Buổi
thảo luận ‘online’ sôi nổi giúp người gốc Á chống kỳ thị người da đen
Đằng-Giao/Người
Việt
August 8, 2020
ORANGE COUNTY, California (NV) – Nhóm “OC Meat & Eat” tổ chức buổi
thảo luận với đề tài “Anti Blackness +AAPI Ethnic Media” (Vai trò truyền
thông gốc Á và nạn kỳ thị da đen) vào trưa Thứ Sáu, 7 Tháng Tám, trên Facebook
cũng như Zoom.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/DP-UCI-chong-ky-thi-da-den-1.jpg
Có nhiều người trẻ
gốc Việt tham gia biểu tình ôn hòa để phản đối cái chết của ông George Floyd,
vào chiều Thứ Tư, 3 Tháng Sáu, ở Garden Grove, ủng hộ dân quyền cho người gốc
Châu Phi. (Hình minh họa: Thiện Lê/Người Việt)
Đây là buổi thảo luận thứ
tư trong một loạt gồm năm kỳ.
Lần này, cô Thúy Võ Đặng, đại diện
UCI Libraries Orange County & Southeast Asian Archive Center, nắm vai trò
điều hợp viên.
Buổi thảo luận gồm có cô Đỗ Bảo Anh, phóng viên
báo The Los Angeles Times; anh
Jeong Park, phóng viên báo The Orange County Register; và cô Wendy Kim, thành viên
của Liên Đoàn Truyền Thông và Văn Hóa Á Châu (Asian Culture and Media Alliance
– ACMA).
Trong phần mở đầu, cô
Thúy muốn vạch rõ giới hạn của buổi thảo luận là vai trò của giới truyền thông
gốc Á tại Hoa Kỳ trước làn sóng kỳ thị người da đen và nạn bất công xã hội với
một nỗ lực cụ thể.
Nỗ lực cụ thể cô đề cập
là làm cách nào để quảng bá thông tin một cách công bằng trong cộng đồng của
mình, đồng thời yêu cầu thảo luận viên chia sẻ ý kiến giúp tiếng nói của giới
truyền thông nhấn mạnh những đấu tranh của các cộng đồng thiểu số.
“Sống trong một xã hội đa
dạng, làm thế nào để chúng ta có được đoàn kết,” cô đặt vấn đề. “Ngay cả cộng đồng
gốc Á cũng có gốc Việt, Nam Hàn, Trung Quốc…”
Cô giới thiệu từng thảo
luận viên. Người đầu tiên là cô Đỗ Bảo Anh. “Đỗ Bảo Anh viết về người gốc Á cho
nhiều báo chí dòng chính như Los Angeles Times, Seattle Times, Orange County
Register và cũng từng viết cho nhật báo Người Việt,” cô Thúy nói.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/DP-UCI-chong-ky-thi-da-den-2-1536x954.jpg
Thúy Võ Đặng, điều
hợp viên buổi thảo luận “Anti Blackness +AAPI Ethnic Media.” (Hình chụp qua màn
hình Facebook OCAPIA)
Kế tiếp là anh Jeong
Park. Trong hai năm gần đây, anh Park đã viết phóng sự bao trùm nhiều khu vực,
từ Fullerton đến San Juan Capistrano cho nhật báo Orange County Register, theo
cô Thúy.
Người thứ ba là cô Wendy
Kim. “Wendy Kim là tác giả cuốn sách ‘Beyond Blending In: An Immigrant
Daughter’s Guide to Overcoming Cultural Bonds For A Life of Authenticity and
Abundance,’ một cuốn sách thuộc hàng ‘bán chạy nhất thế giới.’ Cô còn là thành
viên Hội Đồng Quản Trị của ACMA tại San Diego,” cô Thúy tiếp.
Cuộc thảo luận diễn ra một
cách sôi nổi. Mỗi người đóng góp một ý, nhưng họ đồng ý rằng nhiệm vụ của giới
truyền thông là phải vô cùng cẩn trọng trong việc lựa chọn từ ngữ chứ không chiều
theo thị hiếu của độc giả hay khán giả.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/DP-UCI-chong-ky-thi-da-den-3-1536x861.jpg
Đỗ Bảo Anh, phóng viên The Los Angeles Times, trong
buổi thảo luận. (Hình chụp qua màn hình Facebook OCAPIA)
Thí dụ, từ “looting” (cướp
phá) là chữ nhiều người thường dùng để nói về những cuộc biểu tình tuần hành
đòi hỏi công lý cho ông George Floyd, người đàn ông da đen 46 tuổi bị viên cảnh
sát Minneapolis ở Minnesota dùng đầu gối chèn cổ đến chết vào ngày 25 Tháng
Năm. “Đây là một từ ngữ hoàn toàn không chính xác. Vì thế chúng ta phải thận trọng,”
cô Thúy nói.
Trước tình hình căng thẳng
chủng tộc tại nước Mỹ như hiện tại, giới truyền thông nên lựa chọn những bài viết
có tính trung thực khi làm phóng sự để đem lại sự cảm thông giữa các cộng đồng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/DP-UCI-chong-ky-thi-da-den-4-1536x958.jpg
Jeong Park, phóng
viên The Orange County Register, trong buổi thảo luận. (Hình chụp qua màn hình
Facebook OCAPIA)
Các thảo luận viên cùng mổ
xẻ một sự kiện là người gốc Á thường được truyền thông dòng chính mô tả là
“model minority” (những người thiểu số kiểu mẫu) vì có những thành công về học
vấn, kinh tế cũng như nhiều mặt khác. “Chúng ta phải cẩn thận đừng để việc này
thành con dao hai lưỡi, không có lợi cho những sắc dân khác,” cô Thúy nhắc nhở.
“Dừng để người ta dùng mình làm lý do kể kỳ thị người khác.”
Cô giải thích: “Cùng là
người thiểu số, chúng ta phải bảo vệ nhau. Hôm nay họ kỳ thị người da đen, ngày
mai có thể họ kỳ thị chúng ta.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/DP-UCI-chong-ky-thi-da-den-5.jpg
Wendy Kim, tác giả
Blending In, trong buổi thảo luận. (Hình chụp qua màn hình Facebook OCAPIA)
Nhiệm vụ chung của mọi
người là làm cho không ai bị kỳ thị cả, và cả nhóm đồng lòng.
Họ cũng đồng ý rằng giới
truyền thông không thuộc dòng chính có khả năng thu hút người lớn tuổi. Chính
vì thế các phóng viên nên biết lựa chọn tin tức thích hợp để hấp dẫn cũng như
giáo dục độc giả, khán giả của mình.
Ôn lại những thành quả
đem lại từ ba buổi thảo luận trước, cô Thúy nói: “Tôi rất hài lòng với số người
theo dõi những cuộc nói chuyện này và tôi tin rằng chúng tôi đã ít nhiều gây ảnh
hưởng tích cực trong giới truyền thông gốc Á.”
Cô tiếp: “Cô Đỗ Bảo Anh
và anh Jeong Park là hai phóng viên dòng chính. Họ có những ảnh hưởng đối với độc
giả qua những bài viết của họ. Và cô Wendy Kim là người có tiếng nói độc lập với
những ảnh hưởng riêng của mình.”
Vào Thứ Sáu, 14 Tháng Tám
tới đây, buổi thảo luận thứ năm và là cuối cùng trong loạt nói chuyện này sẽ diễn
ra lúc 12 giờ trưa trên Facebook của OCAPICA: facebook.com/OCAPICA.
Loạt thảo luận năm kỳ này
được sự hỗ trợ của SAN (South Asian Network), UCI Humanity Center, OCAPICA
(Orange County Asian and Pacific Islander Community Alliance) và Cục Thống Kê
Dân Số Hoa Kỳ (Census). [qd]
—–
Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com
Xem Thêm
Hội
thảo giúp người gốc Á Châu chống kỳ thị người da đen
Aug 5, 2020
‘#MakeNoiseToday’
phát động phong trào chống kỳ…
May 23, 2020
No comments:
Post a Comment