Chính
sách ngoại giao của Đảng Dân Chủ bao gồm chỉ trích Trung Quốc, liên minh quốc tế
Megan
Duzor - VOA
19/08/2020
Cương lĩnh hành động do đảng
Dân chủ đề nghị bao gồm chỉ trích tập tục thương mại của Trung Quốc, đề nghị bớt
chi tiêu quốc phòng và chống “chiến tranh kéo dài” trong lúc đảng tìm cách đề
ra mục tiêu của chính sách ngoại giao và nhấn mạnh sự khác biệt với Tổng thống
Donald Trump.
Chính sách căn bản dài 80
trang, sẽ đượ chấp thuận tại đại hội Đảng Dân chủ tuần này, phần lớn có tính
cách biểu tượng vì người dự trù được đảng đề cử là ông Joe Biden không nhất thiết
phải ủng hộ lập trường này. Tuy nhiên, cương lĩnh này phác họa chính thức tầm
nhìn của đảng và những ưu tiên chính sách.
Chính sách được một ủy
ban bao gồm các lãnh đạo Dân chủ soạn thảo, tìm cách nối kết sự cách biệt giữa
cánh cấp tiến của đảng và khuynh hướng ôn hòa hơn của ông Biden. Chính sách được
đề nghị vẫn duy trì các ưu tiên chính sách bao quát của ông Biden, người sẽ chấp
nhận sự đề cử của đảng Dân chủ vào ngày 20/8 tại Delaware, bang nhà của ông.
Chỉ trích Trung Quốc
Trung Quốc đã trở thành một
trong những vấn đề chính sách đối ngoại trọng tâm trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch
Ốc năm 2020, được nâng cao vì cuộc thương chiến của Tổng thống Donald Trump với
Bắc Kinh cũng như đại dịch virus corona.
Trong chính sách nền tảng,
đảng Dân chủ có lập trường cứng rắn chống chính sách thương mại của Trung Quốc
và tìm cách mô tả những nỗ lực của ông Trump đối với Bắc Kinh là chưa đủ cứng rắn.
“Không như Tổng thống
Trump, chúng ta sẽ đối đầu với những nỗ lực của Trung Quốc và những nước khác
đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và sẽ yêu cầu Trung Quốc và những nước khác
ngưng gián điệp trên mạng nhắm vào các công ty của chúng ta,” theo bản dự thảo.
Dự thảo cương lĩnh cũng
chỉ trích hàng tỉ đô la thuế quan áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc trong nỗ lực
đàm phán một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và gọi chính sách thương mại
của ông Trump là “thiếu suy nghĩ” và làm tổn hại nông dân Mỹ.
Ông Trump tìm cách đối
phó với Trung Quốc trên một số vấn đề, bao gồm thương mại, vận dụng tiền tệ, và
sự hung hăng của quân đội Trung Quốc tại Biển Đông. Ông cũng nói Trung Quốc phải
chịu trách nhiệm vì đại dịch virus corona. Hoa Kỳ và Trung Quốc ký giai đoạn đầu
của thỏa thuận thương mại vào tháng 1 năm nay, nhưng những cuộc thương thuyết về
giai đoạn hai bị trì trệ.
Ông Biden chỉ trích những
tập tục thương mại của Trung Quốc là “lợi dụng” và phê phán hồ sơ nhân quyền của
nước này. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải làm việc với đồng minh quốc tế để
chống lại Trung Quốc.
Liên minh Quốc tế
Ông Charles Stevenson,
giáo sư chính sách ngoại giao Mỹ tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến thuộc
Đại học Johns Hopkins (SAIS), lập luận rằng sự khác biệt quan trọng về chính
sách ngoại giao giữa ông Trump và ông Biden là “ông Trump dùng chủ nghĩa đơn
phương quyết đoán” trong khi ông Biden nói rõ là ông muốn trở lại mô thức ngoại
giao “quốc tế, hợp tác, ủng hộ liên minh” thường thấy trong những chính quyền
trước đây.
Ông Trump tiến hành chính
sách ngoại giao khác hơn nhiều so với hầu hết các đời Tổng thống trước, công
khai đặt nghi vấn về giá trị của các liên minh và tổ chức quốc tế bao gồm NATO,
WTO và WHO.
Đảng Dân chủ dành một số
trang trong cương lĩnh hành động tập trung nói về liên minh quốc tế. Đảng cáo
buộc ông Trump “tấn công nguồn sức mạnh của chúng ta, khoét rỗng chính sách ngoại
giao Mỹ, vứt bỏ những cam kết quốc tế, làm suy yếu liên minh của chúng ta và
làm hen ố tính khả tín của chúng ta.”
Đảng hứa sửa chữa lại điều
mà họ xem là những quan hệ đổ vỡ với các chính phủ trên thế giới, bao gồm Châu
Âu và Châu Phi.
Quốc phòng và quân số
Cương lĩnh của Đảng Dân
chủ kêu gọi giảm chi phí quân sụ, trái ngược mạnh mẽ với ông Trump. Ông Trump
là người hết sức bênh vực gia tăng chi tiêu quốc phòng và cảnh báo đảng Dân chủ
sẽ làm suy yếu quân đội.
Cương lĩnh của đảng Dân
chủ cũng kêu gọi “đưa các cuộc chiến bất tận tới một sự chấm dứt có trách nhiệm.”
Cả hai ông Trump và ông
Biden đều cam kết giảm quân số Mỹ ở nước ngoài.
Cuộc bầu cử tháng 11
Dù các vấn đề về chính
sách ngoại giao có thể đưa đến tranh luận quyết liệt giữa hai đảng, nhưng ít
khi là vấn đề hàng đầu của cử tri Mỹ.
Trong cuộc thăm dò do
Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện tháng này, 79% cử tri cho biết kinh tế là vấn
đề quan trọng nhất đối với lá phiếu của họ. Vấn đề quan trọng tiếp theo là bảo
hiểm sức khỏe và việc bổ nhiệm ở Tối cao Pháp viện. Chính sách ngoại giao đứng
hàng thứ 6 trong danh sách, với 57% cử tri cho đây là vấn đề rất quan trọng đối
với lá phiếu của họ.
No comments:
Post a Comment