Belarus tìm lại bản sắc quốc
gia qua hai lá cờ
BBC
Tiếng Việt
24 tháng 8 năm 2020
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53889274
Trong các cuộc biểu tình mấy tuần qua tại Belarus,
nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, hiện có 9,5 triệu dân, diện tích 207 nghìn
km2, có hai lá cờ đối chọi nhau: cờ Trắng – Đỏ của phe đối lập và cờ Đỏ - Xanh
của chính quyền.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/B82C/production/_114084174_gettyimages-1228158622.jpg
cờ Trắng – Đỏ của
phe đối lập và cờ Đỏ - Xanh của chính quyền.
Trong ngày Chủ Nhật
23/08/2020, hàng vạn người đã mang cờ Trắng – Đỏ xuống đường ở Minsk, đòi Tổng
thống Alexander Lukashenko từ chức.
Phe đối lập Belarus tuần
hành, bất chấp lệnh cấm
Belarus: Ông Lukashenko
“đi dây” và làm khó chính mình?
Nato bác bỏ cáo buộc của
Belarus về mối đe dọa biên giới
Trước đó, vào ngày thứ Bảy,
một nhóm nhỏ hơn nhiều, ủng hộ ông Lukashenko ở Minsk bằng buổi lễ với cờ Đỏ
- Xanh có dấu ấn của thời Liên Xô.
Phe đối lập Belarus cho
hay họ không phản đối lá cờ Xanh - Đỏ của nhà nước mà cho rằng quốc gia hiện
có nhiều vấn đề quan trọng hơn cần giải quyết.
Cùng ngày 22/08, trong
cuộc tập trận ở Grodno, gần biên giới Ba Lan, ông Lukashenko phát biểu trước
một đám đông người ủng hộ vẫy lá cờ Xanh – Đỏ.
Ông cảnh báo về “sự xâm
lăng của ngoại bang” và gợi ý rằng quân Nato ở phía bên kia biên giới sẽ tấn
công.
Tổng thống Lukashenko
cũng xác nhận ông đã đề nghị lãnh đạo Nga Vladimir Putin can thiệp, trợ giúp
nếu Belarus “bị xâm lăng”, nhưng cho tới nay Điện Kremlin không tỏ ra mặn mà
với ý tưởng đó.
Sự chần chừ của Nga một
phần đến sự các khác biệt không nhỏ trong nhãn quan lịch sử của lãnh đạo hai
nước.
Liên bang Nga dù tập
trung quyền lực vào tay ông Putin nhưng đã đi xa hơn Belarus trong cơ chế cầm
quyền và việc xử lý các vấn đề quốc tế.
Gần đây, Nga đã đưa Chúa
Trời và đạo Chính Thống trở lại hiến pháp, còn Belarus thời Lukashenko như
không muốn thay đổi gì và vẫn giữ cả biểu tượng búa liềm.
Hai lá cờ nhắc lại hai di sản khác
nhau
Lá cờ nền Trắng có vạch Đỏ
ở giữa có lịch sử lâu dài hơn lá cờ Đỏ - Xanh mà hiện là quốc kỳ của Belarus.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17B7C/production/_114084179_gettyimages-1228067180.jpg
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1064C/production/_114084176_gettyimages-1228151595.jpg
Người biểu tình cầm
lá cờ Trắng - Đỏ tại thủ đô Minsk hôm 22/8
Một bản của cờ Trắng – Đỏ
có gam màu giống hệt cờ Ba Lan và lấy cảm hứng từ thời kỳ các vùng đất Belarus
hiện nay là một phần của Đại Công quốc Lithuania.
Belarus: Tổng thống
Lukashenko bị la ó, vẫn quyết không nhượng bộ
Putin 'cam kết hỗ trợ' cho
tổng thống Belarus
Belarus: Lãnh đạo phe đối
lập Tikhanovskaya ra đi 'vì con cái'
Một bản khác của lá cờ
có hình Pahonia – hiệp sĩ mang kiếm, cưỡi ngựa, trên nền Trắng – Đỏ. Cho đến
thế kỷ 18, hình kỵ sĩ này – tiếng Lithuania gọi là Vytis – là biểu trưng của
Lithuania.
Nó trở thành cờ của Cộng
hòa Nhân dân Belarus, tồn tại ngắn ngủi từ tháng 3/1918 tới đầu 1919.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1546C/production/_114084178_gettyimages-1228157740.jpg
Cờ Trắng - Đỏ có
hình quốc huy Kỵ sĩ của CH Nhân dân Belarus 1918-19 bị Nga xoá sổ
Còn lá cờ Đỏ - Xanh mới
có từ thời Belarus thuộc Liên Xô.
Năm 1951, Cộng hòa XHCN
Xô Viết Byelorussia đưa ra lá cờ có nền màu Đỏ, biểu tượng của cách mạng cộng
sản, ở phía trên và dải màu Xanh, màu của thiên nhiên.
Cờ có thêm hình búa liềm
như nhiều cờ khác tại Liên Xô.
Ở phía trái, chỗ cán cờ,
chính quyền Liên Xô cho thêm một dải băng có motif dân gian của Bạch Nga.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1FD4/production/_114084180_gettyimages-1228119267.jpg
Theo sử gia Aliaksandr
Bystryk của nước này thì dải băng đó “nhằm nhắc nhở chúng tôi là dân tộc của
những người nông dân”.
Nhưng từ 1997, ông
Alexander Lukashenko cho phục hồi biểu tượng búa liềm của thời Liên Xô, dán lại
lên lá quốc kỳ, và đặt tên nó là 'cờ chính phủ”.
Lá cờ búa liềm tái sinh
tuy thế chỉ treo ở các dinh thự nhà nước, không phải quốc kỳ để trình ra trước
LHQ.
Việc rắc rối trong lựa
chọn di sản phần nào phản ánh hai cách nhìn về tương lai của người Belarus.
Trên thực tế, từ sau năm
1991, ở Belarus tồn tại cả hai cờ Trắng - Đỏ và Đỏ - Xanh.
Cờ Trắng - Đỏ được công
nhận là di sản quốc gia và xuất hiện ở các lễ mang tính dân sự.
Các biểu tượng này và màu
cờ Trắng – Đỏ còn rất quen thuộc với Ba Lan, nước thành viên của Khối Thịnh vượng
chung Ba Lan – Lithuania, hay còn gọi là Cộng hòa hai dân tộc Ba Lan –
Lithuania (1569-1795).
Lý do là các nhóm sắc
tộc mà sau hình thành người Bạch Nga (Belorussian) không có quốc gia riêng cho
tới tận thế kỷ 20.
Các cộng đồng Slavơ
hiện sống ở Belarus có lịch sử bị trị nhiều hơn là có chủ quyền. Họ từng bị
cai trị bởi các lãnh chúa Phổ (nói tiếng Đức), các vua Ba Lan, Lithuania và sau
là Hoàng đế Nga.
Sau khi liên minh quốc
gia Ba Lan – Lithuania bị các đại cường Đức – Áo – Nga xóa sổ năm 1795, vùng
đông của của nước này, gồm các phần nay thuộc Belarus bị sáp nhật vào Đế chế
Nga.
Quá trình Nga hóa được thực
hiện mạnh tay và bản sắc của đa số người Belarus hiện nay trở nên rất gần người
Nga.
Tuy thế, ý thức dân tộc
về quá khứ riêng, khác ít nhiều với Nga vẫn tồn tại.
Tháng 3/1918, người
Belarus có một thời cơ lập quốc khi quân Đức rút đi. Họ đã tuyên bố độc lập
và lập ra Cộng hòa Nhân dân Belarus, lấy quốc kỳ là lá cờ Trắng, thể hiện
màu dân tộc 'Bạch Nga' có thêm vạch Đỏ và hình kỵ sĩ của quá khứ quân sự oai
hùng của đế quốc Ba Lan – Lithuania.
Đến đầu năm 1919, Hồng
quân Nga tiến vào Minsk và giải tán Rada tức Hội đồng quốc gia Belarus.
Sau đó, Nga cho lập ra
Cộng hòa XHCN Xô Viết Bạch Nga (Byelorussia) thuộc Liên Xô.
Cách viết tên cũng cho thấy
cách nhìn khác nhau về bản sắc: Byelorussia nhấn mạnh tới tính gần Nga, còn
Belarus là cách viết mới, chính thức hóa từ 1991, nhằm khẳng định vị trí độc
lập hơn.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6DF4/production/_114084182_gettyimages-1228178369.jpg
Vấn đề dân tộc Belarus thời Liên Xô
Phải nói rằng chính quyền
CH Nhân dân Belarus năm 1918 chỉ được một vài nước công nhận sau khi chính phủ
CH Nhân dân Belarus đã đi lưu vong, nhưng ký ức lịch sử và chủ nghĩa dân tộc của
họ không bị xóa đi hẳn.
Năm 1945, CHXHCH Xô Viết
Byelorussia và Ukraine trở thành hai nước trong 51 nước thành viên sáng lập
Liên Hiệp Quốc, dù về thể chế họ thuộc Liên Xô.
Điều này dẫn tới một vấn
đề trong ngoại giao quốc tế: trong nhiều năm liền Byelorussia không có đại
diện thường trực (đại sứ) ở LHQ mà bộ trưởng ngoại giao của nước cộng hòa
kiêm luôn chức này.
Đại diện cao nhất cho họ
và tất cả các cộng hòa thuộc Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc và ở Hội đồng Bảo
an LHQ là đại sứ của Liên Xô.
Sau thời kỳ Stalinism,
chính Điện Kremlin chủ trương để các lãnh đạo gốc địa phương nắm các nước
cộng hòa, nhằm tránh tình trạng bị cho là “cử người Nga tới làm quan”.
Vì thế, ở Minsk đã có các
bí thư thứ nhất của nước cộng hòa là Kirill Mazurov (1956–1965), và Piotr
Masherov (1965–1980).
Hai ông đều từng lãnh đạo
du kích địa phương Belarus chống phát-xít Đức trong Thế Chiến II.
Dù nhỏ hơn nhiều so với
Nga và Ukraine, vai trò của Byelorussia tuy thế rất quan trọng cho Liên Xô.
Ba nước này tạo ra bộ ba
các nước “đàn anh châu Âu” đóng vai trò nòng cốt của Liên Xô.
Cũng chính lãnh đạo ba nước Nga, Belarus và Ukraine đã cùng quyết định
giải tán Liên Xô tháng 12/1991.
Thỏa thuận Belavezha được
các ông Boris Yeltsin (Nga), Leonid Kravchuk (Ukraine), và Stanislav
Shushkevich (Belarus) ký tại khu nhà nghỉ của chính phủ Belarus gần Viskuli,
chính thức lập ra Cộng đồng các quốc gia độc lập, thay cho Liên Xô.
Sau đó, họ chỉ khi mời 11
nước thành viên Liên Xô còn lại đến Kazakhstan họp (Georgia từ chối tham dự) nhằm
chính thức hóa vấn đề.
Sau khi Liên Xô chính thức
giải tán, CH Liên bang Nga tiếp quản kho vũ khí nguyên tử và vai trò cũ của
Liên Xô tại LHQ.
Belarus tuyên bố là quốc
gia phi hạt nhân, trao lại cho Nga hết con số tên lửa hạt nhân trong quá trình
phức tạp, đến 11/1996 mới hoàn tất.
Hướng đi của Belarus không phải là quá
xa lạ với Nga
Ngày nay, một lần nữa
Belarus trở thành tâm điểm của việc chọn lựa mô hình chính trị: lãnh đạo cá
nhân độc đoán kiểu Liên Xô cũ mà ông Alexander Lukashenko – cầm quyền từ 1994
– nhấn mạnh quá khứ và bản sắc gần gũi với Liên Xô cũ, hay một mô hình đa
nguyên hơn, đa dạng sắc tộc hơn và hướng về EU.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7768/production/_114086503_gettyimages-1228178071.jpg
Ngay trước khi các cuộc
biểu tình xảy ra thì vấn đề lựa chọn bản sắc quốc gia của người Belarus đã có
thay đổi mạnh.
Thời Liên Xô, bản sắc
chung là 'công dân Xô Viết' và ngôn ngữ tiếng Nga đóng vai trò áp đảo.
Sau năm 1991, giới trẻ và
trung lưu đô thị tìm lại quá khứ nhiều hơn và theo một điều tra dư luận năm
2016 được Georgi Ioffe trích thuật thì có chừng 20% người trẻ Belarus tự nhận
họ có lịch sử chung với thời Đại Công quốc Lithuania hơn là thời Đế quốc Nga.
Con số này đến nay có thể
đã thay đổi và tăng lên khi người Belarus, nhất là giới trẻ, đã có cơ hội sang
các nước gốc cộng sản cũ ở Baltic và Đông Âu để tận mắt chứng kiến thay đổi
ngoạn mục về mức sống và quyền tự do.
Có cùng quá khứ mấy trăm
năm lịch sử, đến 2018, Lithuania đạt thu nhập bình quân đầu dân một năm tính
bằng USD là 19 nghìn, Latvia và Ba Lan đạt 15 nghìn, còn Belarus chỉ có 6
nghìn.
Mặt khác, tuy muốn lại gần
Phương Tây, có vẻ như các lãnh đạo phe đối lập, đều ở tuổi con cháu của ông
Lukashenko (65) không hề xóa bỏ quan hệ gần với Nga.
Hôm 22/08, bà Maria Kalesnikava (sinh năm 1982), một trong ba lãnh đạo
nữ của phe đối lập - cùng Sviatlana Tikhanovskaya và and Veranika Tsapkala -
nói họ sẵn sàng xây dựng đối tác với nước Nga, bên cạnh đối tác với EU và
Phương Tây.
Bà chỉ nói đối lập
Belarus không sẵn sàng đối thoại với ông Vladimir Putin.
Những nhà hoạt động đối
lập này không phải xa lạ với hai nước Belarus và Nga.
Bản thân chồng bà
Veranika Tsapkala, ông Valery Tsapkalo, đã tốt nghiệp tại Moscow và làm
việc trong ngành ngoại giao Belarus trước khi ra tranh cử tổng thống.
Khi bị đe đọa, ông đã đưa
con sang Nga lánh nạn, để lại người vợ tiếp tục đấu tranh.
Sau đó, vì lý do an ninh
cá nhân, bà Veranika Tsapkala cũng tạm lánh sang Moscow và tham gia bỏ phiếu
trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua...tại chính Đại sứ quán Belarus ở thủ đô
Nga.
Có thể nói việc tìm đến
các biểu tượng của di sản và quá khứ của người Belarus ngày nay không khác gì
việc người Nga quay lại các biểu tượng thời đế quốc và tôn giáo của cha ông họ.
Với giới trẻ Belarus
việc kiến thiết bản sắc mới và đi theo lối sống Phương Tây không nhất thiết phải
trái ngược với những gì xảy ra ở Nga: số người Nga trẻ di dân sang Tây Âu tăng
đều những năm qua.
Theo một số ý kiến, câu
hỏi là các lãnh đạo ở hai nước này có theo kịp những thay đổi mang tính thế hệ
lớn lên trong xã hội nước họ.
No comments:
Post a Comment