Những
câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 7A)
Nghiêm
Huấn Từ
13/08/2020
https://baotiengdan.com/2020/08/13/nhung-cau-hoi-ve-vu-ho-duy-hai-va-le-dinh-kinh-bai-7a/
Tiếp theo:
Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu?
Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời!
Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành
án;
Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải;
Bài 5 và bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm
***
Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới
phiên tòa tái thẩm
I. Nhắc lại để
bàn tiếp
1 – Luật hình sự “nội dung” và
luật hình sự “hình thức”
a- Bộ Luật hình sự “nội dung” ghi rõ nội dung từng tội (rất cụ thể và
chi tiết) kèm theo mức độ trừng phạt: Tội thế này, thì mức phạt sẽ thế này. Đây
là luật để hệ thống tư pháp dựa vào mà xét xử các vụ án hình sự. Các phiên tòa
xử theo luật này có tên là tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm.
Một mục tiêu của luật này
là “không để lọt tội”. Bởi, hễ phạm tội tất sẽ bị xử. Tuy nhiên, nay đã là thời
văn minh tri thức, tư pháp không thể vận hành như thời văn minh nông nghiệp.
Nói khác, ngày nay, nếu quá nhấn mạnh phương châm “không để lọt tội”, sẽ rất dễ
dẫn đến “suy đoán có tội” (vì chỉ sợ lọt tội).
Ngay khi Quốc Hội thảo luận
để thông qua luật tố tụng mới (2015) chuyển từ xét xử thẩm vấn sang xét xử
tranh tụng, với nguyên tắc suy đoán vô tội, đồng chí Nguyễn Hòa Bình (vừa là
chánh án, vừa là đại biểu của dân) đã nói một câu thể hiện sự kiên định nguyên
tắc “suy đoán có tội”. Vĩnh viễn, câu này sẽ gắn chặt với hình ảnh chánh án
Nguyễn Hòa Bình (xem hình).
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-2-2.jpg
Câu nói để đời năm
2015, thề không buông bỏ nguyên tắc suy đoán có tội Nguồn: Internet
Buồn thay, ở nước ta, tới
tận hôm nay, quan chức tư pháp – do di căn tư tưởng đấu tranh giai cấp – vẫn
đưa phương châm này lên vế đầu (còn nguyên tắc “không để oan sai” xuống vế thứ
hai). Điển hình là khi họ ngồi dưới cái quốc huy “bánh xe-bông lúa” (công-nông,
với công cụ lao động là búa liềm của nền văn minh nông nghiệp) để xử những người
khác chính kiến mà họ coi là “thù địch”.
b- Còn bộ Luật hình sự “hình thức” – gọi là Luật tố tụng – ghi cách thức:
điều tra, tạo hồ sơ vụ án, viết cáo trạng và cách xét xử một vụ án. Đối tượng bị
luật này soi chiếu chính là những cá nhân và tập thể trong hệ thống tư pháp.
Tác dụng của nó là trừng trị những người gây ra oan sai cho các bị cáo mà họ khởi
tố. Khẩu hiệu “không bỏ lọt tội, không để oan sai” sẽ còn được các đồng chí cao
cấp ngành Tư Pháp lải nhải lâu dài, rác tai… mà lẽ ra phải được thay bằng “thà
lọt tội còn hơn oan sai” vì nó phù hợp với nguyên tắc “suy đoán vô tội”.
2- Tòa giám đốc thẩm và tòa
tái thẩm
a-
Tòa giám đốc thẩm xét xử một bản án dù nó đang có giá trị thi hành
Một bản án đã có giá trị
thi hành (phúc thẩm) nhưng nếu phát hiện có những vi phạm luật tố tụng (luật
hình thức) vẫn cứ bị đưa ra tòa giám đốc thẩm để xem xét lại. Câu hỏi là quá
trình hình thành bản án này, “có” vi phạm hay “không” vi phạm Luật Tố Tụng (?).
Nếu “có” vi phạm, bản án này phải bị hủy để điều tra lại, xử lại. Bản án mới
(sau khi đã loại bỏ các vi phạm) không nhất thiết phải giảm án hoặc tha bổng,
mà có thể vẫn giữ mức án như cũ, thậm chí tăng hình phạt. Mức án mới ra sao,
không quan trọng. Quan trọng là bị cáo đã được xét xử đúng pháp luật.
Ví dụ, trường hợp vụ Hồ
Duy Hải, nếu các chứng cứ (sau khi điều tra lại) vẫn chứng minh người này thật
sự là thủ phạm (giết tới hai mạng người), thì tử hình là đúng tội, thỏa đáng,
không oan. Chính do vậy, trong các văn bản đề nghị giám đốc thẩm (của luật sư,
gia đình bị cáo, hoặc của VKS) đều chỉ nhấn mạnh tới những vi phạm luật tố tụng,
để bị cáo được xử lại. Kết quả “xử lại” ra sao là việc của tòa. Vấn đề là khi xử
phải tuân theo pháp luật, phải áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, phải có
tranh tụng và tranh tụng phải đi đến kết luận.
Lần đầu tiên trong Lịch Sử
tư pháp nước ta, một nhân vật thăng tiến từ cơ quan Điều Tra, lên VKS tối cao,
rồi Tòa tối cao đều dính dáng tới vụ Hồ Duy Hải, cuối cùng lại chủ tọa phiên
tòa giám đốc thẩm vụ này. Những điều lẽ ra bị cấm đoán lại hiện hữu rất vô tư ở
nước ta.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-17.png
Nhân vật Ba trong Một:
Điều tra, Truy tố, Xét xử. Nhưng có người cho rằng ông đóng tới 4 vai. Đó là
khi ông mang huy hiệu đại biểu quốc hội, báo cáo trước QH về vụ Hồ Duy Hải sau
khi ông đích thân chủ tọa phiên giám đốc thẩm. Nguồn: Internet
b-
Tòa tái thẩm
Thực tế, không thiếu những
bản án dựa trên các chứng cứ vững chắc, xác đáng, khiến phạm nhân bị phạt tù, kể
cả tử hình… được mọi người coi là thỏa đáng. Bỗng nhiên, xuất hiện một chứng cứ
mới, quan trọng tới mức có thể làm thay đổi bản án này, thì vẫn phải mở phiên
tòa xét lại bản án cũ. Đó là phiên tòa tái thẩm. Dẫu bị cáo đã thụ án xong, thậm
chí đã chết (do ốm, do già, do tử hình) vẫn phải mở phiên tòa này – để minh oan
cho người lương thiện – nếu bị oan thật.
Tóm lại, trên lý thuyết,
không nhất thiết phiên tòa tái thẩm buộc phải minh oan cho bị cáo. Vấn đề là
khi xử tái thẩm phải tuân theo pháp luật, phải áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô
tội”, phải có tranh tụng và tranh tụng phải đi đến kết luận. Câu hỏi phải trả lời
là: Với chứng cứ mới vừa được phát hiện, liệu bị cáo có bị oan hay không? Câu
trả lời vẫn chỉ là chọn một – giữa “có” và “không”.
Nếu phiên giám đốc thẩm xử
theo luật tố tụng (luật hình thức) thì phiên tái thẩm xử theo luật hình sự (luật
nội dung). Điều này không khó hiểu. Vụ Hồ Duy Hải – dẫu đã có kết quả giám đốc
thẩm – nếu có chứng cứ mới, vẫn phải lập phiên tòa tái thẩm.
Rất nhiều tư liệu giúp
chúng ta tự tìm hiểu về hai loại tòa này. Đơn cử: Phân biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm — So sánh giữa giám đốc thẩm và tái thẩm
II. Nếu Thường vụ
Quốc hội yêu cầu… thì sao?
1- Theo luật, Hồ Duy Hải còn
cơ hội nào sống sót?
Phiên giám đốc thẩm đã
bác bỏ toàn bộ mọi luận cứ của nơi kháng nghị, gồm VKSNDTC và luật sư, với số
phiếu thuận đạt 17/17 = 100%. Chưa nói về luận cứ bác bỏ là vững chắc hay thiếu
căn cứ. Theo luật, không một cơ quan nào có quyền kháng nghị bản án của phiên
tòa giám đốc thẩm. Đúng, không thể kháng nghị, nhưng vẫn có quyền đề nghị, kiến
nghị.
Trước khi bàn về phiên
tái thẩm mà chúng ta mong muốn – để cho Hồ Duy Hải có cơ hội sống sót – hãy rà
soát Luật coi thử Hồ Duy Hải còn cơ hội nào thoát chết hay không.
a-
Đầu tiên, Hồ Duy Hải vẫn còn quyền làm đơn xin chủ tịch nước ân xá
Muốn vậy, Hải phải thừa
nhận mình có tội. Nếu được ân xá, án tử hình sẽ đổi thành án chung thân. Khả
năng này tiệm cận 0% hiện thực, thậm chí còn là “âm”, vì (theo cáo trạng) Hải
đã giết tới 2 mạng người một lúc, giết dã man, tàn bạo, lại thêm thái độ ngoan
cố (nhiều lần chối tội)… Đã vậy, còn thêm tội cướp tài sản, bị xử 5 năm tù. Tổng
hợp hai bản án (giết người và cướp của) làm sao thoát chết?
Do vậy, phải do Hải tự
suy nghĩ và tự quyết định chuyện viết đơn xin ân xá. Còn những người ngoài cuộc
(như chúng ta, thấy rõ Hải bị oan) có lẽ không ai có dã tâm (như luật sư Võ
Thanh Quyết) để xui Hồ Duy Hải làm đơn xin ân xá (đã không thoát chết,
mà còn mãi mãi đeo cái án giết người). Trên internet, rất nhiều người nói về vị
LS này.
Tiện đây, xin nói thêm
cách mà tòa án nước ta khiến bị cáo phải chết đứ đừ, không kịp ngáp. Đó là họ
thêm một tội hình sự kèm với án tử. Như trong cáo trạng đã viết, thì Hồ Duy Hải
– sau khi ý định ban đầu (là quan hệ tình dục), nhưng không đạt – đã tức giận
mà giết nạn nhân. Rồi nhân đó, lục lọi để lấy tài sản (vẫn theo cáo trạng).
Nếu đúng như vậy, đó
không phải là hành vi “cướp tài sản”. Để gọi là tội “cướp tài sản” trước hết phải
có ý định ban đầu (nhưng cáo trạng không nói thế). Bước thứ hai, là dùng sức mạnh
khống chế chủ nhân (kể cả giết). Và cuối cùng là chiếm đoạt tài sản. Nói khác,
mục đích của việc gán thêm tội nào đó (ví dụ, cướp tài sản) là cách làm quen
thuộc, chỉ nhằm để Hải không thể thoát được án tử mà thôi.
b-
Các cơ hội khác: vẫn còn, nhưng rất mong manh
Theo luật (điều 404 Bộ luật
tố tụng hình sự), nhiều cơ quan cấp cao có thể đề nghị Hội Đồng thẩm phán tối
cao “xem xét lại” cái Quyết Định giám đốc thẩm. Như trên đã nói, đây là đề nghị,
kiến nghị, chứ không phải kháng nghị.
– Cao nhất là Ủy
ban thường vụ Quốc hội. Ủy ban này có thể “yêu cầu” xem xét lại bản
án giám đốc thẩm. Nơi phải thực hiện yêu cầu này chính là nơi đã ban hành bản
án.
– Thấp hơn, là
các cơ quan ngang cấp với nơi ban hành bản án. Gồm có Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKDNS Tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao... Từ ngữ sử dụng (không
phải là “yêu cầu”), mà là “kiến nghị”. Khi được các cơ quan này kiến nghị (tất
nhiên kèm theo lập luận và chứng xứ), nơi ban hành bản án sẽ “cân nhấc” coi thử
có chấp nhận kiến nghị này hay không. Muốn vậy, phải có một cuộc họp của toàn
thể Hội Đồng thẩm phán, với câu hỏi: Chúng ta có chấp nhận cái “kiến nghị” này
hay không. Phải được quá 50% đồng ý, mới có cuộc họp thứ hai (để xem xét) và phải
có 2/3 đồng ý, bản án mới được thay đổi. Với thủ tục nhiêu khê này, với cái Hội
Đồng từng bỏ phiếu 100% giết Hồ Duy Hải, thử hỏi: Hải có thể hy vọng thoát chết
hay không?
Xin chú ý hai điều sau
đây:
– Hội Đồng Thẩm
Phán (của) Tòa án ND tối cao là một tổ chức (đơn vị) nằm trong biên chế
của Tòa án tối cao. Hội Đồng này hiện nay gồm 17 người và có những nhiệm vụ đã
được quy định. Trong đó, có một nhiệm vụ là cử ra một số thành viên chủ trì các
phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Số lượng thẩm phán được cử vào nhiệm vụ
này (phải là số lẻ) là từ 5 vị trở lên. Như vậy, nếu trong một ngày có tới 3
phiên tòa giám đốc thẩm, Hội Đồng vẫn có đủ người đảm trách. Có thể tạm gọi đây
là “Hội Đồng xét xử” (cho một vụ án cụ thể). Cái Hội Đồng nhỏ này nếu có gì sai
sót sẽ bị kiến nghị, và nó sẽ bị cái Hội Đồng lớn (17 người) “xem xét lại” những
Quyết Định của nó.
– Nhưng trong vụ Hồ Duy Hải
(vừa qua), số thẩm phán được cử điều khiển phiên tòa giám đốc thẩm không phải
là 5, 7 hoặc 9… mà là 17 người (100%). Dư luận cho rằng, đây là sự cố ý nhằm những
mục đích khác nhau. Trong đó, một mục đích là tạo ra tình trạng oái oăm, khó xử,
nếu có khiếu nại về cái phiên tòa giám đốc thẩm này. Lúc này, Hội Đồng thẩm
phán tối cao (17 vị) sẽ “xem xét” cái Hội Đồng xét xử (cũng gồm 17 vị). Đó là
ta xem xét mình. Trong trường hợp này, chẳng cần cắt nghĩa dài dòng, ai cũng thấy
số phận của Hồ Duy Hải vẫn rất bi đát.
2- Chỉ còn hy vọng vào phiên
tòa tái thẩm
a-
Chớ trông mong cuộc họp nội bộ của Hội Đồng thẩm phán
Như trên đã nêu, nếu việc
giải oan cho Hồ Duy Hải chỉ trông cậy vào việc họp hành trong nội bộ của Tòa án
Tối cao (dù được một cơ quan – cũng cấp cao – kiến nghị) chúng ta vẫn rất khó
tin rằng Hồ Duy Hải sẽ thoát chết. Vì ngay tại phiên giám đốc thẩm, thiên hạ
nhìn vào, dư luận xôn xao, chứng cứ đầy rẫy… mà toàn thể Hội Đồng xét xử còn vi
phạm các thủ tục và nguyên tắc, để đi đến chỗ đồng thanh hô “giết! giết!” thì
khi họp nội bộ – dưới sự chủ tọa của đồng chí Nguyễn Hòa Bình, bí thư Trung
ương, hỏi ai dám hô khác?
b-
Khốn nỗi phiên tái thẩm vẫn do Tòa Tối cao phụ trách
– Đúng vậy, chúng ta mong
có phiên tòa tái thẩm; khổ nỗi phiên tòa này vẫn do đồng chí Nguyễn Hòa Bình ký
quyết định thành lập và vẫn là các thành viên “hô giết” điều khiển phiên tòa.
Đúng vậy! Và nhiều tình huống có thể xảy ra. Rất có thể, đồng chí chánh tòa sẽ
cử toàn bộ 17 người tham gia phiên tòa này – nghĩa là, 17/17 sẽ cùng hô lại “giết!
giết!”. Cũng có thể, đồng chí chẳng cử ai, lấy cớ rằng họ đã tham gia phiên tòa
giám đốc thẩm (xử tử Hải) thì nay không thể tham gia phiên tòa có khả năng cứu
Hải. Xin nhớ, đây là vị chánh tòa đã từng bất chấp nguyên tắc và luật lệ.
c- Nhưng có điều khác rất cơ bản
Phiên tòa công khai khác
biệt cơ bản với cuộc họp nội bộ để “xem xét” các kiến nghị. Như phần đầu đã
nói: Nguyên nhân phải lập phiên tòa tái thẩm là do xuất hiện những chứng mới
(trước đây chưa từng biết) khiến vụ án thay đổi lớn. Vấn đề là phải tìm cho ra
những chứng cứ mới, và cắt nghĩa thế nào là mới. Nếu chứng cứ mới thật sự là “mới”
và tác dụng của nó thật sự làm thay đổi bản án – không thể bác bỏ – thì không
phải.
Phiên tòa là hoạt động
công khai của Hội Đồng thẩm phán, mọi người trông vào; do vậy rất khác với các
cuộc họp “xem xét lại” bản án trong nội bộ.
Mời đón đọc phần B.
No comments:
Post a Comment