Những
câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 5)
Nghiêm
Huấn Từ
09/08/2020
https://baotiengdan.com/2020/08/09/nhung-cau-hoi-ve-vu-ho-duy-hai-va-le-dinh-kinh-bai-5/
Tiếp theo
bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối
ưu?
Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời!
Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án và
Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải
***
Bài
5 : Chặng đường gian lao đi đến phiên
giám đốc thẩm
Vụ Hồ Duy Hải thật ra
không phức tạp. Hai cô gái nạn nhân đều đã có người yêu, trong đó cô lớn đã dự
định làm đám cưới. Gặp cản trở từ gia đình, cô này chuyển sang đối tượng mới
nhưng vẫn chưa thể dứt tình với người cũ. Chuyện này không lạ.
Khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã triệu tập đầy đủ các nghi phạm cũng như các nhân
chứng. Chỉ cần khai thác và sàng lọc trong số này sẽ tìm ra hung thủ. Người này
rất quen và rất thân với hai nạn nhân, vì anh ta vẫn ở lại trụ sở khi đã hết giờ
làm việc, lại còn tổ chức ăn uống và sau đó còn đi mua trái cây tráng miệng.
Cách giết người bộc phát,
dứt khoát và dã man nói lên lòng thù hận, ghen tức cao độ, mà không phải vì mục
tiêu cướp tài sản hoặc nhất thời nảy sinh ý đồ hiếp dâm.
Một vụ trọng án với hai mạng
người khiến dư luận hoang mang, cơ quan điều tra phải khẩn trương tìm ra thủ phạm
thật sớm. Chính lúc này, vì muốn bao che thủ phạm, nên phải tìm người thay thế.
Chủ trương phải từ một cấp cao, không thể từ những điều tra viên cụ thể hoặc từ
những cấp trên trực tiếp của họ. Từ đây, vụ án dần dần mang tính chính trị, thể
hiện những đặc trưng của tư pháp dưới chế độ không tam quyền phân lập.
Vụ Lê Đình Kình cũng sẽ
thể hiện như vậy, dù bề ngoài rất khác nhau.
1- Diễn biến vụ án từ 2008 tới
nay: 3 chặng
Vụ Hồ Duy Hải tới nay đã
12 năm rưỡi. Đây là thời gian diễn ra liên tục cuộc đấu tranh giữa phía “buộc tội”
và phía “gỡ tội”. Quãng thời gian dài dằng dặc này của Hồ Duy Hải (nhất nhật
tại tù, thiên thu tại ngoại) chưa cần lịch sử đánh giá và phân đoạn, vẫn được
dư luận thời nay chia thành 3 chặng, tương tự như lịch sử chống Pháp 9 năm được
cụ Trường Chinh chia ra 3 thời kỳ (Phòng ngự, Cầm cự và Phản công).
a)
Chặng đầu: 2008-2012, phía buộc tội tạm thắng
– Nói chung, trong 4 năm đầu, Tư Pháp nước ta (đứng đầu là các đồng chí Trương Hòa
Bình và Nguyễn Hòa Bình) nhờ quyền lực tuyệt đối đã thắng chàng trai 23 tuổi chỉ
mê xem bóng đá và cá cược. Sự kháng cự của gia đình và luật sư tuy chưa hiệu quả,
nhưng rất kiên trì, đã tạo được dư luận dù chưa mạnh, nhưng không thể dập tắt,
cả trong nước và lan ra quốc tế.
– Cụ thể, năm 2008 và
2009 các chánh án tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều dõng dạc tuyên tử hình Hồ Duy Hải.
Quyền trong tay, thắng kiểu này dễ ợt.
Tuy nhiên trước tòa, luật
sư Nguyễn Văn Đạt đã nêu ra tới 40
điều mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án. Ví dụ, rất nhiều lời khai của
nhân chứng trước khi Hải bị bắt thì bị loại bỏ khỏi hồ sơ, do
vậy trong hồ sơ hầu hết là lời khai của nhân chứng sau khi Hải
bị bắt. Và ông thách công tố viên tranh luận, nhưng người này tỏ thái độ ngạo
nghễ, với câu nói gọn lỏn “VKS bảo lưu quan điểm truy tố”…. Đây là cách trả lời
quen thuộc khi tòa án vẫn xử theo luật tố tụng cũ (2003), lấy thẩm vấn là hoạt
động chính tại phiên tòa.
Thế là, vị luật sư quyết
theo đuổi vụ án. Cụ thể, ông đã 43 lần gửi đơn xin kháng nghị giám đốc thẩm cho Hải.
Các chứng cứ chủ yếu được nêu ra, gồm: Hải không thể có mặt lúc 19h30′ tại hiện
trường; hung khí mua ngoài chợ và hiện trường không có dấu vân tay của Hải. Do
vậy, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong nhiệm kỳ của mình (2006-2011)
đã hai lần yêu cầu các cơ quan tố tụng báo cáo về vụ án. Vì vậy, Hồ Duy Hải
tạm chưa bị hành hình.
– Nhưng tới lá đơn năm
2012 của luật sư Trần Hồng Phong (thay luật sư Đạt sang Mỹ đoàn tụ gia
đình) cũng đề nghị giám đốc thẩm cho Hồ Duy Hải thì bắt
đầu có tác dụng. Đơn này dài tới 20-30 trang, với các bằng chứng vững chắc, tin
cậy, về sự ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Do vậy, chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải
đề nghị hai ông chánh tòa tối cao Trương Hòa Bình và viện trưởng VKSTC Nguyễn
Hòa Bình cho ý kiến, khiến hai ông này phải có tờ trình (nội dung là: đã
xử “đúng người, đúng tội”) gửi lên.
Dựa vào các Tờ Trình của
hai ông này, chủ tịch nước đã bác bỏ đơn của Hồ Duy Hải. Đó là ngày 17-5-2012.
Thắng kiểu này dễ như bỡn, nhưng hai ông “tối cao” từ đó trở thành tác giả của
các “tờ trình giết người” nói trên. Về sau, muốn gỡ cũng không nổi (ví dụ, sáu
năm sau, ngày 23-7-2018, văn phòng chủ tịch Trần Đại Quang hỏi về vụ này, các
ông vẫn phải khẳng định như vậy). Dư luận từ 2012 bắt đầu nhận ra: Vụ này có
oan sai, có thể do cố ý.
–
Thua nhưng vẫn kháng cự, không bỏ cuộc
Như trên đã trình bày,
trước âm mưu đẩy Hồ Duy Hải vào số phận chịu tội thay cho hung thủ (nghi can
Nguyễn Văn Nghị), gia đình và luật sư của bị cáo vẫn không đầu hàng. Bà Loan, mẹ
Hồ Duy Hai đã sao chép các lá đơn nói trên và gửi khắp nơi, kể cả gửi cho báo
chí.
Tuy nhiên, thời điểm này,
luật sư và gia đình vẫn chưa phát hiện thêm những chứng cứ (bút lục) bị cố ý loại
bỏ ra khỏi hồ sơ vụ án.
b)
Chặng thứ hai: 2012-2016, thêm nhiều chứng cứ mới
– Đây là chặng phía gỡ tội
lấy lại thế cân bằng. Và bắt đầu dấn bước.
Điểm qua vài sự kiện qua các năm:
– Năm 2013, ông Nguyễn Thanh Chấn được giải oan, khiến dư luận và
báo chí rộ lên, so sánh vụ này với vụ Hồ Duy Hải.
– Năm 2014: Xứng đáng là
năm bản lề. Phía các đồng chí “tối cao” chán ngấy tận cổ vụ án này. Nuốt vào
hay khạc ra, đều vướng. Và các đồng chí nhận ra thời gian không ủng hộ mình.
Càng để lâu, càng nguy hiểm. Do vậy họ quyết định thanh toán.
Ngày 24-11-2014 tư pháp
Long An ký Quyết Định “thi hành bản án”, chỉ dành ra 10 ngày để chuẩn bị mọi mặt,
nghĩa là, đến ngày 5-12-2014, Hồ Duy Hải sẽ may mắn “được” tiêm độc chất (thay
vì bắn “đòm đòm”). Dư luận cả nước lại rùng rùng lên tiếng và hành động đồng loạt,
tới mức văn phòng chủ tịch nước phải ra văn bản khẩn cấp “hoãn chết cho tử tù (xem bài 3). Hồ Duy Hải thoát chết ở phút thứ 89.
Hậu quả tai hại cho phía
kết tội: Chỉ một ngày sau khi hoãn quyết định thi hành án tử hình, Trưởng Phái
đoàn EU tại Việt Nam đã gửi thư hoan nghênh Việt Nam hoãn giết Hải, nhân đây
kêu gọi Việt Nam tha chết cho Hải và mong VN từ nay bãi bỏ án tử hình.
Nói khác: EU theo dõi rất
sát vụ này. Sau đó, trong hầu hết các báo cáo về nhân quyền ở Việt Nam liên
quan đến án tử hình, đều nêu vụ Hồ Duy Hải làm ví dụ, như trong báo
cáo về án tử hình của Tổ chức Ân xá Quốc tế năm 2014, và báo cáo của
Anh về nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam năm 2015 v.v…
Năm 2014 cũng là năm có
nhiều bài báo công khai bênh vực Hồ Duy Hải, tư liệu chủ yếu là khai thác từ lá
đơn đề nghị giám đốc thẩm của luật sư Trần Hồng Phong (nói trên), được gia đình
Hồ Duy Hải khuyếch tán khắp nơi. Ví dụ các bài: Những nghi vấn trong vụ Hồ Duy Hải bị tuyên án tử
— Lật lại vụ án mạng kinh hoàng (nhiều kỳ) v.v…
Qua các bài báo, từ nay,
dư luận biết thêm có nhiều chứng cứ mới bị phát hiện. Đó là các lời khai của 6
nhân chứng (các bút lục) bị tư pháp tỉnh Long An ỉm đi, vì chúng bất lợi cho ý
đồ vu cáo và ngược lại, có lợi cho Hồ Duy Hải.
– Năm 2015, đầu năm, vào
ngày 10/2, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc
hội có Kiến Nghị dài 10 trang, với nội dung “không đủ căn cứ kết tội Hồ Duy Hải”.
Từ đó, “vấn đề Hồ Duy Hải” tồn tại không dứt tại nghị trường QH cho tới tận hôm
nay (2020) và ngày mai. Tuy nhiên, đồng chí Trương Hòa Bình – chánh tòa tối cao
– khi bị chất vấn, vẫn trả lời tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng “chưa có căn cứ kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải“; mặc dù Kiến
Nghị của bà Lê Thị Nga (nói trên) đưa ra tới 4 căn cứ.
Giữa Năm 2015: Ngày
11/5, gia đình Hồ Duy Hải gửi Đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị.
– Cuối năm 2015 sang cả
năm 2016: Các bài báo về vụ Hồ Duy Hải cộng hưởng với vụ giải oan ông Huỳnh Văn
Nén ngồi tù 17 năm. Tới cuối năm 2016, lại một án tử khác, ông Hàn Đức Long được giải oan.
c)
Chặng thứ ba: Từ năm 2016-2000, phía gỡ tội thắng thế
Xin không nói dài vì nó
đang diễn ra và sắp kết thúc. Bài 3 và 4 đã đề cập một phần. Có 5 sự kiện đáng
nói:
– Sự kiện 1: Đó là sự rò rỉ rất nhiều chứng cứ có lợi cho Hồ Duy Hải – từ nội bộ
ngành tư pháp Long An ra ngoài. Do vậy, luật sư nhận được rất nhiều tư liệu
(bút lục) vốn bị rút khỏi hồ sơ nhằm bao che thủ phạm và dùng Hồ Duy Hải làm vật
thay thế. Nói cách khác, trong nội bộ ngành tư pháp vẫn có những con NGƯỜI, dù
họ ở thế lép vế, chưa thể lộ diện.
Ngoài các bút lục (đánh số
thứ tự theo thời gian thu thập được), còn có các bức ảnh chụp hiện trường, khiến
lộ ra hung thủ thuận tay trái (trong khi Hồ Duy Hải thuận tay phải) và ông thẩm
phán có mặt tại hiện trường lại được chỉ định (trái luật) ngồi ghế chánh án.
Một ví dụ khác nói lên sự
lố bịch: Đồng chí Nguyễn Hòa Bình nói rằng sau khi bị bắt (từ ngày 21-3-2008),
Hồ Duy Hải đã tự mô tả hiện trường, gồm cả tự mô tả con dao hung khí, do vậy cơ
quan điều tra mua 3 con dao để Hải nhận dạng (coi, đã dùng dao nào). Nhưng khi
biên bản mua dao bị lộ ra, mới thấy đó là con dao được mua trước khi Hải
bị bắt (mua ngày 20-3-2008).
– Sự kiện 2: Nhờ các chứng cứ mới, ngày 8-6-2017, luật sư gửi đơn Tố Cáo tội làm sai lệch hồ sơ vụ án. Điều 300,
Bộ luật hình sự năm 1999, quy định về “Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án” viết như
sau: “Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán (…) nào mà
thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ
án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án” –
thì có dấu hiệu phạm tội này.
Và khung hình phạt lên tới
15 năm tù. Nói cách khác, phía quen “buộc tội” người khác nay phải lo “gỡ tội”
cho chính mình. Có lẽ nhằm kết thúc gọn vụ này, đúng sáu tháng sau, ngày 7-12-2017,
viện trưởng VKS Long An Đinh
Văn Sang kiến nghị thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải (động
thái này xin để bạn đọc bình luận).
–
Các sự kiện khác: Sự kiện 3,
Chánh tòa tối cao buộc phải mở phiên giám đốc thẩm. Sự kiện 4, Quốc
Hội vào cuộc, khiến phía buộc tội không còn cách nào kết thúc gọn vụ án
và sự kiện 5, đơn tố giác và kêu oan ngay sau phiên giám đốc thẩm,
khiến phía buộc tội chỉ còn lo chống đỡ. Chúng xứng đáng được bàn thành mục
riêng. Không nhiều thì ít, điều này giúp tìm ra cách hữu hiệu để giải oan cho vụ
Lê Đình Kình sắp tới.
(Còn nữa)
No comments:
Post a Comment