

Ngày 4/11/1980 Reagan thắng Carter với gần 500 phiếu cử tri đoàn (489/49), hơn Carter 8 triệu phiếu phổ thông, Những năm cuối nhiệm kỳ của (1980) TT Carter lạm phát trung bình là 12.5% so với 4.4% của TT Reagan trong năm cuối của ông tại Tòa Bạch Ốc (1988). Tỷ lệ thất nghiệp thời Reagan giảm từ 7.5% xuống 5.4%, GDP thời Carter tăng trung bình 3.4%, thời Reagan tăng trung bình 7.4%. Về đối ngoại Reagan cũng góp phần vào làm suy sụp chế độ CS đầu thập niên 90.

 

Reagan xếp vào hàng Tổng Thống ngoại hạng nên Phó TT Bush cha được thêm một nhiệm kỳ nữa (1988-1992), Cộng Hòa được làm ba nhiệm kỳ. Đây chỉ là trường hợp đặc biệt, muốn làm ba nhiệm kỳ đâu có dễ, nó khó hơn một con lạc đà chui qua cái lỗ kim. Sở dĩ tôi nói như vậy là vì gần đây Dân Chủ đã hai lần muốn làm 3 nhiệm kỳ:  năm 2000 (Al Gore) và năm 2016 (Clinton).

 

Năm 2000 người dân bầu cho Bush con (Cộng Hòa) làm Tổng thống vì Dân Chủ (Clinton-Gore) đã làm hai nhiệm kỳ, không xuất sắc lắm. Về kinh tế Bill Clinton gặp hên nhờ sự bùng phát của  High tech và Internet chứ chẳng tài ba gì lắm, về đối ngoại ông làm thiệt hại cho Mỹ vì được Hoa Lục chia phần trăm khi giới thiệu công ty Hoa Lục vào làm ăn (báo có đăng). Ngày 28/5/1993 TT Bill Clinton ký Executive order khiến nước Mỹ mất 10 triệu jobs (xin coi How Bill Clinton sent manufacturing jobs to China) và GDP Trung Cộng tăng nhanh như đi hia bẩy dặm, ông đã góp phần làm nuôi béo Trung Cộng. Bill Clinton cũng làm nhục nước Mỹ vì những vụ án tình dục rất bê bối. Dân Chủ đã làm hai nhiệm kỳ không hay lắm.

 

Bill Clinton nhờ bầu theo Cử tri đoàn mới được làm Tổng Thống vì ông chỉ là Thống đốc Arkansas, một tiểu bang khỉ ho cò gáy chỉ có 3 triệu dân. Nếu bầu theo Phổ thông đầu phiếu thì ông có được vào tòa Bạch Ốc không? Nếu ông không được làm Tổng Thống thì không ai biết tới Hillary Clinton và bà sẽ không được tham dự tranh cử sơ bộ năm 2008 với Obama và năm 2016 với Donald Trump.

 

Theo ý kiến riêng của tôi thì dù có chuyển đổi thể thức bầu cử từ Cử tri đoàn sang Phổ thông đầu phiếu Dân Chủ cũng sẽ không có ưu thế như họ nghĩ. Không phải chỉ riêng Dân Chủ mới có nhiều phiếu Phổ thông, trong lịch sử tranh cử Mỹ từ  1945 tới nay đã có 6 lần Cộng Hòa hơn Dân Chủ rất nhiều phiếu Phổ thông:

 

Ngày 4/11/1952 Eisenhower (Cộng Hòa) hơn đối thủ Dân Chủ 7 triệu phiếu Phổ thông, Ngày 6/11/1956 Eisenhower hơn đối thủ Dân Chủ 9 triệu phiếu Phổ thông.

Ngày 7/11/1972 Nixon (Cộng Hòa) hơn đối thủ Dân Chủ 18 triệu phiếu PT

Ngày 4/11/1980 Reagan (Cộng Hòa) hơn đối thủ Dân Chủ 8 triệu phiếu  PT

Ngày 6/11/1984 Reagan hơn đối thủ Dân Chủ 17 triệu phiếu PT

Ngày 8/11/1988 Bush cha (Cộng Hòa) hơn đối thủ Dân Chủ 7 triệu phiếu PT

 

Phía Dân Chủ chỉ có hai lần hơn Cộng Hòa nhiều phiếu Phổ thông, trường hợp TT Johnson (Dân Chủ) ngày 3/11/1964 hơn đối thủ Công Hòa 16 triệu phiếu. Ngày 4/11/2008 Obama (Dân Chủ) hơn đối thủ Cộng Hòa 9 triệu rưỡi phiếu.

 

Tôi xin bàn về hai trường hợp ông Gore năm 2000 và bà Cinton năm 2016. Như đã nói trên sở dĩ Phó TT Al Gore không đắc cử ngày 7/11/2000 vì Dân Chủ đã làm hai nhiệm kỳ và có  khuyết điểm

 

Bà Clinton không thắng cử ngày 8/11/2016 vì Dân Chủ thời Obama đã làm hai nhiệm kỳ và vì Kinh tế yếu kém, thất nghiệp nhiều. Cuối năm 2011 TT Obama rút quân khỏi Iraq khiến ISIS chiếm 1/3 lãnh thổ Iraq làm cho Mỹ và cả thế giới kinh hoàng. Obama lại đưa quân qua khiến người ta bầu ông làm Tổng Thống tồi tệ nhất Mỹ ngang hàng ông Bush con.

 

Nước Mỹ siêu cường lãnh đạo quân sự thế giới không muốn có Tổng Thống đàn bà.

Người dân không muốn cho gia đình Clinton trở lại Tòa Bạch Ốc…. đó là những ý muốn của người dân.

 

Người Dân, Cử tri muốn vậy chứ không phải vì lề lối bầu cử khiến Gore và Clinton thất cử. Cho dù có thay đổi lối bầu cử từ trước người dân cũng không để cho ông Al Gore và bà Clinton trở lại Tòa Bạch Ốc.

 

Một đảng muốn làm ba nhiệm kỳ khó lắm, nó khó hơn là con lạc đà chui qua cái lỗ kim, từ 1945 tới nay chỉ có một trường hợp duy nhất thập niên 80 như đã nói trên.

 

Kết luận

 

Nhiều người nói cuộc bầu cử năm nay 2020 quá phức tạp, nhiều xáo động nào dịch bệnh, biểu tình, bạo loạn… cuộc bầu cử sẽ gặp nhiêu khê trắc trở, chưa biết ai sẽ vào Tòa Bạch Ốc….

 

Sự thực nó chẳng khác gì những cuộc bầu cử từ 1948 thời TT Truman đến nay, nghĩa là mỗi đảng làm hai nhiệm kỳ, người dân muốn vậy, họ sợ độc tài, nay Cộng Hòa mai Dân Chủ và cứ như thế mãi cho dù có Đại dịch, biểu tình, bạo loạn… Nhìn bề ngoài ta thấy cuộc bầu cử đầy xáo trộn chưa biết sẽ đi về đâu, nhưng người ta cũng thổi phồng nó lên, họ nói cuộc bầu cử này phức tạp, rắc rối nhất từ trước đến nay, chưa bao giờ như thế….

 

Đại dịch là do ông Trời, cả thế giới phải chịu không riêng gì nước Mỹ. Tháng 5-1992 thời TT Bush cha tại California cũng sẩy ra một vụ bạo hành của người Mỹ đen, cũng biểu tình bạo động đập phá, đốt nhà, đốt các cửa hàng lớn, cướp bóc hàng hóa lớn hơn vụ bạo loạn 2020 rất nhiều. TT Bush cha đã gửi Vệ binh quốc gia, Quân đội tới tới can thiệp, vãn hồi trật tự. Khi vụ bạo loạn được dẹp yên có 63 người chết, 2,383 người bị thương và 12,000 người bị bắt.

 

Nay Cộng Hòa đã làm một nhiệm kỳ và sẽ tiếp tục làm nhiệm kỳ hai như các chính phủ tiền nhiệm: Bill Clinton (1992-2000), Bush con (2000-2008), Obama (2008-2016). Ông TT Trump nay cũng không khác gì các ông TT Clinton, Bush con, Obama…  nghĩa là Cử tri sẽ bầu cho ông ta tiếp tục làm nốt công việc dở dang trong nhiệm kỳ tới 2020-2024. Mỗi đảng làm hai nhiệm kỳ, thế thôi chẳng có gì lạ.

 

Nhiều người cường điệu nói cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm nay 2020 sẽ ảnh hưởng tới cả thế giới, sự thực cũng sẽ chẳng có gì, nó cũng sẽ phẳng lặng sau đó như những cuộc tranh cử trước đây.

 

Tôi nhớ lại đã coi trên TV tối ngày 3/11/2004, ngay sau hôm bầu cử Tổng Thống 2/11/2004 giữa Bush con (Cộng Hòa) và Kerry (Dân Chủ). Ủy Ban bầu cử của Dân Chủ tại Ohio cho nhân công dỡ bỏ cổng trào to đùng sau ngày thua trận, họ kéo cái cổng vĩ đại đổ xuống đánh ầm một cái, cát bụi bay mù mịt. Hai bên tranh giành nhau phiếu Cử tri đoàn tại Ohio.

 

Tôi thấy John Kerry phờ phạc, mắt trõm lơ, dung mạo của một bại tướng, Kerry tới cám ơn những người thợ dọn dẹp chiến trường, ông nói:

 

“Bốn năm nữa chúng ta sẽ có cuộc bầu cử mới, bầu cử của chúng ta sẽ thay đổi cả thế giới : . . . “Our election will change the world”…

 

Thế mà 4 năm sau đó là cuộc bầu cử 2008, Obama lên làm Tổng Thống, thế giới cũng chẳng có gì thay đổi, dòng đời vẫn lặng lẽ trôi…

 

Trọng Đạt

 

(1) Xin vào link www.history.com/news/presidents-electoral: Presidents who lost the popular vote but won the election

 

(2) Xin vào US state by electoral votes,  https://www.worldatlas.com/articles/states-by-electoral-votes.html

 

 

 

 

 

 


No comments: