Nguyễn
Đạt Thịnh
19/06/2020
Dân Biểu Peter King,
Cộng Hòa, tiểu bang New York là một trong những chính khách được Tổng
Thống Trump có thiện cảm; ông mới gặp tổng thống vài ngày trước vụ
cảnh sát giết anh Mỹ đen George Floyd, do đó câu chuyện giữa hai người
không liên quan gì đến diễn biến này, và tâm trạng của họ cũng thoải
mái với những biến chuyển chính trị nho nhỏ.
Tổng thống hỏi ông
King, “How’s it going out there, how am I doing?” (Dư luận bên ngoài như thế
nào? Họ nói gì về tôi?)
King nhận xét, “Ông ta
là người quyết đoán, thích mọi chuyện được giải quyết dứt khoát
chứ không lằng nhằng như tình trạng hiện nay. Tôi biết tổng thống
muốn tôi trả lời là dư luận bên ngoài rất tốt, mọi người ủng hộ
ông.”
Mặc dù cần nghe những
tin vui, nhưng ông cũng ý thức được là nhiều điều bất lợi đang xảy ra;
ông vẫn tin là nguyên nhân của dư luận chống đối ông không do chính ông
tạo ra, mà do những đột biến khác.
Dân Biểu Peter
King, Cộng Hòa-New York, ngồi cạnh Tổng Thống Donald Trump trong một cuộc thảo
luận về chính sách di dân tại Trung Tâm Bội Nội An Morrelly ở Bethpage, New
York ngày 23 tháng 5, 2018. ( Saul Loeb/ AFP via Getty Images)
Nhưng tổng thống cũng
rất thông minh, ông hiểu thái độ không thích nói dối của ông King;
chép miệng ông bảo khách, “Nếu tôi không tái đắc cử thì cũng phải
chấp nhận thôi. Tôi còn khối việc cần làm. Chỉ tội cho đất nước
mình.”
King chỉ nhận xét,
nhưng nhóm cận thần của tổng thống lại tỏ ra lo lắng, họ cho là ông
đang có thái độ tiêu cực, không thuận lợi cho cuộc tranh cử.
Ông thường bảo triều
đình nhỏ của ông: dù ông đã tỏ thiện chí, đã cố gắng, nhưng vẫn
chưa thấy một bài báo nào viết công bằng về việc ông làm. Những cố
vấn chính trị xin ông ngưng, đừng tuyên bố, đừng tweet những câu nẩy
lửa nữa, nhưng ông vẫn viết trên Twitter “when the looting starts, the
shooting starts.- cướp bắt đầu xảy ra là súng bắt đầu nổ, mà không
quan tâm là câu ông nói có thể bị cảnh sát diễn dịch là ông ra lệnh
cho họ, và người biểu tình có thể ràng buộc ông là khuyến khích bạo
lực.
Tổng thống trả lời
đám cận thần”I have to be myself,” - tôi phải là tôi. Vài tiếng đồng
hồ sau, ông phổ biến trên Twitter bức thư của một cựu cố vấn đã từng
làm việc với ông; ông này mô tả người biểu tình là bọn “terrorists”
-khủng bố.
Những người cộng tác
với tổng thống trong bộ tham mưu tranh cử lo lắng xin ông giảm bớt
những việc mà họ gọi là 'tự hủy hoại' political self-sabotage. Họ
trình bày với ông một hành động 'tự hủy chính trị' khác là cuộc
diễn hành rềnh rang, tổng thống đi bộ ra khỏi Bạch Cung, cùng với văn
võ quần thần đến thăm ngôi thánh đường chỉ cách Bạch Cung một cây số
mà truyền thông mệnh danh là photo-op -một cuộc hành quân để chụp
hình.
Cuộc hành quân đó
được tổ chức để chứng minh là tổng thống không chết nhát, không vội
chui xuống hầm, vì người biểu tình tiến đến cổng Bạch Cung.
Truyền thông diễu cợt
cuộc hành quân đưa tổng thống ra khỏi Bạch Cung xa đến một cây số
khiến ông chỉ trích họ là thiếu vô tư. Thái độ thất vọng của ông,
khiến nhóm cận thần trung thành với ông, lo lắng nêu lên câu hỏi, “Nếu
ông ta không vượt khỏi tình trạng mất tình thần, tự thương thân như
hiện nay thì làm sao tranh cử?”
Việc anh Mỹ đen George
Floyd bị một anh cảnh sát Mỹ trắng xử tử bằng cách quỳ đầu gối
trên cuống họng cho đến lúc anh Floyd thật sự tắt thở, tạo phản ứng
trên toàn nước Mỹ, và khắp thế giới. Người Mỹ -cả đen lẫn trắng-
xuống đường lên án chính sách kỳ thị chủng tộc của Trump; ông không
cãi được, vì chính ông đã công khai đối xử kỳ thị, chửi rủa người di
dân sống trên đất Mỹ, đã triệu dụng quân đội vào công tác ngăn cấm
người tị nạn.
Đối phó với trận đại
dịch Covid-19, ông bận chỉ trích Trung Cộng đến mức quên không mua mặt
nạ, khiến bác sĩ, y tá phải tự chế ra những kiểu khẩu trang tạm để
bảo vệ đường hô hấp trong lúc gần cận, săn sóc bệnh nhân.
Những cô thợ nail, thợ
tóc gốc Việt xót xa, họ hùn hạp lại lập quỹ mua mặt nạ giúp các
nhân viên y tế; bệnh nhân thiếu máy trợ thở, chết trong bệnh viện
nhiều đến mức giữ kỷ lục thế giới.
Trump vẫn trách Trung Cộng
cố tình tạo ra trận đại dịch Covid-19 để giúp đảng Dân Chủ Mỹ đắc
cử cuối năm nay hầu loại ông ra ngoài chính trường, trừng phạt ông về
tội đánh thuế nặng hàng Made In China.
Trong lúc đó, ông John
Bolton cựu cố vấn An Ninh Quốc Gia của ông Trump xuất bản quyển hồi ký
The Room Where It Happened: A White House Memoir,” trong đó ông Bolton kể
lại chuyện ông Trump nhờ ông Tập Cận Bình yểm trợ, giúp ông tái đắc cử.
Tham mưu trưởng Bạch
Cung -Mark Meadows- than thở chính ông ta cũng không hiểu tổng thống
muốn làm gì. Một số nhân viên Bạch Cung tiết lộ là Trump đang bận
quan tâm đến cô tân phát ngôn viên Bạch Cung -cô Kayleigh McEnany; họ nhận
định, “Cô ta ít ngồi trong văn phòng, mà chỉ bận bịu nhận chỉ thị
trực tiếp của Trump trong văn phòng tổng thống. Cô tuyển một nhân viên
mới, giúp cô đảm trách công tác tùy viên báo chí: ông Chad Gilmartin
-em bà con của chồng cô.
Phát ngôn viên Tòa
Bạch Ốc Kayleigh McEnany tại buổi họp báo thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020. (Drew
Angerer/ Getty Images)
Trong giả thuyết Trump
thật sự buông tay, thì đó cũng chỉ do ông Biden có số làm tổng
thống, chứ chật vật như bà Hillary, mà phước bạc, thì cũng rớt đài
thôi.
Không còn ứng cử viên
Dân Chủ nào khác để bầu, tôi -một cử tri chưa bao giờ bầu Cộng Hòa
cũng sẽ bầu cho Biden thôi.
Tôi hoàn toàn đồng ý với ông Bolton: Trump bất xứng ngồi trong văn
phòng Bầu Dục.
---------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment