David A. Graham - Atlantic
12/06/2020
Đối với hầu hết các phụ tá của Trump, tốt nhất là
không nên dính vào cuộc chơi này
Đến tối thứ Hai, ngày
1/6, Tướng Mark Milley chắc nghĩ rằng, ông đã thắng trong cuộc chiến mà ông
đánh.
Là Tham mưu Trưởng Liên
quân, tướng Milley đã phải vật lộn với các quan chức chính quyền Trump về cách ứng
phó với các cuộc biểu tình ở Washington, DC. Tổng thống và một số phụ tá của
ông muốn sử dụng Đạo luật Chống Nổi dậy năm 1807, cho phép triển khai quân đội
tại ngũ bên trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Tướng Milley đã phản đối chính sách này, tin
rằng nó hoàn toàn không phù hợp khi dùng quân đội để trấn áp các cuộc biểu
tình.
Đến cuối ngày, quan điểm
của ông [Milley] đã thắng thế. Mặc dù Donald Trump vẫn đe dọa sẽ sử dụng đạo luật
này, nhưng ông ta quyết định không áp dụng ngay lập tức. Trump cũng đồng ý
không đưa Sư đoàn Dù 82 từ căn cứ Fort Bragg ở North Carolina về thủ đô
Washington D.C.
Thay vào đó, Trump kêu gọi
biểu tình trật tự trong một bài phát biểu ngắn gọn rồi rời tòa Bạch Ốc, đi bộ tới
Nhà thờ St. John gần đó, trong khi bên kia đường, nhóm biểu tình đã bị Vệ binh
Quốc gia, kết hợp với cảnh sát liên bang và cảnh sát địa phương đàn áp một cách
tàn bạo, một hành động bất ngờ chống lại những người biểu tình ôn hòa, để dẹp
đường cho Trump đi tới nhà thờ.
Cùng đi đằng sau Trump
trong chuyến chụp hình quái gở này là tướng Milley, là người mặc quân phục chiến
đấu, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, Bộ trưởng Tư pháp William Barr
và một số cận thần khác. Sự việc đã trở thành một điểm nóng trong các vấn đề
liên quan giữa dân sự và quân sự, khiến cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Trump là
James Mattis, cựu Tham mưu Trưởng Liên quân Mike Mullen, cùng hàng loạt các cựu
quan chức quân sự khác lên án.
Các quan chức quân
sự và dân sự tháp tùng Trump tới nhà thờ St. John chụp ảnh gây tranh cãi, hôm
1/6/2020. Từ trái: Bill Barr (Bộ trưởng TP), Trump, Jared Kushner (con rể
Trump), Mark Esper (Bộ trưởng QP), Ivanka (con gái Trump), Mark Meadows (Chánh
VP), Mark Milley (Tham mưu Trưởng Liên quân). Nguồn: AP Photo/Patrick Semansky
Hôm nay [11/6/2020], tướng Milley tuyên bố và thừa nhận rằng, ông ta đã
phạm sai lầm.
Ông Milley nói “Tôi
không nên đi [cùng Tổng thống] tới đó” trong đoạn băng video được thâu để
phát trong buổi lễ tốt nghiệp của Đại học Quốc phòng (National Defense
University – NDU) mà báo New York Times đưa tin đầu tiên. Ông Milley nói tiếp:
“Sự hiện diện của tôi trong thời điểm đó và môi trường đó đã tạo ra một nhận
thức sai lầm về chuyện quân đội dính líu đến chính trị quốc nội”.
Đây là những lời tuyên bố
né tránh vì nó không gây ra một một ấn tượng nào cả. Sự hiện diện của Milley,
cũng như các quyết định khác của Bộ Quốc phòng, cho thấy có sự liên quan trực
tiếp của quân đội với chính trị quốc nội.
Một chuỗi các sự kiện xảy
ra cho thấy, chuyện này đã được tính toán, và những điều mà mọi người biết về
các cuộc thảo luận nội bộ xung quanh vấn đề này, cũng là một lời nhắc nhở các
quan chức rằng, làm việc cho Trump, buộc họ phải lựa chọn giữa sự tôn trọng Hiến
pháp và các quy tắc, hoặc nghe theo lời tổng thống. Thông thường, giống như
Milley, họ cố gắng tránh một kết cục khủng khiếp bằng cách tạo ra một kết quả
khác.
Milley nói, lỗi của mình
chủ yếu là mất quan điểm. Ông nói với sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học
Quốc phòng rằng, “luôn duy trì ý thức nhạy bén về nhận thức tình huống. Là một
lãnh đạo cao cấp, mọi thứ các cháu làm sẽ bị giám sát chặt chẽ. Và chính tôi
cũng không được ngoại lệ”.
Việc Trump mong muốn đưa
quân đội tại ngũ vào thành phố, trên thực tế, sẽ là một thảm họa. Ngay cả Bộ
trưởng Tư pháp Barr, là người sẵn sàng tuân lệnh gần như bất kỳ mệnh lệnh nào của
tổng thống, cũng đã lập luận như trên. Barr nói rằng, Trump không nên đem Sư
đoàn Dù 82 vào thủ đô. Kể từ sự kiện Trump đi qua Quảng trường Lafayette để tới
nhà thờ St. John chụp hình, Trump đã ra lệnh cho lực lượng nhảy dù, Vệ binh Quốc
gia về lại các tiểu bang đã gửi họ tới và bỏ chuyện thực thi Đạo luật Chống Nổi
dậy. Trump đã huỷ bỏ kế hoạch ghi bàn thắng.
Nhưng chuyện khuyên Trump
dẹp các đòi hỏi vô lý cũng giống như sự thương lượng giữa con người và ác quỷ.
Việc đàn áp biểu tình tối thứ Hai tại Quảng trường Lafayette và các đường phố
xung quanh, chứng tỏ đây là một thảm họa của quân đội. Các lãnh đạo cao cấp dân
sự và quân sự mặc quân phục đi theo Tổng thống đã tự cho phép mình là những nhân
vật dàn cảnh, và Lực lượng Vệ binh Quốc gia của thủ đô trực thuộc Bộ Quốc phòng
đã giúp đàn áp những người biểu tình khi những người biểu tình đang thực hiện
quyền tự do ngôn luận trong Tu chính Án số 1 để Trump có thể chụp hình với quyển
Kinh thánh.
Bộ trưởng Quốc phòng
Esper đã giữ khoảng cách trong vụ chụp bức hình đó, nói rằng, ông ta không biết
kế hoạch gì hết khi cả nhóm rời tòa Bạch Ốc. Bộ Quốc phòng trước đó cũng cho biết,
tướng Milley tưởng rằng cả nhóm sẽ đi kiểm tra quân đội [ở quảng trường] và
không biết gì về chuyện quân đội đàn áp biểu tình.
Để Trump từ bỏ ý định sử
dụng quân đội tại ngũ, các quan chức Lầu Năm góc đã phải đẩy lực lượng Vệ Binh
Quốc gia vào trám chỗ quân đội tại ngũ, thỏa mãn điều Tổng thống khăng khăng muốn
rằng, những người biểu tình nên bị “khống chế”. Báo New Yorks Times đưa tin:
“Các lãnh đạo cao cấp
Quân đội — trong một nỗ lực ngăn chặn những gì họ lo sợ sẽ là một kết cục thảm
khốc, nếu Tổng thống Trump ra lệnh cho lực lượng chiến đấu từ Sư đoàn Dù 82, ở
bên ngoài vòng đai, vào bên trong thành phố — dựa vào lực lượng Vệ binh Quốc
gia thi hành các chiến thuật công kích để chứng minh rằng họ có thể thực hiện
công việc mà không cần lực lượng tại ngũ“.
Có lẽ các nhà lãnh đạo
quân sự biết sự khác biệt giữa lực lượng Vệ binh quốc gia trấn áp những người
biểu tình ôn hòa và lực lượng tại ngũ như thế nào. Tuy nhiên, đối với một người
dân bình thường, những hình ảnh này rất rõ ràng: Quân đội trong bộ quân phục đã
đàn áp các cuộc biểu tình ở Quảng trường Lafayette và Milley đang nhịp bước
phía sau tổng thống. Tóm lại, quân đội đã đàn áp những người biểu tình để ngăn
chặn quân đội đàn áp những người biểu tình, giống như một câu nói nổi tiếng thời
chiến tranh Việt Nam: [Phải tàn phá thôn làng để cứu thôn làng đó].
Milley xin lỗi hôm nay,
nhưng chưa biết tương lai của ông với chức Tham mưu Trưởng Liên quân sẽ ra sao.
Ông đã ngồi ở chức vụ này chưa đầy một năm, và chính Trump đã chọn ông, bỏ qua
nhiều ứng cử viên khác có đủ tiêu chuẩn vì Trump thích tính cộc cằn và thô lỗ của
Milley. (Điều đó tương tự như khi Trump chọn Mattis vì tính thẳng thắn của
Mattis, cho đến khi Mattis phản pháo lại Trump). Nhưng tin tức cho biết, Trump muốn sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Esper, là người
đã có tuyên bố trái ngược với Trump nhưng kềm chế hơn, nhưng Trump vẫn chưa sa
thải Esper. Thật khó tưởng tượng là Trump sẽ không đùa về chuyện sẽ sa thải tướng
Milley.
Điều đó cho thấy vấn đề
tiến thoái lưỡng nan của các quan chức như Milley. Nếu họ muốn bảo vệ Hiến pháp
hoặc các định chế mà họ đang phục vụ — như Quân đội, Bộ Ngoại giao, Đại sứ
quán hay Lãnh sự quán — họ có thể cố gắng làm như thế, bằng cách phải nhượng bộ
Trump và làm ngược lại những điều mà họ không muốn làm.
Họ ngần ngại chống lại lệnh
của tổng thống, bởi vì điều đó đồng nghĩa với sa thải, và họ tự nhủ rằng, nếu họ
bỏ đi thì bất cứ ai thay thế họ sẽ là người nịnh bợ dễ uốn nắn hơn. Nhưng duy
trì sự cân bằng này theo thời gian là điều không thể, và cuối cùng họ phải trải
qua điều gì đó khủng khiếp hoặc có nguy cơ mất việc và thường là cả hai [vừa phải
trải qua điều khủng khiếp, vừa bị sa thải].
Cựu Đại sứ Kurt Volker và
Gordon Sondland, hai ông này đã làm chứng trong các phiên điều trần luận tội
Trump hồi năm ngoái, hai ông nói rằng họ đã phải nghiến răng và gây áp lực với
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để công bố một cuộc điều tra về gia đình
Joe Biden.
Hai ông Đại sứ kết luận rằng,
những tuyên bố của Trump là vô căn cứ, nhưng họ cũng lo lắng rằng, trừ khi
Zelensky đưa ra tuyên bố, viện trợ của Mỹ cho Ukraine trong cuộc đấu tranh chống
Nga đang gặp nguy hiểm. Mọi người cũng biết câu chuyện này kết thúc như thế nào
rồi: Ukraine đã nhận được viện trợ, mặc dù việc này làm suy yếu chính phủ
Ukraine; Volker và Sondland buộc phải từ chức; và Trump thoát hiểm sau cuộc luận
tội.
Hoặc trường hợp tướng
Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Trump: Tướng thủy quân lục chiến hồi
hưu đã sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau với Trump. Trong vài trường hợp, đơn
giản là ông từ chối thi hành mệnh lệnh của Trump. Trong các trường hợp khác,
ông đã tuân lệnh thi hành các lệnh quá tồi tệ để làm Trump vui, chẳng hạn như gửi
quân đội (không có nhiệm vụ rõ ràng) đến biên giới phía nam [với Mễ Tây Cơ] để
ngăn chặn một cuộc xâm lược (ảo tưởng) của người tị nạn vào đêm trước cuộc bầu
cử năm 2018. Nhưng cuối cùng, Mattis đã đầu hàng, ông từ chức vì quyết định của
Trump rút quân ra khỏi Syria. Cuối cùng, quân đội đã rút về, Trump đã có được
những gì ông ta cần từ Mattis và bây giờ Trump quay qua tấn công Mattis.
Khi nhóm cận thần luôn
tuân theo mệnh lệnh của Trump, dù là miễn cưỡng hay lưng chừng, đều phải nguỵ
biện cho hành động của mình, điều này có thể đúng: Nếu họ bỏ đi, những người nhận
trách nhiệm sau họ chắc chắn sẽ là một tay trung thành và nịnh bợ còn tệ hơn,
thì làm sao dám chống lại Trump. Esper, như vụ việc xảy ra đã được chứng minh rằng
ông ta không phải là Mattis.
Trong nội các của Trump,
các quan chức nào đối đầu với Trump đều bị thay thế bởi những người sẽ chỉ biết
tuân lệnh: Jeff Sessions được thay thế bởi Barr, Mike Pompeo thay thế Rex
Tillerson trong Bộ Ngoại giao, Dan Coats và Joseph Maguire được thay thế bởi
Richard Grenell và John Ratcliffe ở Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, Larry
Kudlow thay thế Gary Cohn làm cố vấn kinh tế.
Thực tế, sự duy lý là
đúng, lại chính là điều khiến nó nguy hiểm nhất. Trump rất hữu hiệu qua việc
làm thối nát các quan chức có thể là người tốt, như Milley, bởi vì họ không có
bất kỳ lựa chọn nào khác tốt hơn. Muốn thắng cuộc, thì điều duy nhất có thể làm
là không dính vào cuộc chơi này, như một nghiên cứu về
về tâm lý học quân sự của thời Chiến tranh Lạnh đã kết luận.
No comments:
Post a Comment