“Bề
dày thành tích” phạt vạ của Sở TT-TT TP.HCM
Bình dân Học vụ - Luật
Khoa
13/08/2020
https://www.luatkhoa.org/2020/08/be-day-thanh-tich-phat-va-cua-so-tt-tt-tp-hcm/
Một phần đông dư luận
đang phấn khởi đồng tình với quyết định của Sở Thông tin-Truyền thông TP. Hồ
Chí Minh (Sở TT-TT) phạt ca sĩ Duy Mạnh 7,5 triệu đồng. Tuy nhiên, có lẽ vì phấn
khởi quá nên số đông dư luận này đã quên mất một tiền sử dài dằng dặc của Sở
trong việc xử phạt rất tùy tiện phát ngôn của nhiều người khác, nổi tiếng cũng
như không nổi tiếng. Đó chỉ là một sở trong 64 sở TT-TT ở nước ta. Và các sở
TT-TT cũng không phải là loại cơ quan duy nhất có quyền xử phạt.
***
Ngày 7/8, ca sĩ Duy
Mạnh bị Sở TT-TT phạt 7,5 triệu đồng vì “đăng nhiều thông tin trên
trang cá nhân những lời lẽ không đúng với thuần phong mỹ tục gây phản ứng bức
xúc trong dư luận”. Xin nói thêm là Duy Mạnh không bị phạt vì xúc phạm danh dự,
nhân phẩm người khác hay là đi ngược lại chủ quyền quốc gia, mà xuất phát từ một lý do mơ hồ
là “không đúng với thuần phong mỹ tục” – khái niệm chưa từng được định
nghĩa trong bất cứ văn bản pháp luật nào ở Việt Nam.
Trước đó vài hôm, ngày 28/7,
trên trang cá nhân, Hòa Minzy đã chia sẻ phát ngôn mà cô cho là của Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam. Phát ngôn trên nói về việc người dân nên hạn chế đi du lịch trong
thời điểm liên tục xuất hiện các ca dương tính với COVID-19 ở Đà Nẵng và Quảng
Ngãi. Ngày 29/7, Hòa
Minzy bị Sở TT-TT phạt 7,5 triệu.
Về hành vi lan truyền
phát ngôn trả lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, một dân
mạng đã đăng tải bài viết tương tự Hòa Minzy và cũng bị Sở TT-TT phạt
7,5 triệu.
Trước đó, ca
sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị phạt 10 triệu đồng do cập nhật (bị cho là không
đúng sự thật) tin hai người Trung Quốc bị nhiễm bệnh đã chết tại Bệnh viện Chợ
Rẫy.
Diễn
viên Cát Phượng còn khổ hơn: Cô kêu gọi mọi người sử dụng một loại khẩu
trang thông minh “cho an toàn”, nhưng điều đó không đúng với những khuyến cáo của
Bộ Y tế về các loại khẩu trang, thế nên cô bị phạt 10 triệu.
Cuối tháng 1/2020, diễn
viên Ngô Thanh Vân cập nhật trạng thái về tình trạng hãng hàng không vẫn
có chuyến bay từ Vũ Hán về Việt Nam giữa đại dịch COVID-19. Thực tế thì lúc đó
Cục Hàng không đã dừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đi Vũ Hán và ngược lại.
Theo Sở TT-TT, bài viết của Ngô Thanh Vân “sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến
trật tự xã hội” nên cũng phải nhận mức phạt 10 triệu đồng.
Ngày 19/3, một facebooker
bị phạt 12,5 triệu vì đưa tin “chữa khỏi COVID-19 bằng tỏi”.
\
Facebooker Nguyễn Sin bị
mời lên làm việc (không thấy có thông tin phạt), vì dòng thông tin “vậy là
chúng ta đã có 2 ca tử vong đầu tiên”. Lưu ý rằng Sin không hề nói tử vong vì
nguyên nhân gì, COVID-19 hay sốt xuất huyết hay tai nạn giao thông…
Sở TT-TT được mùa
phạt
Nói chung, bắt đầu từ đợt
dịch COVID-19, Sở TT-TT đã ra tay phạt rất nhiều người đưa thông tin về dịch bệnh
lên Facebook. Có lẽ do tình hình dịch bệnh, người dân bức xúc với việc đăng
thông tin tiêu cực nói chung (kiểu tâm lý “mình đang sợ thì chớ, lại có mấy đứa
cứ đăng tin linh tinh”) nên dư luận ủng hộ hành vi phạt của Sở mà không xem xét
tính pháp lý của nó. Được đà, Sở bèn phạt tùm lum cả. Chung quy, ta có thể thấy
hai lý do phạt chủ yếu là:
1. Tung tin sai sự thật
gây hoang mang dư luận; và
2. Phát ngôn phản cảm,
không đúng thuần phong mỹ tục, gây bức xúc dư luận.
Mức phạt là 7,5 triệu, 10
triệu, 12,5 triệu đồng. Cơ quan phạt: Sở TT-TT.
Việc phạt dựa theo quy định:
Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định mức xử
phạt đối với hành vi “Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng
xã hội”.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng
xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi
trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
và
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động
bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
Mơ hồ, tùy tiện
Khi muốn phạt Duy Mạnh vì
“phát ngôn không đúng với thuần phong mỹ tục”, thì phải có cơ quan chức năng
(ví dụ: tòa án) diễn giải, mà đầu tiên là phải trả lời được thế nào là “thuần
phong mỹ tục”. Khi chưa có câu trả lời thì việc phạt sẽ mang tính mơ hồ, tùy tiện,
nói đúng hơn là hoàn toàn tùy theo sự diễn giải chủ quan của Sở TT-TT. Sở bảo
đó là vi phạm thuần phong mỹ tục, thì Sở phạt, mà Sở bảo đó là nâng cao thuần
phong mỹ tục, thì Sở thưởng hay sao?
Đó là chưa kể, ở ngoài đường,
ngoài chợ, cả trên mạng, có hàng trăm, hàng ngàn người chửi tục không khác Duy
Mạnh, sao Sở TT-TT không phạt họ? Nếu nói phạt Duy Mạnh vì “dư luận bức xúc
hơn”, thì lại phải trả lời: Dư luận nào, nhiều hay ít? Fan của Duy Mạnh rất
đông, không hề bức xúc, thậm chí trong số đó có những người còn… khoái
chí.
Vậy tốt nhất nên giao vụ
việc cho tòa án xét xử – nếu có đơn kiện từ những người cho rằng mình là nạn
nhân bị ảnh hưởng bởi phát ngôn của Duy Mạnh. Những người đó có thể cùng nhau
khởi kiện Duy Mạnh ra tòa, vì đó là nơi tốt nhất để diễn giải luật.
Mức phạt mà Sở TT-TT đưa
ra cũng tùy tiện. Tại sao là 7,5 triệu, mà không là 15-20 triệu đồng (kịch
khung của khoản 1, Điều 101, Nghị định 15 nêu trên)? Để tránh sự tùy tiện của một
cơ quan hành chính nhà nước, rõ ràng, nên là tòa án ra quyết định xử phạt trên
cơ sở pháp luật.
Tùy tiện, lạm quyền
trong việc xử phạt người đưa tin sai
Việc phạt những người đưa
thông tin bị coi là sai sự thật còn tùy tiện hơn, và có dấu hiệu lạm quyền rõ
nét.
Thông thường, một
facebooker nghe, đọc được thông tin nào đó ở đâu đó, sẽ có tâm lý muốn chia sẻ
cho cộng đồng biết bằng cách đưa lên mạng. Về mặt kỹ thuật, nếu không phải là
nhà báo, nhà điều tra hay những người làm các công việc đặc thù, người dân bình
thường sẽ không kiểm chứng, không có nghĩa vụ và cũng không có khả năng kiểm chứng
để xác định một thông tin nào đó có phải sự thật hay không.
Giả sử ca sĩ Đàm Vĩnh
Hưng nghe được thông tin “hai người Trung Quốc bị nhiễm bệnh đã chết tại Bệnh
viện Chợ Rẫy”, bèn muốn đưa tin đó lên mạng để cảnh báo “mọi người cẩn thận”.
Ông Hưng sẽ phải làm gì để xác định thông tin đó là sự thật? Câu trả lời là ông
không có nghĩa vụ và cũng không có khả năng kiểm chứng. Thêm nữa, ông cũng hoàn
toàn có thể thắc mắc: Tại sao chỉ có thông tin từ Bộ Y tế mới được coi là sự thật,
nếu nguồn tin mà tôi nghe được mới là chuẩn thì sao?
Giả sử nữa, nếu ca sĩ Đàm
Vĩnh Hưng nghe được thông tin có bọt biển nổi trắng, dấu hiệu sóng thần sắp
đánh vào bờ biển nào đó, thì ông có thể đưa tin ngay để kịp thời cảnh báo cộng
đồng, nhất là những người ở địa phương đó không, hay phải chờ một Bộ nào đó xác
nhận? Lưu ý rằng trong trường hợp (giả tưởng) này, ông Hưng đưa tin xuất phát từ
thiện ý, vì lợi ích chung.
Nếu nói đưa thông tin sai
sự thật gây hoang mang dư luận thì lại phải đặt câu hỏi:
·
Ai hoang mang? Tại sao phải
hoang mang? Nếu tin đó là đúng, thì việc Bộ Y tế đưa có gây hoang mang không?
Nghe tin “có hai người Trung Quốc bị nhiễm bệnh đã chết tại Bệnh viện Chợ Rẫy”
thì có gì để hoang mang? Việc đọc một thông tin, xử lý nó, đánh giá nó là của bạn
đọc. Nếu tin, thì cẩn trọng hơn; không tin hay còn nghi ngờ thì chờ Bộ Y tế xác
nhận.
·
Nếu đưa thông tin đúng sự
thật, cảnh báo sớm đến dư luận, thì có được thưởng không? Như trong ví dụ giả
tưởng trên, nếu nhiều người nhờ nghe tin cảnh báo từ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mà kịp
thời sơ tán, thoát chết, Bộ hay Sở nào chuyên phạt người đưa tin sai có thưởng
người đưa tin đúng không?
Sự tùy tiện lên đến đỉnh
điểm khi facebooker Nguyễn Sin bị mời làm việc vì status “vậy là chúng ta đã có
2 ca tử vong đầu tiên”. Sở TT-TT tự ý diễn giải câu trên thành “vậy là chúng ta
đã có hai ca tử vong đầu tiên do COVID-19”, và xử lý vì nó sai sự thật.
Việc đặt vấn đề theo cách
tương tự với trường hợp Cát Phượng, Ngô Thanh Vân… sẽ cho thấy việc Sở TT-TT ra
biên bản phạt là một hành vi hết sức tùy tiện. Nếu nó cứ tiếp diễn, sẽ bóp nghẹt
không gian mạng. Người ta có thể bị phạt vì câu “đ.m, trời nóng quá”, “ăn cái
l. gì mà ngu thế” vì hai chữ “đ.m”, “l.” cũng vi phạm thuần phong mỹ tục. Người
ta có thể bị phạt vì thông tin “hôm qua tai nạn giao thông ở Hàng Xanh gây chết
4 người”, với lý do “sai sự thật, chỉ chết 3 người”. Người ta có thể bị phạt vì
viết “Trần Hưng Đạo là tác giả Bình Ngô Đại Cáo” chỉ vì sai sự thật, Nguyễn
Trãi mới là tác giả Bình Ngô Đại Cáo.
Cho nên, chính Sở TT-TT mới
là cơ quan cần chấm dứt ngay việc xử lý dân kiểu này.
***
Đọc thêm:
·
Nghệ
sĩ và khán giả xung đột, nhà nước nên đứng ở đâu?
·
Hai
chiều tự do: Tự do ngôn luận và Tự do xúc phạm
·
Tự
do ngôn luận – Kỳ 1: Đừng mơ tuyệt đối và đừng sợ vô đối
·
Tự
do ngôn luận – Kỳ 2: Liệu bạn có bao giờ thấy hai chữ “địt mẹ” trên mặt báo?
·
Tự
do ngôn luận – Kỳ 3 và hết: Khá Bẩn và Khá Bệnh có phải là đối tượng của luật
pháp?
-------------------------
“Bình
dân Học vụ” là một nhóm viết được thành lập ngày 10/6/2020 với
mục đích tập trung vào những bài viết cung cấp kiến thức căn bản, đơn giản nhất
về logic, triết học, chính trị, pháp luật… cho người đọc Việt Nam. Phương châm
của nhóm là phải bắt đầu mọi thứ từ điều cơ bản nhất: tập cách tư duy.
No comments:
Post a Comment