Nguyễn Đình Cống
12/08/2020
https://baotiengdan.com/2020/08/12/kinh-nghiem-cua-dang-csvn/
Sự hiểu biết của nhân loại
bao gồm trực cảm, kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm. Từ điển Tiếng Việt định
nghĩa kinh nghiệm như sau: Điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng
trải.
Kinh nghiệm là vốn quý của
một số người, nó không phải rút ra từ lý thuyết, không đến từ sách vở, mà nhận
được từ hoạt động thực tế. Tuy vậy, không phải cứ hoạt động, có tiếp xúc với thực
tế là đương nhiên có kinh nghiệm. Kinh nghiệm chỉ phát sinh khi người ta nỗ lực
suy nghĩ, tìm tòi để khắc phục khó khăn hoặc để làm tốt hơn. Một điều gì mà khi
được người khác dạy, phổ biến thì đó là kiến thức được truyền đạt chứ không phải
là kinh nghiệm của bản thân. Một điều do tự nghĩ ra thì đó là sản phẩm của trí
tuệ chứ cũng không phải là kinh nghiệm.
Trong các báo cáo thành
tích thi đua của cá nhân, của đơn vị phải có mục “sáng kiến, kinh nghiệm”. Muốn
được công nhận danh hiệu thi đua hoặc được khen thưởng phái có mục ấy. Không có
thì sáng tác ra, miễn là viết được vài dòng. Bịa đặt cũng được, viết sai cũng
xong vì có ai đem ra soi xét, phân tích hoặc phổ biến đâu mà lo. Có càng nhiều
kinh nghiệm càng được đánh giá cao.
Trên tinh thần ấy, mỗi lần
đại hội đảng các cấp, trong báo cáo chính trị nhất thiết phải có các kinh nghiệm
quý giá. Cũng có lúc người ta thay từ Kinh nghiêm bằng Bài học. Trong các báo
cáo ở đại hội trung ương mỗi kinh nghiệm được viết khá dài, khoảng từ 60 đến
trên trăm chữ. Xin điểm lại vài đại hội gần đây, mỗi kinh nghiệm được tóm tắt
trong một vài chữ, nói lên ý chính.
.
Đại hội X:
1- Phải kiên định Mác Lê
trong mọi công việc.
2- Kế hoạch, đổi mới phải
đồng bộ và kế thừa.
3- Vì lợi ích của nhân
dân.
4- Kết hợp sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại.
5- Nâng cao năng lực lãnh
đạo của Đảng.
.
Đại hội XI:
1- Kiên trì thực hiện đổi
mới, kiên định Mác Lê.
2- Coi trọng chất lượng
hiệu quả.
3- Kết hợp tăng trưởng
kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
4- Củng cố, xây dựng Đảng.
5- Lãnh đạo phải nhạy
bén, kiên quyết, sáng tao.
.
Đại hội XII:
1- Phải chú trọng công
tác xây dựng Đảng.
2- Nhìn thẳng sự thật,
đánh giá đúng sự thật.
3- Phải đồng bộ các nhiệm
vụ.
4- Kiên trì mục tiêu lâu
dài.
5- Chú trọng hội nhập quốc
tế
.
Dự thào Báo cáo tại đại hội
XIII:
1- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng
và hệ thống chính trị.
2- Dân là gốc.
3- Lãnh đạo phải có quyết
tâm chính trị cao.
4- Xây dựng đồng bộ thể
chế phát triển.
5- Chủ động nắm bắt, dự
báo tình hình
Hình như đại hội nào cũng
phải có đúng 5 kinh nghiệm. Tôi đọc kỹ 20 kinh nghiệm vừa kể mà hoang mang.
Không biết đó có phải là kinh nghiệm rút ra từ thực tế hay là những vấn đề thuộc
lý thuyết đã được viết trong nhiều sách, trong nhiều tài liệu và những việc cần
làm, do ai đó nghĩ ra. Thử lấy kinh nghiệm số 5 từ dự thảo báo cáo trình đại hội
XIII để soi xét.
“Năm là chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng
tình hình, không để bị động, bất ngờ, kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định để phát triển đất nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện
và sâu rộng trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đánh giá đúng
xu thế, nắm bắt trúng thời cơ, xử lý đúng đắn, hiệu quả mối quan hệ với các nước
lớn và các nước láng giềng, phát huy hiệu quả sức mạnh của đất nước, khai thác,
sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quóc trong tình hình mới”.
Xin hỏi các vị viết ra
câu khá dài trên đây, các vị có biết thế nào là kinh nghiệm và định nghĩa về
nó? Nếu biết thì hãy chỉ ra kinh nghiệm ở chỗ nào trong câu vừa dẫn. Phải chăng
đó chỉ là một số công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau được đem trộn lẫn,
chúng không phải “có được do tiếp xúc với thực tế” mà là sản phẩm tư duy của một
vài đầu óc thiểu năng trí tuệ. Các đầu óc ấy đã bị xơ cứng vì thuộc quá nhiều
khẩu hiệu và được đặt trong văn phòng sang trọng, đầy đủ tiện nghi.
Xin các vị làm tuyên giáo,
các vị trong Hội đồng lý luận phân tích câu trên xem nó là kinh nghiệm loại gì,
được rút ra từ thực tế nào. Phải chăng việc “chủ động nghiên cứu…; kiên trì giữ
vững độc lâp… và khai thác sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực…” là cùng loại
công việc, cùng lĩnh vực, cùng một loại kinh nghiệm nên được ghép chung.
Đem trộn những khái niệm,
những công việc khác nhau vào cùng một đề mục với sự trình bày lủng củng, chứng
tỏ tư duy thiếu mạch lạc, thiếu hệ thống. Đem biến những suy nghĩ về công việc
thành kinh nghiệm là một sự ngụy biện, tráo trở.
Kinh nghiệm
mà không phải kinh nghiệm thật thì đó là kinh nghiệm dỏm. Phải chăng là sự dối
trá, bịa đặt do bệnh thành tích dỏm sinh ra. Ô hô, văn kiện viết như thế này
thì làm sao thành văn bia được để thỏa lòng mong đợi?
No comments:
Post a Comment