Saturday, August 15, 2020

BIỂN ĐÔNG : MỸ GIA TĂNG ÁP LỰC LÊN TRUNG QUỐC, ASEAN RỤT RÈ (Nguyễn Thanh Hằng)

 


Biển Đông: Mỹ gia tăng sức ép lên Trung Quốc, ASEAN rụt rè

Nguyễn Thanh Hằng

Aug 14, 2020

https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/bien-dong-my-gia-tang-suc-ep-len-trung-quoc-asean-rut-re/

 

Nếu có thể khai thác sự tức giận tập thể ở Đông Nam Á về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, các quốc gia ASEAN sẽ được hưởng lợi từ sự hiện diện ngày càng gia tăng của Mỹ ở khu vực này.

 

“Bạn bè của kẻ thù của bạn chính là kẻ thù của bạn; còn kẻ thù của kẻ thù của tôi mới là bạn của tôi” là một câu ngạn ngữ nổi tiếng, và nó có thể đúng với những diễn biến tình hình hiện nay ở Biển Đông, nơi tất cả các quốc gia Đông Nam Á thấy rằng chủ quyền và lợi ích của họ đang phải đối mặt với mối đe dọa chung từ Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, không chỉ các quốc gia có yêu sách đang bị đe dọa. Nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, muốn bảo vệ lợi ích của tự do hàng hải và an ninh ở đó, khiến Biển Đông trở thành mối quan tâm lớn hơn nhiều, chứ không chỉ là các cuộc tranh chấp giữa các quốc gia láng giềng.

 

Nếu có thể khai thác sự tức giận tập thể ở Đông Nam Á về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, các quốc gia ASEAN sẽ được hưởng lợi từ sự hiện diện ngày càng gia tăng của Mỹ ở khu vực này.

 

“Bạn bè của kẻ thù của bạn chính là kẻ thù của bạn; còn kẻ thù của kẻ thù của tôi mới là bạn của tôi” là một câu ngạn ngữ nổi tiếng, và nó có thể đúng với những diễn biến tình hình hiện nay ở Biển Đông, nơi tất cả các quốc gia Đông Nam Á thấy rằng chủ quyền và lợi ích của họ đang phải đối mặt với mối đe dọa chung từ Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, không chỉ các quốc gia có yêu sách đang bị đe dọa. Nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, muốn bảo vệ lợi ích của tự do hàng hải và an ninh ở đó, khiến Biển Đông trở thành mối quan tâm lớn hơn nhiều, chứ không chỉ là các cuộc tranh chấp giữa các quốc gia láng giềng.

 

Tuyên bố Biển Đông của Hoa Kỳ

 

Ngày 13 Tháng Bảy, 2020, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã đưa ra một tuyên bố báo chí về quan điểm của nước này đối với các yêu sách ở Biển Đông do Ngoại Trưởng Mike Pompeo ký. Tài liệu vắn tắt này đã nhắc lại chính sách trước đây của Mỹ về tranh chấp Biển Đông, đó là duy trì “tự do hàng hải, hòa bình và an ninh trong khu vực.”

 

Một số người đọc tài liệu này cho rằng Mỹ đang tìm cách ủng hộ các nước Đông Nam Á có yêu sách ở vùng biển này, muốn can dự với bất kỳ quốc gia nào quan tâm đến cuộc tranh chấp, với mục tiêu biến Trung Quốc thành mối đe dọa chung.

 

Thực vậy, tài liệu này đã chọn cách trích dẫn công khai lời nói hồi năm 2010 của Ngoại Trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền khi nhìn vào mắt Ngoại Trưởng Singapore trong một hội nghị diễn ra hồi đó: “Trung Quốc là một nước lớn, còn các nước khác là nước nhỏ, và đó là thực tế.”

 

Việc công bố tài liệu này có thể là một tín hiệu cho thấy Mỹ đang xem xét tranh chấp này một cách nghiêm túc hơn và có thể tăng cường sự hiện diện của mình ở khu vực tranh chấp này. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì đối với các nước ASEAN liên quan đến tranh chấp Biển Đông và các nước này sẽ đạt được điều gì từ sự hiện diện quyết đoán hơn của Mỹ trong khu vực?

 

Văn kiện vắt tắt mở đầu bằng cách viện dẫn “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở,” một nỗ lực mới nổi nhằm xây dựng quan hệ hợp tác của Mỹ với các nước khu vực trong bốn trụ cột chính: thịnh vượng kinh tế, quản trị tốt, an ninh và vốn con người.

Tuần trước, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Pompeo cũng đã gọi điện thoại cho ngoại trưởng một số quốc gia ASEAN, bao gồm:

 

-Với Ngoại Trưởng Indonesia Retno Marsudi (3 Tháng Tám): Hai bên thảo luận về quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Indonesia và sự tôn trọng chung của hai nước đối với luật pháp quốc tế tại Biển Đông, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác và đảm bảo an toàn khu vực.

 

-Với Ngoại Trưởng Singapore Vivian Balakrishnan (3 Tháng Tám): Ngoại Trưởng Balakrishnan khẳng định lại lập trường nhất quán của Singapore về Biển Đông: Singapore tôn trọng các quyền tự do hàng hải và hàng không, ủng hộ duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, và mong muốn các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

 

-Với ngoại trưởng thứ 2 của Brunei, Erywan Yusof (4 Tháng Tám): Ngoại Trưởng Pompeo khẳng định lại sự ủng hộ của Mỹ đối với các quốc gia ven biển Đông Nam Á trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền và lợi ích phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời nhấn mạnh sự phản đối của Mỹ trước các hành động cưỡng ép của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các yêu sách phi pháp tại Biển Đông.

 

-Với Ngoại Trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein (6 Tháng Tám): Ngoại Trưởng Hussein nhấn mạnh rằng các tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

.

-VớiPhó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Phạm Bình Minh (6 Tháng Tám): Ngoại Trưởng Pompeo đánh giá cao việc hai nước tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau cũng như chia sẻ tầm nhìn chung về hòa bình, ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; khẳng định Hoa Kỳ coi trọng và cam kết duy trì quan hệ ổn định với Việt Nam. Ngoài ra, Ngoại Trưởng Pompeo còn nhấn mạnh việc Hoa Kỳ ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong việc đòi hỏi quyền chủ quyền cũng như lợi ích biển của các quốc gia này theo luật pháp quốc tế

 

Ngày 13 Tháng Bảy, 2020, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã đưa ra một tuyên bố báo chí về quan điểm của nước này đối với các yêu sách ở Biển Đông do Ngoại Trưởng Mike Pompeo ký. Tài liệu vắn tắt này đã nhắc lại chính sách trước đây của Mỹ về tranh chấp Biển Đông, đó là duy trì “tự do hàng hải, hòa bình và an ninh trong khu vực.”

 

Một số người đọc tài liệu này cho rằng Mỹ đang tìm cách ủng hộ các nước Đông Nam Á có yêu sách ở vùng biển này, muốn can dự với bất kỳ quốc gia nào quan tâm đến cuộc tranh chấp, với mục tiêu biến Trung Quốc thành mối đe dọa chung.

 

Thực vậy, tài liệu này đã chọn cách trích dẫn công khai lời nói hồi năm 2010 của Ngoại Trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền khi nhìn vào mắt Ngoại Trưởng Singapore trong một hội nghị diễn ra hồi đó: “Trung Quốc là một nước lớn, còn các nước khác là nước nhỏ, và đó là thực tế.

 

Việc công bố tài liệu này có thể là một tín hiệu cho thấy Mỹ đang xem xét tranh chấp này một cách nghiêm túc hơn và có thể tăng cường sự hiện diện của mình ở khu vực tranh chấp này. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì đối với các nước ASEAN liên quan đến tranh chấp Biển Đông và các nước này sẽ đạt được điều gì từ sự hiện diện quyết đoán hơn của Mỹ trong khu vực?

 

Văn kiện vắt tắt mở đầu bằng cách viện dẫn “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở,” một nỗ lực mới nổi nhằm xây dựng quan hệ hợp tác của Mỹ với các nước khu vực trong bốn trụ cột chính: thịnh vượng kinh tế, quản trị tốt, an ninh và vốn con người.

Tuần trước, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Pompeo cũng đã gọi điện thoại cho ngoại trưởng một số quốc gia ASEAN, bao gồm:

 

-Với Ngoại Trưởng Indonesia Retno Marsudi (3 Tháng Tám): Hai bên thảo luận về quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Indonesia và sự tôn trọng chung của hai nước đối với luật pháp quốc tế tại Biển Đông, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác và đảm bảo an toàn khu vực.

 

-Với Ngoại Trưởng Singapore Vivian Balakrishnan (3 Tháng Tám): Ngoại Trưởng Balakrishnan khẳng định lại lập trường nhất quán của Singapore về Biển Đông: Singapore tôn trọng các quyền tự do hàng hải và hàng không, ủng hộ duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, và mong muốn các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

 

-Với ngoại trưởng thứ 2 của Brunei, Erywan Yusof (4 Tháng Tám): Ngoại Trưởng Pompeo khẳng định lại sự ủng hộ của Mỹ đối với các quốc gia ven biển Đông Nam Á trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền và lợi ích phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời nhấn mạnh sự phản đối của Mỹ trước các hành động cưỡng ép của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các yêu sách phi pháp tại Biển Đông.

 

-Với Ngoại Trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein (6 Tháng Tám): Ngoại Trưởng Hussein nhấn mạnh rằng các tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

 

-Với Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Phạm Bình Minh (6 Tháng Tám): Ngoại Trưởng Pompeo đánh giá cao việc hai nước tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau cũng như chia sẻ tầm nhìn chung về hòa bình, ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; khẳng định Hoa Kỳ coi trọng và cam kết duy trì quan hệ ổn định với Việt Nam. Ngoài ra, Ngoại Trưởng Pompeo còn nhấn mạnh việc Hoa Kỳ ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong việc đòi hỏi quyền chủ quyền cũng như lợi ích biển của các quốc gia này theo luật pháp quốc tế.

 

-----------------------

Xem Thêm

 

Công hàm của Úc về Biển Đông khích lệ ASEAN trong đàm phán…

Jul 29, 2020

 

Mỹ sẽ có hành động gì ở Biển Đông sau tuyên bố phản bác các…

Jul 23, 2020

 

 

 

 

 


No comments: