Chiếm
biển, đoạt sông, nhân tai và thiên tai
19-8-2020
https://baotiengdan.com/2020/08/19/chiem-bien-doat-song-nhan-tai-va-thien-tai/
Tin tức khắp các trang
tin quốc tế sáng nay: Nước sông Dương Tử của Trung Quốc và các phụ lưu dâng lên
mức nguy hiểm sau nhiều ngày mưa lớn đã dẫn tới kích hoạt cảnh báo động ứng phó
khẩn cấp chưa từng có.
THIÊN TAI KHỐC LIỆT…
Tỉnh Tứ Xuyên ở tây nam
Trung Quốc, lần đầu tiên kích hoạt ứng phó lũ lụt mức cao nhất, khi nước dâng tới
các di sản thế giới như Cửu Trại Câu và Lạc Sơn Đại Phật.
Theo Tân Hoa Xã, mưa liên
tục đã khiến 22 con sông lớn ở Tứ Xuyên vượt mức cảnh báo lũ lụt. Các dòng sông
dâng cao đã làm ngập một số khu vực đô thị ở Nhã An và Lạc Sơn. Chính quyền địa
phương đã sơ tán hơn 100.000 người bị ảnh hưởng bởi thảm họa.
Cơ quan kiểm soát lũ lụt
và cứu trợ hạn hán của tỉnh đã nâng phản ứng lên cấp 1, mức cao nhất trong hệ
thống ứng phó khẩn cấp 4 cấp, vào lúc 5 giờ sáng ngày 18.8. Thành phố Nhã An phải
di tản hơn 36.000 người lúc sông tràn bờ ngày 17/8.
…THÌ KỆ THIÊN TAI. NHÂN TAI VẪN
CÀN QUẤY, ÁP ĐẢO
Tàu cá TQ thiện chiến:
Sau hơn 100 ngày đơn phương (áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông có hiệu
lực từ ngày 1 tháng 5 năm 2020 đến ngày 16 tháng 8 năm 2020) với phạm vi cấm
đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông, bao gồm cả một phần vịnh Bắc
Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, tàu cá TQ bắt đầu tràn xuống
biển Đông.
Theo Tân Hoa xã, nhiều
làng chài phía nam Trung Quốc đã làm lễ trước khi ra biển ngày 16/8, trên các cảng
cá, hoạt động chuyển lương thực đã diễn ra tấp nập…
Thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu biển Đông lâu năm, hôm
17/8 đã nhận định: “Mỗi ngư dân xuất hiện trên biển là cột mốc sống về chủ
quyền. Nếu chủ quyền một quốc gia trên biển không được thể hiện bằng các ngư
dân xuất hiện trên biển, đánh bắt trên biển, thực hiện các quyền của mình trên
biển, thì chủ quyền đó chỉ tồn tại trên giấy. Lượng tàu cá Trung Quốc xâm nhập
đánh bắt cá trái phép gọi là IUU (đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và
không theo quy định) hiện nay là số lượng tàu lớn nhất trên thế giới, mà hầu hết
là đánh bắt với phương pháp tận diệt. Hậu quả của việc này là nguồn hải sản bị
cạn kiệt và bị phá hủy. Ngoài ra Tàu cá Trung Quốc thực ra là lực lượng dân
quân biển Trung Quốc tiếp tục xân phạm hoặc quấy phá các hoạt động của ngư dân,
cũng như thăm dò tài nguyên dầu khí ven biển của các quốc gia tại khu vực Đông
Nam Á này”.
Trung Quốc hiện có khoảng
200.000 tàu sắt đánh cá lớn, được chính phủ Trung Quốc tài trợ. Trong 4 năm qua,
chính phủ Trung Quốc dành 28 tỷ USD trợ cấp các đội tàu đánh cá này.
Theo số liệu của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam hiện có tổng số tàu cá 110.950 tàu, đa
số là tàu gỗ, hoạt động không có trợ cấp gì từ chính phủ.
Từ năm 1999 đến nay,
Trung Quốc đã đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nhưng theo
Tân Hoa xã, chưa năm nào nghiêm khắc như năm nay. Một loạt công nghệ mới đã được
sử dụng để giám sát lệnh cấm từ định vị vệ tinh, giám sát thông qua video trực
tiếp và big data.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch
Hội Nghề cá Thành phố Đà Nẵng, nhận định liên quan vấn đề này: “TQ muốn đánh
chết động lực, ý chí của nhiều người đánh cá trên biển Đông, bằng cách là hết
mùa cá thì xua hàng vạn tàu thuyền xuống, đợt này chỉ riêng tỉnh Hải Nam của
Trung Quốc là gần 17 ngàn tàu đã đăng ký xuống đánh cá, với lưới nhỏ, ánh sáng
cực lớn… dẫn đến cá ở biển Đông sẽ cạn kiệt”.
Ngư dân Quảng Nam nói: “Nó
ảnh hưởng nói chung mọi mặt, mặt biển cũng ảnh hưởng mà mặt bờ cũng ảnh hưởng.
Biển bữa nay thất bát lắm, nói chung là thiệt hại cá mắm bữa nay nhiều lắm
nhưng dân không biết làm sao hết, dân phải chịu hết, đường nào dân cũng phải
gánh hết”.
Còn một ngư dân Đà Nẵng
cho biết: “Khi mình đánh bắt ở vùng biển Việt Nam mình, mình cào nó cũng cào
vậy mà nó ỷ thế tàu to, tàu nó là tàu sắt, còn tàu mình tàu nhỏ, tàu gỗ nên nó
ăn hiếp”.
Hôm 12/6, tàu cá QNg96416
thuộc tỉnh Quảng Ngãi bị tàu sắt Trung Quốc số hiệu 4006 truy đuổi, tông nhiều
lần làm hư hỏng, lật nghiêng và ép ngư dân Việt Nam nhảy xuống biển. Phía Trung
Quốc sau đó đã tịch thu các ngư cụ và 1 tấn hải sản của tàu cá Việt Nam. Tổng
thiệt hại ước tính lên đến 500 triệu đồng. Hồi tháng 4/2020, tàu hải cảnh Trung
Quốc đâm tàu cá Việt Nam đã khiến một tàu cá Việt Nam bị chìm.
NHÂN TAI – HÚT CẠN DÒNG SÔNG MẸ
MEKONG
Nghiên cứu mới công bố của
tổ chức Eyes on Earth Inc. cho biết: Trung Quốc đã đóng kín đoạn sông thượng
nguồn vào năm ngoái dù lượng mưa cao hơn hẳn thông thường, gây ra hạn hán
nghiêm trọng bất thường ở bốn quốc gia hạ nguồn.
Trích dẫn dữ liệu ảnh vệ
tinh, quy trình viễn thám và mực nước đo trên một đoạn sông Mê Kông ở tỉnh
Chiang Rai của Thái Lan, nghiên cứu cho thấy từ tháng 4 đến tháng 9/2019, 11
con đập của Trung Quốc đã chặn hoặc hạn chế nước nhiều hơn bao giờ hết, gây ra
mực nước thấp kỷ lục trong 50 năm ở hạ nguồn Mê Kông. Nghiên cứu cũng cho thấy
11 con đập của Trung Quốc đã lưu trữ một lượng nước lớn trong ba thập kỷ qua.
Xả nhiều nước hơn từ các
đập thượng nguồn vào mùa khô và xả ít hơn vào mùa mưa, là điều mà 4 nước hạ nguồn:
Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam mong nhất ở TQ. Nhưng trong thực tế thì
Trung Quốc hầu như luôn làm ngược lại.
Cũng theo kết quả nghiên
cứu, mức độ nghiêm trọng và tần suất hạn hán và lũ lụt ở hạ nguồn sông Mê Kông
gia tăng một phần do khí hậu biến đổi. Nhưng nguyên nhân chủ đạo là do Trung Quốc
tích nước…
Tai trời, ách nước, thảm
cảnh thiên tai là rủi ro khó tránh. Nhưng chiếm biển, đoạt sông, giành hết nguồn
sống của thiên hạ, trời đất nào dung thứ?
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-47.jpg
Đập Tam Hiệp chịu áp lức lớn nhất trước nay
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-48.jpg
Thủ đô Bắc Kinh ngập lụt nặng
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-49.jpg
Sạt lở đất đang diễn ra ở Tứ Xuyên
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-50.jpg
Sơ tán dân Tứ Xuyên cấp tốc vì lũ lụt lớn
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-51.jpg
16.000 tàu cá của Trung Quốc đồng loạt tràn xuống biển Đông, với những
phương tiện đánh bắt tận diệt sau 3 tháng rưỡi TQ đơn phương cấm đánh bắt, ngay
cả ở vùng biển các nước trong vùng
No comments:
Post a Comment