NGÀY
11/06/2020
BÀI MỚI
*
*
·
Biển Đông: Indonesia liên tiếp tỏ lập trường cứng rắn
hơn với Trung Quốc (RFI) - Mai Vân - Không phải là môt bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng
mới đây trong không đầy hai tuần, Indonesia đã hai lần công khai lên
tiếng bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Hành động của
Jakarta ngày 05/06/2020, và đặc biệt là trước đó vào ngày 26/05, viện
dẫn phán quyết Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La
Haye, lại càng đáng chú ý hơn trong bối cảnh Indonesia còn chọn diễn
đàn Liên Hiệp Quốc để bày tỏ thái độ, tạo thêm tiếng vang cho động
thái của mình. Đối với giới phân tích, việc một nước có trọng
lượng như Indonesia ra mặt chống các yêu sách quá đáng của Bắc Kinh
tại Biển Đông sẽ là một hậu thuẫn quý giá cho các đồng minh ASEAN
có tranh chấp với Trung Quốc đang vất vả chống lại các hành vi chèn
ép của Bắc Kinh.
·
Biển Đông : Philippines chi 26 triệu đô xây hạ tầng quân sự
trên đảo Thị Tứ (RFI) -
Thụy My - Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines hôm qua 09/06/2020 cùng với một phái
đoàn đã đổ bộ lên đảo Thị Tứ, chủ trì lễ khánh thành một bến tàu trị giá 5 triệu
đô la. Đồng thời loan báo sẽ chi 26 triệu đô la xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự
trên đảo này, trong đó có việc hoàn chỉnh một phi đạo. Bộ trưởng Delfin
Lorenzana tuyên bố, âu tàu mới này sẽ giúp hải quân Philippines có thể tiếp tế
dễ dàng ngay trong mùa bão, thay vì phải chuyển hàng từ các tàu nhỏ. Ông loan
báo chính quyền dành 26 triệu đô la cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Thị
Tứ, trong đó có việc bê-tông hóa một phi đạo. Đây là phi đạo đầu tiên tại Trường
Sa được xây vào cuối thập niên 70, dài khoảng 1,3 km.
·
Biển
Đông: Nếu Trung Quốc lập ADIZ, ‘sẽ tác động lớn về địa chính trị’ (BBC) - Hai chuyên gia nước ngoài từ U.S. Naval War
College và Đại học Giao thông Thượng Hải chỉ ra tác động quốc tế nếu Trung Quốc
đơn phương lập vùng ADIZ bao trùm Hoàng Sa.
·
Việt Nam
muốn Nhật Bản ủng hộ lập trường về Biển Đông (BBC) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Nhật Bản
ủng hộ lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông.
·
Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế: Mỹ chỉ trích Việt Nam tiếp tục
đàn áp tôn giáo (RFA) - Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục chỉ trích chính quyền Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo
trong năm 2019 bất chấp Hiến pháp quy định tôn trọng quyền tự do tôn giáo tín
ngưỡng của người dân. Trong báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế được công bố vào
sáng ngày 10/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích chính quyền Việt Nam tìm cách đàn
áp tự do tôn giáo, đặc biệt nhắm vào các nhóm tôn giáo không được chính quyền
thừa nhận, dưới nhiều hình thức. Đó là xách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, truy tố,
theo dõi, cấm đi lại đối với những người theo các nhóm tôn giáo không được nhà
nước cho đăng ký. Tài sản, đất đai của họ bị nhà nước thu hồi
·
RFA – Hội nhà báo độc lập Việt Nam: Vững vàng trước mọi thử
thách (VNTB) - J.B Nguyễn Hữu Vinh -
rfavietnamblog - Cách đây gần 6 năm, ngày 04 tháng 07 năm 2014, Hội Nhà báo Độc
lập Việt Nam được thành lập. Việc thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một
sự kiện gây chú ý trong dư luận xã hội Việt Nam trên các diễn đàn cũng như với
báo chí nhà nước Cộng sản. Báo chí tự do: Nhu cầu cấp thiết. Điểm qua tình hình
báo chí Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 21, điều ai cũng nhận thấy, nếu so với
ngay thời thực dân nô lệ, quyền tự do báo chí và xuất bản ở Việt Nam đã tụt hậu
rất nhiều lần, chưa cần nói đến so sánh với thế giới hiện tại. Không cần nói
nhiều hoặc tìm đâu cho mất công, chỉ cần so sánh tính chất và số lượng báo chí
cũng như chính sách kiểm duyệt và quyền tự do báo chí của người dân Việt Nam hiện
nay với thời kỳ đó, chúng ta đã thấy rất rõ ràng.
·
VNTB
– Đã không biết sao lại bắt dân chúng chờ cả trăm năm? (VNTB) - Mỹ Thuận (VNTB) – “Quá độ lên chủ nghĩa xã
hội bao lâu, có mấy chặng đường cần tiếp tục làm rõ” là tựa bài viết trên tờ
Thanh Niên điện tử, số phát hành ngày 10-6-2020. Bài báo có đoạn tường thuật:
“Có lần nào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri, có người hỏi: bao giờ
chúng ta có chủ nghĩa xã hội? Tổng bí thư nói chúng ta chưa nghiên cứu tường minh
vấn đề này, có khi trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội. Thế thì thời kỳ
quá độ (lên chủ nghĩa xã hội) là bao lâu, có mấy chặng đường thì chưa rõ”, ông
Phú nói và cho biết, đây là vấn đề sẽ cố gắng tập trung làm rõ trong thời gian
tới”. (*)
·
VNTB – Thẩm phán, hội thẩm trong xét xử làm sao được độc lập?
(VNTB) - Triệu Tử Long (VNTB) –
Trong những vụ án hình sự liên quan đến những đảng viên nằm trong danh sách Ban
Chấp hành Trung ương, thì muốn nói chuyện về pháp luật khi họ có dấu hiệu vi phạm,
buộc phải thông qua thủ tục là thỉnh thị ý kiến của Bộ Chính trị. Như vậy thì
các vấn đề về ‘tư pháp độc lập’ mà một số bài viết trên trang Việt Nam Thời Báo
đặt ra, là khó thể thực hiện nếu như trong nhiệm kỳ mới sắp tới, đảng chính trị
ở Việt Nam vẫn giữ nguyên cung cách quản lý cũ.
·
Dù là đảng viên hay không, người dân đang phải trả hàng nghìn tỷ
đồng cho các đại hội đảng (BoxitVN) - Bùi Công Trực - Ước đoán ở mức rất khiêm tốn, số tiền người dân phải
trả cho các đại hội đảng ở riêng cấp địa phương đã đủ cho Thanh tra Chính phủ
hoạt động hơn 25 năm. Các đảng bộ địa phương trên cả nước đã bắt đầu tổ chức đại
hội nhằm bình bầu ra những đại biểu “tinh hoa” tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XIII – sự kiện 5 năm mới có một lần. Họ sẽ bầu ra các ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, từ đó là các cơ quan đầu não như Ban Bí thư và Bộ Chính trị,
cũng như các vị trí được cho là sẽ trở thành lãnh đạo của Việt Nam.
·
Kiên định ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ vì không muốn phải nhận
sai lầm (RFA) - Diễm Thi, RFA - Không
có gì mới. Dự thảo văn kiện trình đại hội đảng lần thứ 13 do Ban Tuyên giáo
Trung ương đảng cộng sản Việt Nam tổ chức sáng 10 tháng 6 được nói có những điểm
mới. Một trong những điểm được cho là mới do Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận
Trung ương Phùng Hữu Phú báo cáo là, “phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta
trở thành nước phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tiến sĩ Nguyễn Quang A
nhận định: “Tôi nghĩ câu đấy là một sự thừa nhận thất bại của đường lối họ đặt
ra, là đến 2020 nước Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển theo định
hướng XHCN. Mục tiêu đó không thể đạt được. Bây giờ lại đặt ra đến giữa thế kỷ
21 thì tôi nghĩ không có gì mới cả
·
Nhà làm phim André Menras: “'Tiếng gào thét từ bên trong' là
thông điệp hòa bình về cuộc chiến im lặng của người dân với Chính quyền Việt
Nam" (RFA) - Bộ phim tư liệu “Việt
Nam-Tiếng gòa thét từ bên trong” do nhà làm phim André Menras vừa đoạt được 3
giải thưởng tại các cuộc liên hoan phim quốc tế: Lễ hội Film
"Courage" Berlin, ở Đức và IndeFest Film Awards với Accolage
Global film Competition ở Mỹ. Ông André Menras dành cho RFA cuộc phỏng vấn liên
quan bộ phim vừa nêu. Trước tiên, ông André Menras chia sẻ về lý do đã thôi
thúc ông làm phim “Tiếng gào thét từ bên trong” và những đánh giá dành cho bộ
phim qua 3 lần đoạt giải thưởng: Ông André Menras: Vâng. Nói chung, nguyên nhân
chính là sự phẫn nộ, không chịu nổi việc các công dân, đồng bào của tôi và
trong họ có nhiều bạn thân mà tôi coi như đại gia đình của tôi bị chế độ hiện tại
đối xử ngày càng tồi tệ. Một chế độ độc tài, bạo lực, đang chà đạp các giá trị
cơ bản về nhân quyền, các quyền công dân, công bằng xã hội, độc lập thật sự
·
Thu phí cao tốc cả đời, kể cả các BOT hết thời hạn: đề xuất phi
lý! (RFA) - “Tất cả các đường cao
tốc sẽ thu phí cả đời, tức là bằng nguồn vốn nào cũng phải thu phí. Kể cả BOT
sau này, hết thời hạn hoàn vốn thì Nhà nước sẽ bảo trì, tức là dùng nguồn ngân
sách hoặc nguồn vốn khác bảo trì và tiếp tục thu phí.” Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng
cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết thông tin vừa nêu, tại buổi họp
báo chiều ngày 8 tháng 6 năm 2020, khi công bố những điểm mới của dự thảo Luật
Giao thông đường bộ sửa đổi.
·
TP HCM dừng hai dự án BOT chuyển sang dùng ngân sách: bước lùi
tạm thời? (RFA) - Chính quyền thành phố
Hồ Chí Minh vào ngày 10/6 thông báo tại buổi giám sát của Hội đồng Nhân dân
thành phố với các sở ngành cho hay đã quyết định dừng 2 dự án làm theo hình thức
BOT để chuyển qua dùng vốn ngân sách. Hai dự án vừa nêu là dự án cầu đường Bình
Triệu giai đoạn hai ở quận Bình Thạnh và cầu Tân Kỳ Tân Quý tại quận Bình Tân.
Phát biểu tại buổi họp, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm cho hay Sở
Kế hoạch - Đầu tư đang nghiên cứu hướng giải quyết để làm việc với chủ đầu tư
trong tháng 6.
·
Bài
học đầu tiên (BoxitVN) - Quốc
Ấn Mai - “Đó là, cứ mỗi một công đoạn, đặc biệt là khâu lắp đặt thiết bị, Ban
Quản lý dự án với vai trò là chủ đầu tư và nhà thầu đã không thực hiện việc
cung cấp hồ sơ chứng nhận xuất xứ thiết bị, và chất lượng của từng công đoạn lắp
đặt. Đến khi hệ thống được vận hành thử tư vấn kiểm định độc lập của Pháp vào
và nói rõ là họ không thể đưa ra chứng nhận an toàn nếu thiếu hồ sơ lắp đặt của
từng công đoạn thì Bộ GTVT Việt Nam mới phát hiện ra lỗ hổng này.” (Trích)
·
Bà ơi, sao mồm bà to thế? Sao răng bà nhọn thế! (BoxitVN) - Nguyệt Quỳnh - Chiều ngày 29/5, sau phiên xử
phúc thẩm, một người dân ở xã Bình Phước, ông Lương Hữu Phước, đã trở lại toà
án và nhảy từ lầu hai của toà để tự sát. Hình ảnh ông nằm chết, co quắp ngay
trước sân toà nói lên nỗi tuyệt vọng, sự cô đơn cùng cực của người dân VN trước
các phán quyết của toà án.
·
Hậu
Covid-19: Facebook hợp tác quảng bá du lịch Việt Nam (BBC) - Facebook kết hợp cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư và
các doanh nghiệp ở Việt Nam phát động một chương trình quảng bá du lịch nhằm
thúc đẩy sự phục hồi của ngành này sau dịch Covid-19.
·
Tác giả cẩm
nang ‘đánh Mỹ’ nói về Đài Loan và Hong Kong (BBC) - Cựu thiếu tướng không quân Trung Quốc, giáo
sư Kiều Lương, nói không phải Đài Loan mà Hong Kong nay đang là nơi đối đầu chiến
lược Mỹ - Trung.
·
Thụy Điển
công bố danh tính nghi phạm ám sát Thủ tướng Olof Palme (BBC) - Cơ quan công tố nói Stig Engstrom, đã tự sát
vào 2000, là hung thủ bắn chết ông Olof Palme hồi 1986.
·
« Yếu tố Trung Quốc » ngăn cản đàm phán Nga – Mỹ về giải trừ vũ
khí hạt nhân (RFI) -
Minh Anh - Ngày 09/06/2020, bộ Ngoại Giao Nga xác nhận Washington và Matxcơva sẽ
nối lại các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí tại Vienna, thủ đô nước Áo vào
ngày 22/6. Trọng tâm của cuộc họp là Hiệp ước song phương New Start, đúc kết
năm 2010, nay sắp hết hạn vào đầu năm 2021. Nhưng theo giới quan sát, vai trò của
Trung Quốc mới chính là tâm điểm trong cuộc thảo luận gay gắt này. Tổng thống Mỹ
Donald Trump đã lần lượt rút Hoa Kỳ ra khỏi ba thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực
kiểm soát vũ khí : Thỏa thuận hạt nhân Iran, Hiệp ước INF – kiểm soát tên lửa tầm
trung và Hiệp ước Open Skies – cho phép quan sát các di chuyển quân sự và kiểm
soát các biện pháp hạn chế vũ khí của các nước có ký kết hiệp ước. Trong hai hiệp
ước sau cùng, nguyên thủ Mỹ tố cáo Nga vi phạm các văn bản đó.
·
Liên Âu : Trung Quốc không là một mối đe dọa quân sự (RFI) - Thanh Hà - Đối thoại chiến lược lần thứ 10
giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc đã diễn ra hôm 09/06/2020 qua cầu truyền
hình. Trong ba giờ đồng hồ, lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu, Josep Borrell
trao đổi với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Theo báo Mỹ Politico, lãnh đạo
ngoại giao châu Âu đã cố gắng bảo vệ chính sách "thực tiễn" của
Bruxelles đối với Bắc Kinh. Josep Borrell cho biết đã thảo luận một cách
"cởi mở và thẳng thắn" với ông Vương Nghị về luật an ninh Hồng Kông
cũng như về nhiều chủ đề nhân quyền khác. Về việc Liên Âu từng xem Trung Quốc
là một đối thủ mang tính hệ thống (systemic rival), ông Borrell tỏ ra thận trọng
hơn khi cho biết đã thảo luận nhiều với phía Bắc Kinh về cụm từ "đối thủ
mang tính hệ thống " này nhưng "điều đó không có nghĩa là Bruxelles
xem Trung Quốc là một mối đe dọa đối với an ninh" của châu Âu
·
VNTB – Trung Quốc không muốn một trật tự thế giới mới
(VNTB) - Anh Khoa dịch (VNTB) –
Tại sao Trung Quốc phá vỡ trật tự thế giới khi có thể chiếm lĩnh trật tự đó?
Trung Quốc đang ở giữa một trận chiến khốc liệt để vãn hồi danh tiếng của mình.
Bắc Kinh bị chỉ trích trong vấn đề đại dịch và quyết định kiểm soát Hồng Kông,
do đó các quan chức của nước này đang phải chữa cháy. Cách tiếp cận của họ gồm
hai phần. Đầu tiên, nêu bật thành công trong việc chống lại virus corona và che
giấu những sai lầm ban đầu. Thứ hai, tấn công những ai tìm cách làm hỏng hình ảnh
Trung Quốc. Tập Cận Bình trao quyền trận chiến này cho cấp dưới của mình. Khi
Hoa Kỳ chùn bước và thế giới lâm vào khủng hoảng, Tập Cận Bình bận bịu với một
chiến dịch lớn hơn: tiếp quản các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới và
Liên Hợp Quốc,…
·
VNTB – Tập Cận Bình chơi lá bài dân tộc: không có gì mới
(VNTB) - Anh Khoa dịch (VNTB) –
Bị bao vây không chỉ bên trong mà là bên ngoài, Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo
người dân Trung Quốc vào cuộc chiến dưới lá bài chủ nghĩa dân tộc, trong thời
điểm tỷ lệ thất nghiệp tăng, tăng trưởng thấp, kích thích tài khóa yếu và điều
kiện toàn cầu không chắc chắn. Trong lịch sử gần đây, Trung Quốc chỉ đóng vai
trò là “nạn nhân” để lôi kéo cảm tình của công dân mình. Từ Hitler đến Indira
Gandhi đến Donald Trump, những kẻ thù bên ngoài luôn có ích. Điều đó cho thấy
lá bài dân tộc mà Tập Cận Bình chơi – không mới. Lịch sử đầy rẫy các nhà lãnh đạo
nương tựa vào kẻ thù bên ngoài, chuyển sự chú ý của người dân trong nước sang
các vấn mang tính “thù địch nước ngoài”. Trung Quốc là quốc gia độc đoán, nhưng
hệ thống chính trị và các thể chế chính trị của nước này bắt nguồn từ tính hợp
pháp kinh tế và quyền lực cai trị, và Trung Quốc đang cảm thấy bị mất dần uy
tín trong mắt 1,4 tỷ người dân.
·
Máy bay chiến
đấu Trung Quốc tiến vào eo biển Đài Loan sau hiện diện của Mỹ (BBC) - Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết không quân của
mình đã chặn một nhóm máy bay chiến đấu Su-30 của quân đội Trung Quốc bay vào
eo biển Đài Loan.
·
‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc đang đi vào ngõ cụt
(BoxitVN) - Hương Giang -
09/06/2020 - Một số quốc gia quyết định từ bỏ những dự án hạ tầng quy mô lớn –
lên đến hàng tỷ USD – thuộc sáng kiến "Vành đai và Con đường" của
Trung Quốc. Theo South China Morning Post, trong cuộc họp đại hội cổ đông vào
tuần tới, Nucleelectrica – tập đoàn năng lượng hạt nhân Romania – sẽ tuyên bố
chấm dứt đàm phán về thỏa thuận xây dựng hai lò phản ứng với đối tác Trung Quốc.
Chính phủ Romania – sở hữu 80% cổ phần Nuclearelectrica – quyết định ngừng hợp
tác với phía Trung Quốc. Hồi năm 2015, Nuclearelectrica và Tập đoàn Năng lượng
Hạt nhân Trung Quốc (CGN) đạt thỏa thuận xây 2 lò phản ứng.
·
Pháp cũng nhức đầu vì vấn đề bạo lực cảnh sát
(RFI) -
Trọng Nghĩa - Phong trào chống kỳ thị chủng tộc và bạo lực cảnh sát tại Mỹ sau vụ George Floyd tiếp tục thu hút sự chú ý của báo chí Pháp ra ngày 10/06/2020. Tuy nhiên, các nhật báo vừa nêu tình hình Mỹ vừa đề cập đến những gì diễn ra tại Pháp, nơi các cuộc biểu tình ủng hộ phong trào chống kỳ thị đã chen lẫn hay hòa nhập với những cuộc xuống đường phản đối bạo lực cảnh sát ngay trong nước
Trọng Nghĩa - Phong trào chống kỳ thị chủng tộc và bạo lực cảnh sát tại Mỹ sau vụ George Floyd tiếp tục thu hút sự chú ý của báo chí Pháp ra ngày 10/06/2020. Tuy nhiên, các nhật báo vừa nêu tình hình Mỹ vừa đề cập đến những gì diễn ra tại Pháp, nơi các cuộc biểu tình ủng hộ phong trào chống kỳ thị đã chen lẫn hay hòa nhập với những cuộc xuống đường phản đối bạo lực cảnh sát ngay trong nước
·
Anh Quốc : Làn sóng đòi xét lại quá khứ thực dân lan rộng sau vụ
George Floyd (RFI) -
Làn sóng phẫn nộ sau cái chết của George Floyd ở bên Mỹ đã làm dấy lên các cuộc
tranh luận ở Vương Quốc Anh về những biểu tượng quá khứ thực dân Anh. Tối hôm
qua, 09/06/2020, một cuộc tập hợp đã diễn ra tại Đại học Oxford đòi dỡ bỏ bức
tượng Cecil Rhodes, một nhà thực dân Anh nổi tiếng của thế kỷ 19.
·
Vụ George Floyd : Joe Biden kêu gọi « công bằng chủng tộc »
(RFI) - Minh Anh - Tang lễ của
George Floyd diễn ra ngày 09/06/2020 tại Houston, bang Texas. Cái chết của công
dân người Mỹ gốc châu Phi này đã làm dấy lên một làn sóng rộng lớn chống bạo lực
cảnh sát nhắm vào cộng đồng người da đen ở Mỹ. Joe Biden, ứng viên tranh cử tổng
thống phe Dân Chủ trong một thông điệp video được phát vào lúc tang lễ, cho rằng
« thời của công bằng chủng tộc » đã điểm ở Mỹ.
·
Bạo lực-kỳ thị : Tang lễ George Floyd mang nặng màu sắc chính
trị Mỹ (RFI) - Thanh Hà - Hai tuần lễ
sau khi bị một viên cảnh sát da trắng ghì gối vào cổ đến chết ngạt thở, George
Floyd được an táng tại Houston hôm 09/06/2020. Hàng trăm người bên vệ đường đưa
tiễn nạn nhân về nơi an nghỉ cuối cùng và tang lễ của người Mỹ gốc da đen này
mang nặng màu sắc chính trị. Mục sư Al Sharpton, một nhà đấu tranh chống kỳ thị
màu da tại Hoa Kỳ trong bài điếu văn đã trực tiếp chỉ trích tổng thống Donald
Trump khuyến khích cảnh sát tự cho mình cái quyền "đứng trên cả luật
pháp". Mục sư Bill Lawson thì kêu gọi người Mỹ hãy dùng lá phiếu thay đổi
chủ nhân Nhà Trắng.
·
Vụ George
Floyd tác động thế nào tới người biểu tình? (BBC) - Hàng ngàn người Mỹ đang xuống đường để phản
đối tệ trạng phân biệt chủng tộc - nhiều người đi biểu tình lần đầu trong đời.
·
George
Floyd: Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ lần này mạnh mẽ như vậy? (BBC) - Từng có những cuộc biểu tình 'Black Lives
Matter' nhưng vì sao lần này lại khác biệt?
·
Covid-19:
Kinh tế Anh thiệt hại nặng nhất khối OECD (BBC) - Anh nhiều khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất
bởi Covid-19 trong số các nền kinh tế lớn.
·
Nga: Dân Matxcơva vui mừng vì không còn bị phong tỏa (RFI) - Thụy My - Đến lượt Matxcơva được giải tỏa :
thủ đô nước Nga hôm qua 09/06/2020 đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế để chống
dịch virus corona. Cũng như những nơi khác trên thế giới, người dân thở phào nhẹ
nhõm, cho dù vẫn lo ngại trước dịch bệnh, tại một thành phố mà mỗi ngày vẫn có
nhiều ca nhiễm mới.
·
Lười
nhác có phải bản chất của con người? (BBC) - Trốn việc, tìm việc nhẹ lương cao có thể cho
thấy con người có xu hướng lười biếng và tránh né làm việc?
No comments:
Post a Comment