NGÀY
05/06/2020
BÀI MỚI
*
*
·
Việt Nam: Giải quốc tế cho NXB Tự Do ‘không chịu kiểm duyệt’
(BoxitVN) - Hiệp hội Xuất bản Quốc
tế đã trao giải thưởng Prix Voltaire năm 2020 cho Nhà xuất bản Tự Do, tổ chức
‘không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam’. Đây là giải thưởng nhằm
thúc đẩy tự do xuất bản trên thế giới, đặc biệt là hoạt động xuất bản trong điều
kiện bị kiểm duyệt và đe dọa.
·
Kiến nghị Chính phủ cứu Đồng bằng Sông Cửu Long (BoxitVN) - Thanh Trúc - Bản Kiến nghị cứu Đồng Bằng
Sông Cửu Long, với nơi gởi đích danh là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, được công bố trên trang mạng Tiếng Dân hôm thứ
Hai 1/6 vừa qua. Đây là bản kiến nghị với chữ ký của nhiều nhà báo, nhân sĩ trí
thức, chuyên gia trong ngoài các tổ chức xã hội dân sự, kêu gọi trách nhiệm của
lãnh đạo Việt Nam trước nguy cơ cạn kiệt, suy kém tại khu vực nông nghiệp và
kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ này.
·
Công nhân Bình Dương đình công vì bị ‘kích động'? (RFA) - Báo chí trong nước ngày 1/6 đưa tin chừng
8.000 công nhân làm việc cho doanh nghiệp Đài Loan Chí Hùng tại tỉnh Bình Dương
bị kích động tiến hành biểu tình...Theo báo Tiền Phong Online ngày 30/5, nguyên
nhân đình công được người của công ty Chí Hùng cho hay vì có người đưa tin
không chính xác trên mạng rằng Chí Hùng không có đơn đặt hàng từ tháng 7 tới
nên sẽ cho công nhân nghỉ việc không lương. Thông tin bị cho không chính xác
như thế kích động công nhân dẫn tới những cuộc biểu tình đông người làm xáo trộn
trật tự xã hội. Một công nhân không muốn nêu tên cho biết nguyên nhân biểu
tình: "Nói chung thì công ty cũng có công đoàn mà tại sao không giải quyết
gì cho công nhân, không một lời giải thích hay hứa hẹn gì hết. Ngồi
hoài luôn mà không thấy ai xuống thì bắt đầu người ta kéo ra ngoài đường, người
ta đi rất là đông luôn. Một số thì người ta ngồi vòng vòng phía trong khuôn
viên của công ty. Đó là bắt đầu đình công từ ngày 26, ngày 27”
·
Biển Đông:
Mỹ phản đối Trung Quốc là động thái ‘dọn đường’ (BBC) - Hai học giả người Mỹ gốc Việt bình luận về
‘cuộc chiến công hàm’ đang diễn ra giữa Mỹ, một số quốc gia ở Đông Nam Á với
Trung Quốc.
·
Công hàm của
Hoa Kỳ và việc khai thác tại lô 06-01 (BBC) - Phân tích cho rằng công hàm mới đây của Hoa
Kỳ nhằm trợ giúp tinh thần cho các nước có tranh chấp ở Biển Đông.
·
Trung Quốc phản đối công hàm của Hoa Kỳ gửi LHQ về Biển Đông
(RFI) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc
cho rằng Hoa Kỳ đã “gây rối và phá vỡ mối quan hệ trong khu vực” sau khi Hoa Kỳ
gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông. Công hàm
ghi ngày 1 tháng 6 do bà đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp quốc Kelly Craft gửi Tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres. Nội dung công hàm nhằm đáp lại công hàm
ký hiệu CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc gửi
cho Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa hôm 12 tháng 12 năm ngoái. Công hàm này của
Trung Quốc phản đối công hàm của Malaysia đề nghị công nhận thềm lục địa mở rộng
ngoài 200 hải lý
·
Biển Đông:
Ai có lợi nhất trong việc Philippines hoãn quyết định chấm dứt VFA với Hoa Kỳ?
(BBC) - GS Carl Thayer cho rằng
Philippines hoãn quyết định chấm dứt VFA với Hoa Kỳ vì quay về với TQ 4 năm qua
không mang lại lợi ích kinh tế, và cũng không ngăn được TQ kiểm soát vùng biển
mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
·
Cát Linh
– Hà Đông: ‘Dư luận Việt Nam chê Trung Quốc, Trung Quốc trách Việt Nam’?
(BBC) - Dư luận ở Trung Quốc
"quy trách nhiệm" cho Việt Nam về Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến
Cát Linh - Hà Đông, theo một chuyên gia cho biết.
·
Sự đồi bại và độc ác của một Viện phó – VKSND Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội! (BoxitVN) -
TS-LS Trần Đình Triển - Sau nạn dịch Covid-19, tôi cũng như đại đa số luật
sư bận rộn về công việc. Một cô gái đến Văn phòng luật sư Vì Dân 5 ngày liên tục,
chỉ mong ước được gặp tôi. Buổi sáng tôi đi từ Huế ra, buổi chiều ghé qua VP,
cô ấy từ quán cafe bên cạnh chạy vội sang gặp tôi. Cô ấy vừa khóc, vừa cất lên
giọng nói quê Xứ Nghệ: “Chú ơi cứu cháu với”. Qua lời trình bày, với ba bản tài
liệu mà cô ấy có: Kết luận điều tra, Cáo trạng và bản án sơ thẩm tuyên phạt cô ấy
28 tháng tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”.
·
“Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam không giống ai”: Câu chuyện không
bao giờ có hồi kết! (RFA) - Kết quả đạt được lạc quan? Tại Hội thảo “Các giải pháp, chính sách
nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và
nhóm nghiên cứu”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết số lượng
và chất lượng công bố quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học tăng hơn 3 lần so
với 7 năm trước. Kết quả này cho thấy sự chú trọng hội nhập thế giới cũng như
năng lực nghiên cứu khoa học của các trường đại học ở Việt Nam.
·
VNTB – Giả dụ Việt Nam cũng có một cuộc khảo sát… (VNTB) - Nguyễn Nam (VNTB) – Qua khảo sát có 73% dân
Đài Loan không xem chính phủ Trung Quốc là ‘bạn’ – 73% of Taiwanese do not
consider Chinese government a ‘friend’. Kết quả khảo sát đăng trên tờ Tin Tức
Đài Loan [ https://www.taiwannews.com.tw/en/news/3943936], cho biết những người
càng trẻ ở Đài Loan thì càng không thích Trung Quốc đại lục. Có tới 84% người
trong độ tuổi từ 18 – 34 trả lời ‘không’ với câu hỏi “có xem chính phủ Trung Quốc
là bạn của Đài Loan hay không?”. Tỷ lệ này giảm xuống còn 78% trong nhóm tuổi
35 – 49, 75% ở độ tuổi 50 – 64 và 74% từ 65 tuổi trở lên. Chỉ 4,7% người tham
gia cuộc khảo sát xem mình là ‘người Trung Quốc’, có 75,3% khẳng định mình là
‘người Đài Loan’, và 20% còn lại chọn cả hai.
·
Việt Nam:
Hàng chục ngàn hội đoàn mà vẫn không giúp xã hội cởi mở (BBC) - Ý kiến là VN đang có hàng chục ngàn hội khác
nhau trong sự chi phối của các cơ quan, đoàn thể thuộc Nhà nước, trong khi người
dân không dễ để thành lập hội theo mong muốn của mình.
·
Năm người Việt bị bắt ở Nhật do bị nghi buôn lậu ma túy
(RFA) - Cảnh sát Nhật bắt giữ
năm công dân Việt Nam hôm 1 tháng 6 do vận chuyển lậu chất lậu ma túy bằng đường
bưu điện và nghi ngờ buôn bán ma túy. TBS News đăng tải ngày 3 tháng 6. Thông
tin ban đầu cho biết có 75 gr chất kakuseizai, một loại chất kích thích, cùng
80 viên MDMA, một loại chất gây ảo giác được giấu trong một số đôi giày, gửi từ
Việt Nam đến sân bay quốc tế Narita vào cuối tháng 5, thông qua đường bưu điện
·
Campuchia phản đối tuyên bố của Việt Nam về việc dựng lều dọc
biên giới (RFA) - Ủy ban Các vấn đề Biên
giới Campuchia không chấp nhận lời giải thích của Chính phủ Hà Nội rằng các lều
do quân đội Việt Nam dựng lên tại biên giới là thuộc phần lãnh thổ của tỉnh An
Giang. Báo Khmer Times vào hôm 4/6 cho biết cảnh sát tỉnh Kandal hồi tháng 4
phát hiện bộ đội Việt Nam đã dựng 31 cái lều dọc theo khu vực biên giới tranh
chấp giữa hai nước, thuộc tỉnh An Giang của Việt Nam và hai quận Koh Thom và
Loeuk Dek, tỉnh Kandal của Campuchia
·
Giám đốc bệnh viện bị cách chức vì đầu cơ khẩu trang bán ra nước
ngoài trong dịch COVID-19 (RFA) - Giám đốc bệnh viện quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh vừa bị cách chức vì
đã thu gom và bán khẩu trang với số lượng lớn ra nước ngoài để thu lợi cá nhân
vào khi dịch bệnh COVID-19 đang lây lan. Báo Tuổi Trẻ hôm 2/6 cho biết UBND quận
Gò Vấp đã công bố quyết định cách chức đối với ông Phạm Hữu Quốc - Giám đốc bệnh
viện quận Gò Vấp vào cùng ngày
·
Phó chủ tịch Nha Trang bị yêu cầu khai trừ Đảng sau khi nhận bản
án 9 tháng tù treo (RFA) - Ông Lê Huy Toàn, Phó chủ tịch UBND TP Nha Trang bị đề nghị khai trừ
Đảng, cách hết chức vụ. Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, ngày 4 tháng 6 cho truyền
thông trong nước biết ông đã yêu cầu khai trừ Đảng, cách chức Phó chủ tịch UBND
thành phố Nha Trang ông Lê Huy Toàn. Động thái trên được đưa ra sau buổi tiếp
xúc cử tri của Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hoà vào cùng ngày. Tại đây, cử tri
chất vấn lãnh đạo tỉnh tại sao ông Lê Huy Toàn bị khởi tố vì liên quan đến các
sai phạm, kê khống hồ sơ tái định cư khu đô thị Hoàng Long, dẫn đến gây thiệt hại
cho nhà nước 278 triệu đồng mà vẫn không bị cách chức.
·
Thanh Hóa: Cựu Phó giám đốc Sở VH-TT-DL bị phạt 15 tháng tù
(RFA) - Tòa án Nhân dân (TAND)
tỉnh Thanh Hóa vừa tuyên phạt ông Lê Văn Nam, cựu Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể
thao - Du lịch (VH-TT-DL) 15 tháng tù giam và phải bồi thường 585 triệu đồng vì
để cấp dưới lập hồ sơ khống, gây thất thoát cho nhà nước hơn 1,3 tỉ đồng. Truyền
thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết thêm, riêng ông Phạm Hồng
Minh, chủ mưu của vụ án bị tuyên 4 năm 6 tháng tù, và bồi thường hơn 1 tỉ đồng
·
Nhiều tập thể, cá nhân tại Vicem bị đề nghị kiểm điểm (RFA) - Kiểm toán Nhà nước đề nghị Tổng công ty
Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá
nhân liên quan đến hàng loạt sai phạm trong việc xử lý các vấn đề tài chính trước
khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
·
Dự trữ quốc gia Việt Nam trong ngành nông nghiệp còn nhiều bất
cập! (RFA) - Dự trữ quốc gia ngành
nông nghiệp gần đây vừa phát sinh lo ngại qua những bất cập trong việc mua dự
trữ lúa gạo, làm ảnh hưởng việc xuất khẩu gạo. Nay vấn đề mua dự trữ quốc gia
thuốc bảo vệ thực vật lại được đem ra bàn thảo. Theo quy định tại Luật Dự trữ
quốc gia, Bộ NN&PTNT được giao quản lý các nhóm mặt hàng gồm: Hạt giống cây
trồng; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất khử khuẩn, khử trùng, thuốc phòng, chống
dịch bệnh vật nuôi... Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, thuốc bảo vệ thực vật dự trữ
quốc gia hầu như không được các địa phương đề nghị hỗ trợ, dẫn đến tồn kho nhiều,
gây lãng phí ngân sách rất lớn. Tồn kho dự trữ quốc gia mặt hàng này hiện gần
258 tấn, với giá trị khoảng 42 tỷ đồng.
·
Loay hoay vực dậy ngành du lịch Việt Nam sau dịch COVID-19!
(RFA) - Loay hoay đến bất cập!
Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch trong cuộc họp sáng
4/6 đã thu hồi văn bản số 167 đề nghị các hãng hàng không cung cấp 400 vé máy
bay miễn phí cho đoàn công tác kích cầu du lịch nội địa. Đề nghị được đưa ra do
phản ứng mạnh từ phía dư luận. Văn bản 167 do Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch
Hà Văn Siêu ký ngày 2/6 vừa qua và gửi đến 3 hãng hàng không trong nước, cụ thể
yêu cầu Vietnam Airlines cung cấp 200 vé máy bay, Vietjet Air 100 vé và Bamboo
Airways 100 vé
·
Băn khoăn về việc dùng đá hoa cương lát vỉa hè Hồ Gươm!
(RFA) - Chính quyền thành phố
Hà Nội bắt đầu thi công lát đá hoa cương trên vỉa hè Hồ Gươm, đoạn gần nhà hàng
Thuỷ Tạ từ cuối tháng 5 và dự kiến Dự kiến đến cuối tháng 8 sẽ hoàn thành việc
lát đá toàn bộ khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm. Dự án lát đá vỉa hè bắt đầu từ năm 2010
·
Đề nghị bác kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm với lái xe
container (RFA) - Đại diện VKSND tỉnh
Thái Nguyên đề nghị HĐXX bác kháng cáo của tài xế Lê Ngọc Hoàng và giữ nguyên tội
danh, hình phạt 4 năm 6 tháng tù. Theo thông tin truyền thông trong nước loan
đi vào ngày 4/6, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ Toyota Innova đi lùi khiến 5 người
tử vong, kiểm sát viên Lưu Thế Hưng, đại diện VKSND tỉnh Thái Nguyển khẳng định
bị cáo Hoàng đã không giảm tốc độ khi gặp biển báo nguy hiểm “đi chậm” và khi
phát hiện xe của bị cáo Sơn đang bật đèn cảnh báo phía trước.
·
Tuyến cáp quang AAG vừa được khôi phục, tuyến AAE-1 lại gặp sự
cố (RFA) - Tuyến cáp AAG vừa được
sửa chữa xong thì tuyến cáp quang biển quốc tế AAE-1 (Asia Africa Europe 1),
tuyến nối đi Hong Kong, lại được xác nhận gặp sự cố vào ngày 3 tháng 6. Hiện
nguyên nhân sự cố vẫn đang được điều tra nhưng các nhà mạng đã lên phương án
chuyển lưu lượng sang các tuyến cáp biển và đất liền khác để bảo đảm chất lượng
kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế cho người dùng
·
Nỗi oan của ông Vũ Mão và bài thơ “Phủi tay” (*) (BoxitVN) - Lưu Trọng Văn - Lâu không thấy ông vào
bình luận hoặc like những bài viết của gã như mọi khi, nghĩ, ông muốn né ai đó
“kiên định lập trường” chọc ngoáy ông một lãnh đạo của đảng lại vào hùa cùng bọn
“gây rối” như gã. Nhưng rồi cũng ngày này năm ngoái nhạc sĩ Phó Đức Phương từ
Hà Nội vào Sài Gòn bàn với gã việc lấy chữ ký của văn nghệ sĩ Sài Gòn kiến nghị
không cho Trung Quốc đầu tư và tổng thầu dự án cao tốc Bắc – Nam.
·
Úc và Ấn Độ ký kết thỏa thuận về việc cùng sử dụng
căn cứ quân sự (RFI) -
Trọng Nghĩa - Ấn Độ và Úc vào hôm nay 04/06/2020 đã ký một thỏa thuận cho phép hai bên sử dụng căn cứ quân sự của nhau vào việc hỗ trợ hậu cần. Hai bên đồng thời đồng ý tăng cường hợp tác ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương trong bối cảnh quan hệ của hai nước với Trung Quốc đang có dấu hiệu căng thẳng. Thỏa thuận liên quan đến việc “hỗ trợ hậu cần song phương - Mutual Logistics Support” đã được thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Úc Scott Morrison ký kết trong một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến. Thông cáo công bố sau cuộc họp nêu rõ: “Hai bên đồng ý tiếp tục thắt chặt và mở rộng hợp tác quốc phòng qua việc tăng cường quy mô và tính phức tạp các cuộc tập trận song phương và các hoạt động khác nhằm phát triển những hướng mới đối phó với những thách thức về an ninh mà hai bên cùng chia sẻ”
Trọng Nghĩa - Ấn Độ và Úc vào hôm nay 04/06/2020 đã ký một thỏa thuận cho phép hai bên sử dụng căn cứ quân sự của nhau vào việc hỗ trợ hậu cần. Hai bên đồng thời đồng ý tăng cường hợp tác ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương trong bối cảnh quan hệ của hai nước với Trung Quốc đang có dấu hiệu căng thẳng. Thỏa thuận liên quan đến việc “hỗ trợ hậu cần song phương - Mutual Logistics Support” đã được thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Úc Scott Morrison ký kết trong một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến. Thông cáo công bố sau cuộc họp nêu rõ: “Hai bên đồng ý tiếp tục thắt chặt và mở rộng hợp tác quốc phòng qua việc tăng cường quy mô và tính phức tạp các cuộc tập trận song phương và các hoạt động khác nhằm phát triển những hướng mới đối phó với những thách thức về an ninh mà hai bên cùng chia sẻ”
·
Vụ George Floyd : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ phản đối dùng
quân đội dẹp biểu tình (RFI) - Trọng Nghĩa - Lãnh đạo Lầu Năm Góc Mark Esper hôm qua,
03/06/2020, đã công khai lên tiếng phản đối ý định của tổng thống Mỹ
Donald Trump, đòi triển khai quân đội đến dẹp các cuộc biểu tình bạo
động đang bùng lên tại nhiều thành phố trên đất Mỹ. Đương kim lãnh
đạo bộ Quốc Phòng Mỹ đã có động thái trên trong bối cảnh người
tiền nhiệm của ông là tướng James Mattis cũng công khai lên tiếng đả
kích ông Trump về những hành động lạm quyền và chia rẽ người Mỹ.
Trong một cuộc họp báo tại Washington, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã
lên tiếng chống lại việc kích hoạt Đạo Luật Chống Nổi Loạn có từ năm 1807
để điều động quân đội dập tắt biểu tình đang diễn ra trên đất Mỹ.
·
Cựu Bộ trưởng
Quốc phòng James Mattis lên án Tổng thống Trump (BBC) - Ông James Mattis là bộ trưởng quốc phòng đầu
tiên dưới thời Tổng thống Donald Trump nhưng đã từ chức năm 2018
·
Mỹ và Đạo luật nhân quyền Duy Ngô Nhĩ (BoxitVN) - Anh Khoa dịch - Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo
luật Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ, có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối
với các thành viên thuộc Bộ Chính trị Trung Quốc, những cá nhân liên quan đến
chiến dịch trấn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Theo tin báo, chính quyền Trump
không sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt nhân quyền đối với Trung Quốc
trong tiến trình đàm phán thương mại Trung-Mỹ năm ngoái. Tuy nhiên, Nhà Trắng
có vẻ sẽ áp dụng “cách tiếp cận cạnh tranh” với Trung Quốc, thông qua Đạo luật
Nhân quyền lần này
·
Bộ Ngoại giao Mỹ đăng tuyên bố nhân dịp 31 năm sự kiện Lục Tứ
(còn gọi là sự kiện Thiên An Môn) (BoxitVN) - Huệ Anh - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Mỹ Morgan Ortagus hôm thứ Tư (3/6) đã phát biểu tuyên bố nhân dịp 31 năm sự kiện
thảm sát Lục Tứ (hay còn gọi là sự kiện thảm sát Thiên An Môn), bày tỏ sự kính
trọng đối với người dân Trung Quốc dũng cảm kêu gọi hòa bình, dân chủ, nhân quyền
và loại bỏ tham nhũng hủ bại.
·
Hơn ba thập niên sau Thiên An Môn, Trung Quốc vẫn giữ nguyên chính
sách đàn áp (RFI) -
Thụy My - Cách nay 31 năm, ngày 04/06/1989, phong trào đấu tranh đòi dân chủ của giới trẻ Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn đã bị chính quyền Bắc Kinh dìm trong biển máu. Hơn ba thập niên qua, Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, nhưng để bảo đảm sự độc quyền lãnh đạo, đảng Cộng Sản Trung Quốc không hề thay đổi chiến lược : diệt trừ mọi phản kháng để ngăn ngừa, răn đe mọi cuộc nổi dậy trong tương lai. Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt xin giới thiệu bài : « Từ 1989 đến 2019 : Những biến chuyển của học thuyết duy trì trật tự của Trung Quốc từ sau Thiên An Môn» của nhà nghiên cứu Marc Julienne, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp - IFRI, đăng trên website Le grand continent, ngày 27/06/2019
Thụy My - Cách nay 31 năm, ngày 04/06/1989, phong trào đấu tranh đòi dân chủ của giới trẻ Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn đã bị chính quyền Bắc Kinh dìm trong biển máu. Hơn ba thập niên qua, Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, nhưng để bảo đảm sự độc quyền lãnh đạo, đảng Cộng Sản Trung Quốc không hề thay đổi chiến lược : diệt trừ mọi phản kháng để ngăn ngừa, răn đe mọi cuộc nổi dậy trong tương lai. Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt xin giới thiệu bài : « Từ 1989 đến 2019 : Những biến chuyển của học thuyết duy trì trật tự của Trung Quốc từ sau Thiên An Môn» của nhà nghiên cứu Marc Julienne, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp - IFRI, đăng trên website Le grand continent, ngày 27/06/2019
·
VNTB – Trung Quốc, Thiên An Môn, ngày 4-6-1989: tắm máu nhân
dân (VNTB) - Đặng Văn Khoa (VNTB) –
Thiên An Môn năm 1989, hàng triệu sinh viên Trung Quốc đã biểu tình bất bạo động,
kiến nghị chống tham nhũng, mở rộng tự do ngôn luận, báo chí… Đảng cộng sản
Trung Quốc đã đưa lính, xe tăng xả súng, nghiền nát tất cả những ai đang biểu
tình trên quảng trường Thiên An Môn. Hàng chục ngàn người thương vong. Đêm
thanh trừng đẫm máu, man rợ bậc nhất trong lịch sử nhà nước và nhân dân. Đặng
Tiểu Bình – người quyết định cuộc tắm máu Lục Tứ này, cũng là người đưa quân tổng
lực tấn công ‘đồng chí’ Việt Nam năm 1979. Dùng xe tăng, lính chiến bắn giết
người dân, đảng cộng Sản Trung Quốc khẳng định một tuyên ngôn ngàn đời, đanh
thép, bất di bất dịch: Đừng nghĩ đến chống Đảng. Tự hỏi, một đảng cộng sản sẵn
sàng thảm sát dân mình, thì đảng đó có từ bỏ thủ đoạn man dã nào với người dân
nước khác?
·
Người Hong
Kong đánh dấu biến cố Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm (BBC) - Nhiều người Hong Kong sẽ đánh dấu kỷ niệm biến
cố Thiên An Môn tại nhà, trong khi cảnh sát nói rằng họ sẽ giải tán các nhóm
người tụ tập bên ngoài.
·
Hong Kong
tưởng nhớ biến cố Thiên An Môn 1989 ra sao năm nay? (BBC) - Chính quyền Hong Kong không cho phép tổ chức
lễ cầu nguyện, với lý do chống dịch Covid-19, nhưng hoạt động tưởng niệm vẫn
diễn ra.
·
Luật an ninh quốc gia : Bắc Kinh vi phạm Luật Cơ Bản (Hiến
Pháp) Hồng Kông (RFI) -
Minh Anh - Ngày 28/05/2020, Quốc Hội Trung Quốc đã nhanh chóng thông qua luật
an ninh quốc gia và sẽ cho áp dụng đối với Hồng Kông. Trước ngày bỏ phiếu, tại
Hồng Kông, hàng trăm người xuống đường biểu tình phản đối dự luật, và 300 người
đã bị bắt giữ. Tổng thống Mỹ ngay sau đó thông báo rút « quy chế ưu đãi thương
mại » đối với Hồng Kông. Nhiều câu hỏi được đặt ra : Bắc Kinh đã « thất hứa » với
những cam kết đưa ra năm 1997 khi Anh Quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc ?
Phải chăng Trung Quốc đang tìm cách « bóp nghẹt » các quyền tự do ở ở Hồng Kông
? Đây có phải là một lời cảnh cáo dành cho Đài Loan ? Mỹ rút quy chế ưu đãi sẽ
tác hại ra sao đến nền kinh tế của đặc khu ?
·
Mỹ: Viên cảnh sát khiến George Floyd thiệt mạng bị cải
tội danh thành sát nhân (RFI) - Trọng Nghĩa - Tại Hoa Kỳ, chưởng lý bang Minnesota vào hôm qua
03/06/2020 đã nâng cao mức truy tố nhắm vào viên cảnh sát Derek Chauvin
đã gây ra cái chết của George Floyd. Chauvin giờ đây bị truy tố về tội sát
nhân chứ không còn là ngộ sát như vào lúc đầu. Ngoài ra, ba cảnh sát
viên khác ở Minneapolis bị truy tố về vai trò của họ trong vụ việc dẫn tới
cái chết của George Floyd. Với tội danh bị nâng lên mức cao hơn, bị can
Derek Chauvin có thể bị mức án nặng hơn. Thông tín viên RFI, Anne Corpet
tường thuật từ Washington
·
Cái chết của
George Floyd: Biểu tình bạo lực tại Washington DC (BBC) - Tại thủ đô nước Mỹ đã xảy ra tình trạng bạo
lực tồi tệ nhất sau cái chết của một người da đen, George Floyd.
·
Hàn Quốc muốn
ngăn dân gửi thông điệp bằng bóng bay sang Bắc Hàn (BBC) - Chính phủ Nam Hàn dự định sẽ ngăn người dân
thả bóng bay với các thông điệp chống Bắc Hàn qua biên giới.
·
Nhà hàng ở
Tokyo “mua vui” thời Covid-19 (BBC) - Một nhà hàng tại khu Ginza sầm uất ở Tokyo đã dùng cả các "hoạt
náo viên" cheerleader lẫn người nộm để mua vui cho khách hàng thời dịch bệnh
Covid-19.
·
Thải độc
kỹ thuật số trong thời Covid-19 (BBC) - Ngồi hàng giờ trước điện thoại và máy tính có thể khiến bạn lo âu, hoảng
sợ trước sự bất định của tương lai khi đọc tin tức.
No comments:
Post a Comment