CỘNG
SẢN HAY KHÔNG CỘNG SẢN?
Dương Quốc Chính
https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1815919248561030
Khá nhiều người cho rằng thể chế hiện nay của VN
hay TQ không còn là CS nữa, thậm chí còn bảo đó là cực hữu (?!). Vậy thực tế VN
và TQ có còn theo thể chế CS hay không?
Để trả lời câu hỏi này
thì cần phân tích xem thể chế CS có những đặc điểm cốt lõi gì và thể chế hiện tại
còn bao nhiêu đặc điểm, rồi mới rút ra kết luận. Bài viết nhằm mục đích chính
là phân tích về thể chế CS và sự biến đổi của nó theo thời gian ở VN. Các bạn
có tin bây giờ là CS hay không là tùy, vì dù sao đó chỉ là cái danh xưng, bản
chất mới quan trọng.
Thực ra ngay cả trước khi
Đông Âu sụp đổ thì hệ thống các nước XHCN vẫn bao gồm nhiều kiểu CS khác nhau,
tức là có nhiều biến thể khác nhau. Hoặc ngay tại chính mỗi nước thì cũng có sự
thay đổi ít nhiều tùy theo người lãnh đạo đảng và hỗ trợ bên ngoài.
Có thể nói CS LX là CS
nguyên thủy, do đó là nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Nhưng CS thời
Lenin cũng có khác thời Stalin, khác thời Khrushchev, Brezhnhev và Gorbachev
(CS đệ tứ của Trotsky chưa nắm được chính quyền nên không tính). Trong đó, CS
thời Khrushchev và Gorbachev là khác biệt hơn, 3 ông còn lại thì tương đối giống
nhau. Khrushchev thì xét lại Stalin và chấp nhận chung sống hòa bình với các nước
TBCN (thực ra là đã đi ngược lại quan điểm CS nguyên thủy của Lenin là không đội
trời chung với TB). Còn Gorbachev thì đã trở thành Tổng thống LX, cải cách đảng
CS rất nhiều, với mục đích đi theo hướng cánh tả Bắc Âu (chưa kịp). Nhưng cho đến
khi LX sụp đổ thì chả có ai coi LX thời 2 ông này không phải là CS.
Trường hợp thứ 2 là Nam
Tư, đây là nước CS nhưng có tinh thần dân tộc cao nhất, ly khai cả LX, nhưng vẫn
là CS. Stalin từng coi HCM là Tito (lãnh tụ CS Nam Tư) của châu Á. Nhưng Nam Tư
vẫn là CS, dù có dân tộc đến đâu.
Trường hợp 3 là Bắc Triều
Tiên, nước này thậm chí còn tuyên bố là đi theo chủ nghĩa Chủ thể (Juche), là một
dạng CS lai phong kiến, cha truyền con nối (không nước CS nào có). Nhưng người
ta vẫn coi BTT là nhà nước CS.
Trường hợp 4 là Campuchia
Dân chủ (Khmer đỏ), Pol Pot học tập theo Mao nhưng cực đoan hóa thêm CNCS, chỉ
có VN là không coi Khmer đỏ là CS! Chắc sợ mang tiếng là ngồi cùng mâm với những
kẻ diệt chủng. Nhưng thực tế Stalin và Mao còn diệt chủng dân nước mình còn nhiều
hơn Pol Pot.
Còn VN và TQ, sự thay đổi
là nhiều nhất. Trong một stt cũ mình đã phân tích, CSVN cũng thay đổi rất nhiều
kể từ khi cướp chính quyền.
Giai đoạn 1945 – 1949 thực
ra chưa hoàn toàn là CS, do chưa có đồng minh CS nào.
Giai đoạn 1949 – 1954 thì
copy mô hình TQ do đã được TQ hỗ trợ, nhưng vì đang chiến tranh Pháp – Việt nên
không thấy rõ ràng.
Giai đoạn 1954 – 1963 đã
rất giống CS Mao ở miền Bắc, lúc đó LX chưa hỗ trợ trực tiếp đáng kể.
Giai đoạn 1964 – 1975 là
sự lai tạp giữa CS TQ và CS LX, do đu dây cân bằng với 2 anh.
Giai đoạn 1976 – 1991, CS
VN copy mô hình LX, do đối đầu với TQ và liên minh với LX. Giai đoạn 1991 đến
nay thì copy mô hình CSTQ (kiểu Đặng) với một vài biến thể nhỏ.
Nhưng cũng phải thấy rằng
giai đoạn trước 1991 thì CSLX đã rất khác với CSTQ, thậm chí hai người anh của
hệ thống XHCN còn đối đầu với nhau về mặt tư tưởng tuy cùng thờ Mác Lê nin.
Nhưng họ đều là CS, không có ai thắc mắc. CSVN có giai đoạn theo mô hình TQ,
lúc theo cả hai, lúc theo LX, tức là biến thể rất nhiều, tùy hoàn cảnh. Ngay cả
đảng viên kỳ cựu cũng chưa chắc hiểu rõ ràng về điều này. Thậm chí chả biết CS
hai nước đó có gì khác nhau. Giai đoạn đó, dù đổi màu như vậy, nhưng CS VN vẫn
có sự khác biệt với hai anh, do chiến tranh liên tục nên tinh thần dân tộc được
đề cao để “giải phóng dân tộc” đánh đuổi đế quốc, thực dân.
CSTQ bắt đầu thay đổi từ
khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình thay thế vào năm 1976. Tạm gọi CS kiểu Đặng là CS
2.0 do sự thay đổi là đáng kể so với những biến thể kể trên ở các nước khác (chỉ
coi là CS 1.x).
CS 1.0 có các đặc điểm chính
là:
– Nhà nước Toàn trị (quản
lý mọi mặt kinh tế, xã hội), hay còn gọi là lãnh đạo toàn diện.
– Xóa bỏ giai cấp bóc lột
(đồng nghĩa với đối đầu với CNTB), không còn người bóc lột người.
– Phân phối lại lợi tức
theo hướng cào bằng, bao cấp, dựa trên tem phiếu và lý lịch.
– Xóa bỏ tư hữu ruộng đất,
thay bằng công hữu.
– Đảng CS độc quyền lãnh
đạo nhà nước (cho dù có thời điểm đa đảng kiểu làm màu).
Khái niệm toàn trị rất rộng,
có thể liệt kê 1 số mặt chính mà nhà nước kiểm soát chặt chẽ là:
– Kinh tế kế hoạch (quốc
doanh), không chấp nhận kinh tế tư nhân.
– Kiểm soát ngôn luận và
tư tưởng (thông qua việc kiểm soát báo chí, xuất bản, giáo dục).
– Kiểm soát cả hành pháp,
tư pháp, lập pháp, công an, quân đội.
– Quản lý các tôn giáo và
xóa bỏ các hội đoàn độc lập.
CS 2.0 có những thay đổi là:
– Chấp nhận kinh tế tư
nhân, nhưng nhà nước vẫn kiểm soát tuyệt đối các ngành kinh tế trọng yếu. Nhà
nước vẫn ưu tiên về cơ hội phát triển cho doanh nghiệp nhà nước đối với các
ngành kinh tế mà tư nhân và nhà nước cùng tham gia. Đặc biệt là quân đội, công
an, đảng vẫn có các công ty trực thuộc, gây bất bình đẳng trong cạnh tranh. Tóm
lại là nền kinh tế tự do có giới hạn đáng kể.
Từ đó chấp nhận giai cấp
bóc lột và xóa bỏ bao cấp tuyệt đối.
– Ngôn luận và tư tưởng
được tự do 1 phần, nhưng vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Vẫn không có báo chí và xuất
bản tư nhân, đã có trường học tư nhân nhưng chương trình giảng dạy bị kiểm soát
chặt chẽ. Có 1 số ít trường quốc tế được tự do đào tạo cùng với 1 số ít dân được
phép du học để tiếp cận nền GD tư bản.
Từ những sự thay đổi
không đáng kể bên trên, ta thấy CS hoàn toàn chưa đổi màu đáng kể mà chỉ là 1 phiên
bản mới, tự do hơn 1 chút về kinh tế, ngôn luận và tư tưởng. Những đặc điểm cơ
bản liên quan đến quyền lực nhà nước thì vẫn giữ nguyên, như đảng lãnh đạo toàn
diện và duy nhất, kiểm soát cả tam quyền lẫn lực lượng vũ trang.
Quan điểm của bạn So Panh
cho rằng CS VN hiện tại là tư bản thân hữu. Người CS chỉ bảo vệ lợi ích phe
nhóm, bảo vệ người giàu, nên đó là cực hữu chứ không còn là cực tả (CS) nữa. Vì
bạn ấy cho rằng CS đấu tranh cho lợi ích của nhân dân lao động, số đông dân
chúng.
Suy nghĩ đó lệch lạc ở chỗ:
Đúng là VN đang là tư bản
thân hữu, nhưng những thứ đó vẫn chỉ dựa trên việc cải cách kinh tế một phần
nói trên, việc cải cách nửa chừng đó mới tạo nên tầng lớp tư bản thân hữu, còn
gọi là tư bản đỏ, vẫn là CS thôi.
Nền tảng cánh hữu đề cao tự
do kinh tế, quy mô nhà nước phải tối thiểu, nhà nước can thiệp rất ít vào kinh
tế, xã hội. Trong khi VN và TQ thì không có chuyện đó. Nên nói VN là cực hữu chỉ
dựa trên việc bảo vệ lợi ích phe nhóm thì quá là nực cười.
CS chưa bao giờ bảo vệ lợi
ích cho đa số dân, mà họ dùng lợi ích nhỏ (thông qua việc bao cấp, phân phối lại
lợi ích theo kiểu cào bằng) cho đa số dân để mị dân. Đó là lý do khiến cho dân
của các nước CS luôn nghèo khổ hơn dân các nước tư bản. CS từ trước đến giờ
cũng chỉ bảo vệ lợi ích của phe nhóm mà thôi, đấy là lợi ích của đảng CS. Lãnh
đạo CS 1.0 bảo vệ lợi ích cho toàn đảng. Còn lãnh đạo CS 2.0 thì bảo vệ lợi ích
cho phe nhóm riêng nhỏ hơn, nhưng vẫn bảo vệ lợi ích chung của đảng. Đó là lý
do mà các phe cánh CS 2.0 có đánh nhau cỡ nào thì cũng không bên nào dám phá bỏ
đảng, xâm phạm quyền lực của đảng.
Nhiều người ngộ nhận rằng
CS 2.0 cho phép tự do ngôn luận, dựa trên sự tự do ngôn luận trên mạng XH. Thực
ra đó là do đảng không thể kiểm soát ngôn luận trên internet chứ không phải họ không
muốn kiểm soát. Nếu họ kiểm soát thì mất về kinh tế sẽ nặng hơn là được về ổn định
chính trị, nên họ chỉ kiểm soát ở mức độ vừa phải, chấp nhận bất ổn chính trị ở
mức chấp nhận được.
Nhiều người ngộ nhận là
bây giờ muốn buôn bán gì cũng được tức là tự do kinh tế. Đó là sai lầm. Vì buôn
bán gì cũng đang bất bình đẳng về cơ hội, phải có quan hệ, phải đút lót thì làm
ăn mới trôi chảy. Ngay trong doanh nghiệp nhà nước thì Viettel cũng đã bất bình
đẳng với VNPT rồi. Bà bàn trà chanh cháu chủ tịch phường đã khác với bọn khố
rách áo ôm khác. Thế sao gọi là tự do kinh tế?
Muốn CS đổi màu hơn nữa
thì người dân cần phải đấu tranh hơn nữa. Chứ đừng tự ru ngủ mình là đã thoát
CS rồi.
No comments:
Post a Comment