ĐỀ THI NGỮ
VĂN – GÓC NHÌN CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC CHUYÊN MÔN
https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2078337718966314
Giáo sư toán học Lê Dũng
Mưu có nhắn tin, lo lắng về đề thi ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2020. Trong đó là
trích đoạn từ bài thơ “Đất nước”, có câu từ lủng củng, sai nghĩa, lại được đưa
vào sách giáo khoa để giảng dạy mẫu, và chọn làm đề thi ngữ văn tốt nghiệp
THPT.
Học văn là học làm người. Cho nên môn văn là môn học quan trọng bậc nhất
trong chương trình giáo dục phổ thông.
Vì thế, nỗi lo của GS Lê
Dũng Mưu thật đáng trân trọng. Và đó là nỗi lo đúng – ít nhất là theo quan điểm
của GS Lê Dũng Mưu và tôi.
Dưới đây là một vài nhận
xét sơ bộ của tác giả, sau khi xem qua đề thi môn ngữ văn tốt nghiệp THPT năm
2020. Không có ý định áp đặt cách nhìn của tác giả cho người khác.
1. THAM LAM
Có thể đối với các thầy
cô dạy văn, vì là chuyên ngành, có thể làm bài thi rất nhanh, nên không thấy đề
thi tham lam. Còn với nhận thức của tác giả, là người khác chuyên môn, thì đề
thi ngữ văn tốt nghiệp THPT là một đề thi tham lam.
Văn khác với toán. Không
phải đánh dấu vào câu trả lời đúng là được. Không phải giải đúng là được. Câu
trả lời của đề thi văn không phải là “ánh xạ 1-1”.
Thí dụ như câu 1 (2,0 điểm)
trong phần II. LÀM VĂN:
“Từ nội dung đoạn trích ở
phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày”.
Trước hết, đề thi môn ngữ
văn có nên dùng “200 CHỮ” không? Hay là nên dùng “200 TỪ ĐƠN”?
Tiếp đến, đây là một đề
nghị luận. Có người viết chỉ trong vòng 10 phút. Nhưng có người viết 100 phút.
Tuy cùng 200 từ đơn, nhưng giá trị rất khác nhau. Lấy gì làm thước đo để cho 2
bài cùng 2,0 điểm?
Tham lam không chỉ vì quá
dài. Tham lam vì đưa quá nhiều nội dung lớn. Trong đề thi ngữ văn tốt nghiệp
THPT 2020 có đến 3 đề nghị luận. Mà mỗi đề, để có một câu trả lời hay, thì mỗi
câu trả lời là một bài nghị luận cần đến cả trăm phút. Đó là:
– Câu 4 của phần I. ĐỌC
HIỂU: Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại
sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai”? Vì sao?
– Câu 1 (2,0 điểm) trong
phần II. LÀM VĂN:
“Từ nội dung đoạn trích ở
phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày”.
– Câu 2 (5,0 điểm) trong
phần II. LÀM VĂN: Phân tích tư tưởng Đất nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau “Em ơi em… thần thoại”.
Trong một đề thi, mà có đến
3 câu, mỗi câu là một đề nghị luận với các nội dung lớn, thì làm sao có thể có
những bài nghị luận sâu sắc được?
Những người bảo vệ đề thi
sẽ biện luận rằng, nói đề thi tham lam, sao học sinh không kêu, vẫn làm hết
bài, và đều được điểm cao?
Làm hết bài là vì văn
không như toán, viết thế nào cũng xong. Cũng vì thế mà không kêu. Được điểm cao
là do cách cho điểm. Nhưng chắc chắn hai điều dưới đây là đúng:
– Không thể có cách cho
điểm công bằng cho các bài nghị luận.
– Mà quan trọng hơn, là rất
ít những bài nghị luận hay, sâu sắc.
2. VỀ ĐỌC HIỂU
Kỳ thi ngữ văn tốt nghiệp
THPT là để kiểm tra kết quả học tập môn ngữ văn sau 12 năm.
Như đã lưu ý ở trên, học
văn là học làm người. Cho nên phải để cho các em thể hiện mức độ trưởng thành
nhân văn của học sinh.
Bởi thế, theo thiển nghĩ
của tác giả, thì các câu hỏi về đọc hiểu không nên có trong đề thi ngữ văn tốt
nghiệp THPT. Đọc hiểu phải là kỹ năng chuẩn mực sơ đẳng của học sinh sau 12 năm
học phổ thông, giống như biết đọc biết viết, mà không cần thiết phải kiểm tra
cuối kỳ thi THPT.
Phải dành toàn bộ thời
gian trong môn thi ngữ văn tốt nghiệp THPT cho các em nghị luận về một đề tài lớn,
trong đó các em toàn quyền trình bày quan điểm, nhận thức, và phô diễn kiến thức
của bản thân. Qua bài viết sẽ thể hiện sự trưởng thành nhân văn của các em.
3. VỀ ĐỀ THI ĐỌC HIỂU
Đoạn văn trích trong phần
ĐỌC HIỂU của tác giả Inamori Kazuo có chứa đựng những điều chưa logic, dẫn đến
sự ĐỌC HIỂU không đồng nhất. Từ đó câu trả lời sẽ khác nhau.
Ví như đoạn “Có lẽ chúng
chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác
sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại,
không ảo tưởng, không phân tâm”.
Gấu thì mới có kỳ ngủ đông.
Gấu bắc cực thì mới “chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt”.
Mà đó là do di truyền. Còn các loài thực vật thì không có suy nghĩ để đối phó với
mùa đông. Chúng phát triển theo quy luật tự nhiên. Chúng không biết sắp tới là
mùa đông. Nên chúng làm sao mà biết “thực sự sống hết mình cho hiện tại”? Làm
sao chúng có thể “ảo tưởng” “phân tâm” được? “Sống hết mình cho hiện tại”, “ảo
tưởng” “phân tâm” là suy nghĩ của tác giả, không phải suy nghĩ của cỏ cây bắc cực.
Lấy cỏ cây phát triển
theo quy luật tự nhiên để nhắc nhủ con người phải sống hết mình là một lập luận
khập khiễng. Lấy vô tri để áp đặt cho hữu tri là không logic.
Chủ ý “sống hết mình cho
hiện tại”, “phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày” của phần ĐỌC HIỂU trên, có
lẽ gần hơn, chẳng hạn, là lời nói nổi tiếng của Paven Korchagin trong “Thép đã
tôi thế đấy” của Nhicolai Oxtropskii:
“Đời người chỉ sống một lần.
Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống
phí…”.
Nói ra như vậy, không có
nghĩa là phải trích dẫn lời của Paven Korchagin. Mà đó là để minh hoạ, rằng lấy
hữu tri để nói về hữu tri thì mới phù hợp với logic. Có cả ngàn thí dụ phù hợp
khác để trích dẫn.
4. VỀ TRÍCH ĐOẠN THƠ “ĐẤT NƯỚC” LÀM ĐỀ TÀI PHÂN
TÍCH
Vì không thuộc chuyên
môn, nên không dám lạm bàn về đoạn thơ trích dẫn từ “Đất nước” trong trường ca
“Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm. Xin dành cho các nhà thơ, nhà văn,
các nhà lý luận phê bình văn học, và các thầy cô giáo dạy văn bàn luận. Nhưng đọc
thơ thì ai cũng có quyền. Vì vậy, xin có vài nhận xét sơ lược sau với tư cách
là một “người tiêu dùng” của thơ.
Đồng tình với GS toán học
Lê Dũng Mưu, rằng có những câu lủng củng, sai nghĩa. Chẳng hạn: “Nhưng họ đã
làm ra Đất Nước”. Đất Nước không thể làm ra. Hay câu: “Họ truyền giọng điệu
mình cho con tập nói”. Không hay.
Một cách tổng quát, đoạn
trích trên lấy làm mẫu giảng dạy văn học trong sách giáo khoa là một câu hỏi? Lấy
làm đề bài thi ngữ văn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lại cộng thêm một câu hỏi? Bởi
vì có những đoan thơ văn khác xứng đáng hơn trong diễn đạt tư tưởng Đất Nước là
của Nhân Dân.
Thơ, đọc qua một lần
không thuộc 1 câu thì không phải là thơ. Thơ, đọc qua vài lần, cố thuộc mà khó
thuộc, thì càng xa lạ với thơ. Đừng khoác áo trường phái, sáng tạo, tìm tòi.
5. VỀ MỘT XU HƯỚNG CẦN NGĂN CHẶN TRONG BIÊN SOẠN
SÁCH GIÁO KHOA MÔN NGỮ VĂN Ở CẤP TIỂU HỌC
Nhân đề cập đến trích đoạn
“Đất Nước”, lại giật mình liên hệ đến môn ngữ văn đang được biên soạn ở bậc tiểu
học.
Bậc tiểu học là bậc quan
trọng nhất trong tiếp thu tri thức và hình thành nhân cách của mỗi người. Vì thế,
luân lý và văn học được hoà quyện hữu cơ mà truyền dạy cho trẻ em ngay từ khi mới
ra đời. Cũng như thế là thơ ca âm nhạc thanh nhạc. Cũng như thế là các phép
tính cộng trừ nhân chia.
Cho nên, những luân lý
kinh điển, những điển tích kinh điển, những án văn hay nhất, những bài thơ hay
nhất, những bài hát hay nhất, những bản nhạc hay nhất, đều được truyền dạy cho
con người từ thơ ấu. Hãy nhớ đến lời ru của mẹ. Hãy nhớ đến tục ngữ ca dao…
Minh chứng điển hình của sách
giáo khoa thời phong kiến, dạy cho cả vua chúa, thánh hiền lẫn dân thường lúc bắt
đầu đi học là cuốn Tam Tự Kinh. Học Tam Tự Kinh biết được rất nhiều điều.
Không hoài cổ. Thời nay
khác xa thời phong kiến. Nhưng khoa học và giáo dục luôn có tính kế thừa. Không
thể đối xử với khoa học và giáo dục như “cách cái mạng”.
Trong biên soạn sách giáo
khoa ngữ văn cấp tiểu học có hiện tượng cần phải ngăn chặn. Đó là quan niệm cho
rằng trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức, nên không dạy những điều cao xa.
Trẻ nhỏ, chưa đủ nhân thức
về thức ăn thì không được ăn ngon ư?
Trẻ nhỏ, chưa đủ nhân thức
về vẻ đẹp thì không được mặc đẹp ư?
Trẻ nhỏ, chưa đủ nhân thức
về thơ thì không được nghe thơ hay ư?
Trẻ nhỏ, chưa đủ nhân thức
về thanh nhạc thì không được nghe hát hay ư?
Trẻ nhỏ, chưa đủ nhân thức
về âm nhạc thì không được nghe bản giao hưởng du dương ư?
Đó là một quan niệm sai lầm.
Từ đó, những bài thơ hay, những áng văn hay đều chia phần dành cho các lớp trên
để học, để phân tích.
Kết cục, là xẩy ra hiện
tượng, có tác giả biên soạn sách giáo khoa ngữ văn cho cấp tiểu học tự sáng tác
ra các đoạn văn, các bài thơ, các câu chuyện, đưa vào sách giáo khoa làm mẫu để
giảng dạy môn ngữ văn.
Đây là tai hoạ của môn ngữ
văn.
Kho tàng văn học của loài
người và của Việt Nam không thiếu văn thơ để trích dẫn cho sách giáo khoa ngữ
văn bậc tiểu học nói riêng, và bậc phổ thông nói chung. Tại sao phải học văn
thơ và truyện của tác giả biên soạn sách giáo khoa?
Cấm tuyệt đối.
Bất cứ bài thơ, đoạn văn,
câu chuyện nào đưa vào sách giáo khoa phải có nguồn dẫn tác giả. Quan trọng hơn
nữa, phải là những bài thơ, đoạn văn và câu chuyện kinh điển nổi tiếng – đã được
in, đã được truyền đời.
Những bài thơ hay, những
áng văn hay, những điển tích hay, những câu chuyện hay, những bài hát hay – phải
được học từ bậc tiểu học. Có những bài thơ hay, đoạn văn hay, tác phẩm hay – có
thể được dạy nhiều lần ở các lớp khác nhau.
Học một bài thơ hay 10 lần
còn hơn học 10 lần 10 bài thơ không hay.
Hiện tượng tự sáng tác
nêu trên đã tồn tại lác đác. Cần phải cấm tuyệt đối. Để học sinh phổ thông thực
sự được học văn.
Nói đến học văn lại nhớ về
tuổi thơ. Từ lúc chưa biết đọc nhưng nhờ mẹ nhờ bà mà thuộc nhiều thơ ca, trong
đó có Chinh phụ ngâm. Đến bây giờ vẫn văng vẳng bên tai:
Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín lần gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
…
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.
…Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
…Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang…
Trong khi đó, cả cấp 1, đến
bây giờ không nhớ được bài thơ nào. Các bài thơ còn nhớ là nhờ mẹ, nhờ bà, nhờ
dân gian truyền lại, nhờ tự đọc.
Có lẽ chính mình đã không
được học ngữ văn? Nhưng vẫn được học văn.
Học văn để đọc hiểu và viết
đúng ngữ pháp chỉ là thoát nạn mù chữ. Học văn là để thành người.
Bởi thế, học văn không phải
để trả lời theo lời người khác. Học văn là để thể hiện quan điểm của chính
mình.
.
Lâu nay, môn văn tức là
Người đã bị chính trị hóa biến thành công cụ tuyên truyền chính trị mà xao nhãng
việc giáo dục nhân cách làm người..
" Hiện nay người ta chán ghét học văn, học sử là vì dạy văn thì có thật
sự dạy văn đâu, mà là dùng văn để dạy chính trị, chủ yếu để dạy chính trị.
Sử cũng hoàn toàn như vậy "- Nhà văn Nguyên Ngọc đã nói như vậy về việc
dạy và học sử. Còn ông Đinh Kim Phúc một nhà nghiên cứu lịch sử thì nói :"
Người ta đã biến một bộ môn khoa học trở thành một bộ môn chính trị để tuyên
truyền, để minh họa cho đường lối chính sách của nhà nước chứ không phải cho một
ngành khoa học. Vấn đề dạy và học lịch sử hiện nay đã bị bóp méo. Nó được xây dựng
trên một nền tảng không khoa học. Chính vì vậy nên thầy không muốn dạy mà trò
thì không muốn học "..
Hậu quả đã tan nát như hôm nay, với minh chứng vài thống kê trên báo Tuổi trẻ
ngày 26/7/2011 cách đây 6 năm là: Trường đại học Tôn Đức Thắng chỉ có duy nhất
1 bài được điểm 5, tất cả số bài còn lại đều dưới trung bình với tỷ lệ là
99,6%;trường đại học Đà Nẵng có 477 bài thi bị điểm 0, bài thi dưới điểm 5 là
2448 chiếm 99,6 %.. Ai ai cũng đau lòng với kết quả này nhưng có một người rất
bình thản,rất ráo hoảnh một cách tàn nhẫn :" Điểm lịch sử thấp là vấn đề
của thời đại ". Thật đau,khi đây không phải là phát biểu của một tuyên
truyền viên của tình báo Hoa Nam mà là của người đứng đầu Bộ giáo dục.
Cách biện hộ này đúng
không khi so với chỉ một vụ khủng bố mà thanh niên Pháp hừng hực thi nhau tình
nguyện gia nhập quân đội còn thanh niên Việt Nam lại vô tư trước hiểm họa chủ
quyền, ngư dân bị đánh đập, bắn giết..? Chưa kể không ghi cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống năm 1979, Gạc ma...Một nền
giáo dục, một nền văn hoá hủy hoại niềm tin biến sự dâng hiến của anh hùng liệt
sĩ thành kẻ ngu ngốc, chết để làm gì, chết cho ai? Đó là hiểm họa mất nước.
Quá nhiều kẻ lạm dụng quyền lực phá cả đời vẫn chưa biết hổ thẹn, lương tâm vẫn
không cắn rứt mà ngoan cố bòn rút hết ngân khố quốc gia rủ nhau đi du lịch dưới
cái mác đi học xổ số,học chống ngập..Có người đi qua tận Châu Phi xa xôi không
biết để làm gì? Chắc buôn sừng tê giác?
Thứ bần cùng, cơ hội kiếm ăn mà đu bám chiếc ô "chuyên chính vô sản,đấu
tranh giai cấp" lẫn đám cách mạng 30 tháng 4 lêu lổng, ăn xổi ở thì xung
kích nhố nhăng làm osin chính trị để lập công với động cơ thấp hèn "lánh nặng
tìm nhẹ", trốn lính, lấy nhục làm vinh mà cuộc đời mấy chục năm của chúng
đã phá nát dân tộc, nguyên khí quốc gia, phá nát giang sơn Tổ quốc tận cùng như
thế nào? Hãy nhìn xem cựu chủ tịch Hà giang Nguyễn Trường Tô mua dâm học sinh
là ai? Cựu bí thư tỉnh Thừa thiên- Huế Hồ Xuân Mãn khai man chạy chọt danh hiệu
anh hùng dỏm là ai? Cựu bí thư tỉnh Hải Dương Bùi Thanh Quyến đào bỏ ngũ,học vấn
chỉ abc mà ngông nghênh đưa 2 con làm quan lớn và xây biệt thự khổng lồ tại địa
phương là ai? Chủ tịch tỉnh An giang rình rập trang facebook của người hàng xóm
sát vách và tiểu nhân huy động cả hệ thống chính quyền nhanh chóng phạt vạ là
ai? Võ Kim Cự là ai?.v.v..còn rất nhiều không sao kể hết.. Hãy xem chúng là ai,
con đường đi lên của chúng là gì? Tính tình chúng thâm hiểm, khát máu thế nào?
Chúng nhân danh gì mà câu kết,lôi bè kết phái chung hội chung thuyền, bỏ rơi lợi
ích Tổ quốc,Dân tộc? Chúng chẳng những đã cơ hội, cướp công để ăn trên ngồi trốc
rồi mà còn tâm địa hiểm ác cố ý nhồi nhét cho giới trẻ tiếp tục hận thù lẫn
nhau để tàn phá đất nước, phân hóa đến suy kiệt dân tộc như bọn osin chính trị
nhảy nhổm cấm 5 bài hát trước 30/4 với động cơ lập công, khát máu, khôn nhà dại
chợ có lợi cho dã tâm của bọn bành trướng mong muốn dân tộc Việt nam phải lệ
thuộc, tay sai cho chúng (?)..
Còn những người trung trực,khí phách, biết nhận ra và căm thù kẻ thù truyền kiếp,
biết yêu nước thương nòi, biết đoàn kết và hòa hợp hòa giải dân tộc,tài năng, đức
độ, biết chan hòa đến mọi người như tướng Trần Độ, Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt,
Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Trọng Vĩnh..như các nhân sĩ, trí thức
như giáo sư Tương Lai,Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Khắc Mai,Nguyễn Trung, Nguyễn
Đăng Quang.. lại cho cô lập, vô hiệu hóa?..
No comments:
Post a Comment