Tác giả gửi tới Dân Luận
23/06/2020
Cuồng vọng là căn bệnh ung thư về đạo đức đối với tất
cả những kẻ độc tài, càng là những kẻ độc tài nhiều quyền lực càng cuồng vọng,
không cần nhắc tới nước ngoài, chỉ cần Trung Quốc thôi cũng đã có Tần Thủy
Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Minh Thái Tổ, Khang Hy, Càn Long, Mao Trạch
Đông… ví dụ quá đầy đủ! Những nhân vật chính trị đầy quyền lực này cũng đầy đủ
năng lực để cưỡng ép, khuếch tán những tế bào ung thư ra toàn xã hội. - Lưu
Hiểu Ba
Bữa mừng sinh nhật
bác Hồ, Cậu
Bẩy nổi hứng đọc mấy câu vè (nghe) không thanh tao lắm:
Nếu ngày ấy, Paris trời trở lạnh
Cục gạch hồng không đủ ấm qua đêm
Bác chết cóng trên mình cô đầm nái
Thì ngày nay tổ quốc đã êm đềm
Cục gạch hồng không đủ ấm qua đêm
Bác chết cóng trên mình cô đầm nái
Thì ngày nay tổ quốc đã êm đềm
Vì không có khả năng
sáng tác những câu thơ huê dạng (Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn
Bác hay Bác về… im lặng/ Con chim hót/ Thánh thót bờ
lau, vui ngẩn ngơ) và cũng chả làm được mấy câu vè bỗ bã nên tôi
chỉ giản dị nghĩ rằng: Người đi đâu cũng đặng, về lúc nào cũng
xong, miễn là “cái tôi” của Bác nhỏ lại tí xíu – xíu nữa thôi – thì
đỡ cho trăm dân muôn họ biết chừng nào!
Hai ông Chế
Lan Viên và Tố Hữu đỡ
phải mang tiếng là những kẻ xu thời, ton hót. Cậu Bẩy cũng đỡ phải
thốt lời cay đắng, mỉa mai. Cây rừng thì đỡ bị đốn chặt, để làm
giấy in hằng trăm ngàn cuốn sách mà Bác tự viết về mình nhưng (làm bộ)
ghi tên ai khác cho nó đỡ kỳ. Và bá tánh thì khỏi lâm vào cảnh
chiến tranh (đến đôi ba bận) vì buộc phải đi theo “con đường mà Đảng
và Bác kính yêu đã chọn.”
Ở bình diện quốc
tế, international level, cũng thế. Phần lớn những cuộc binh
đao trong lịch sử đều do những “cái ngã” quá lớn mà ra cả. Pascal tin
rằng: “Nếu cái mũi của Cléopâtre ngắn đi một tí, bộ mặt của cả địa cầu
đã khác – Si
le nez de Cléopâtre eût été plus court, toute la face du monde aurait changé.
Tôi sinh sau đẻ muộn, không biết mặt ngang/mũi dọc của bà nữ hoàng Ai
Cập ra sao nên không tiện lạm bàn, chỉ có thể đoan chắc nếu “cái moi”
của Hitler nhỏ hơn tí nữa thì nhân loại (dám) đã tránh được một
trận tương tàn khốc liệt.
Thế Chiến Thứ Hai để
lại một thế giới tan hoang và vài chục triệu xác người vương vãi
khắp nơi. Sau đó, cũng vì cuồng vọng của nhiều Người Cầm Lái Vỹ
Đại (Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành…) nên lại có thêm
hằng trăm triệu sinh linh bị giết hại, thủ tiêu, hành hình… bằng muôn
vàn phương cách.
Lịch sử không có cái
vụ “nếu!” Tuy biết vậy nhưng mấy bữa nhớ bằng hữu quá (rủ rê tụi nó
gầy bàn nhậu nhưng thằng nào cũng lắc đầu quầy quậy vì sợ
coronavirus) nên tôi vẫn lẩn thẩn nghĩ rằng nếu cái ngã của Tập Cận
Bình nhỏ bớt được tí nữa thì mình đã không mất cả chục ngày đàm
đúm vui chơi với bạn bè. Nỗi mất mát này, tất nhiên, không có gì
đáng kể, nếu so với con số gần nửa triệu người mất mạng chỉ trong
vài tháng vừa qua – theo tường thuật của T.S Nguyễn
Tường Bách:
“Nhà thiêu xác quá tải, những hộp tro vung vãi tại
Trung Quốc, những nấm mồ tập thể tại Mỹ, cảnh tử thi nằm trên đường phố cả tuần
tại Nam Mỹ không ai thu dọn. Tất cả đều là những cảnh tượng của thế kỷ XXI, những
điều mà trước đó vài ba tuần không ai có thể hình dung được... Rất nhiều cơ sở
phá sản, cả trăm triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp và rơi vào bế tắc tài
chánh. Rõ ràng nhất là, cấu trúc kinh tế của thế giới trong những năm qua sẽ bị
thay đổi một cách triệt để…
Hiện nay, tuyệt đối không ai có thể nói, bộ mặt của
thế giới cuối năm 2020 sẽ như thế nào, về trật tự chính trị, về cấu trúc kinh tế,
về đời sống xã hội. Tất cả những khía cạnh này hiện đang tác động hỗ tương lên
nhau và cuối cùng, ảnh hưởng lên quyết định của lãnh đạo các siêu cường, những
người có thẩm quyền sinh sát toàn nhân loại.”
Với ít nhiều lạc
quan, và chủ quan, tôi tin rằng dịch Vũ Hán rồi sẽ qua trong tương lai
gần. Quả đất vẫn cứ quay đấy thôi. Kinh tế rồi sẽ hồi phục dần
dần. Nhân loại lại tiếp tục sinh hoạt y như cũ, với ý thức vệ sinh
(và cộng sinh) lành mạnh hơn xưa. Quan hệ toàn cầu sẽ trở lại bình
thường, trừ mỗi cái nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc (People’s Republic
of China) thì tôi… không hoàn toàn bảo đảm.
Tôi (dám) có chút máu
Tầu nên chả hà cớ chi mà lại đi kỳ thị gần một phần năm dân số
toàn cầu. Vấn đề là cái tôi của những vỹ lãnh đạo
ở xứ sở này quá lớn, nhất là ông Tập Cận Bình – Tổng Bí Thư kiêm
Chủ Tịch Nước và Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương – người đã đẩy cả nước
đi trật đường rầy quá xa (tới mấp mé hố thẳm luôn) nên hiện tình
Trung Hoa – xem ra – không còn thuốc chữa. Phen này (e) sẽ lôi thôi lớn,
lôi thôi lâu, và lôi thôi lắm!
Gordan Chang (The
National Interest) bầy tỏ nỗi quan ngại: “Kinh tế Trung Hoa gặp
rắc rối to. China's economy is in deep trouble.” Mà nào có
riêng chi kinh tế. Ngoại giao còn tệ hại hơn nhiều. Cách ứng xử của
họ Tập, sau khi cúm Tầu lan tràn khắp chốn, đã giúp cho thiên hạ
nhìn ra cái bộ mặt vẫn thường được che giấu của vị Tân Hoàng Đế
Trung Hoa: hợm hĩnh, trơ trẽn, tráo trở, ti tiện, tham lam, xảo quyệt và
gian ác! Kỳ vọng của nhân loại về một nước Trung Hoa sẽ “dân chủ” và
“dễ thở” hơn khi kinh tế được cải thiện, rõ ràng, đã trở thành ảo
vọng.
Le
Monde kết luận: “Kể từ thời Mao Trạch Đông rồi Đặng Tiểu Bình đến nay,
chưa bao giờ giữa Trung Quốc và phương Tây lại có khoảng cách xa vời vợi đến thế.”
Nói chi đến phương Tây. Đến nay thì ngay cả mấy tay lãnh đạo thuộc
loại đầu trâu mặt ngựa ở Trung Đông và Phi Châu cũng phải “chạy mặt”
luôn rồi. Chả còn thằng nào muốn dây dưa với cái đám con Trời này
nữa.
Cả quyền lực cứng
lẫn quyền lực mền của Trung Hoa, sau đại hoạ Vũ Hán, đều cùng đi
trên một chuyến tầu – tầu suốt. Cái gọi là Tư Tưởng Tập Cận Bình,
Trật Tự Trung Hoa, Giấc Mơ Trung Quốc, Giấc Mộng Siêu Cường, Sáng Kiến
Vòng Đai & Con Đường, Dự Án Của Thế Kỷ… – thoáng chốc – đều
thành công cốc chỉ vì cuồng vọng và cái “tôi” quá khổ của Tập Cận
Bình.
Coi: nếu cứ để từ từ
với thời gian thì Hồng Kông làm sao mà “tuột” đi đâu được. Vì háo
thắng họ Tập đã biến hòn ngọc này thành một mảnh xương gà, tuy nhỏ
tí thôi nhưng cứng ngắc và nhọn hoắt, rất khó nuốt xuôi. Cũng do
xuẩn động, đương sự đã khiến cho giấc mộng Một Trung Hoa (One-China Policy)
mỗi lúc một thêm xa lắc. Tấm gương Hương Cảng khiến cho người dân Đài
Loan đề cao cảnh giác, biến đảo quốc này thành một pháo đài – một
cục gân mà hàm răng già nua của Trung Hoa Lục Địa e không còn đủ sức
để nhai.
Tham vọng bá quyền,
bất chấp công luận của Trung Cộng ở Tân Cương/ Tây Tạng/ Biển Đông
(cùng với những cái bẫy nợ giăng mắc khắp nơi, và thái độ trơ tráo
của TCB sau khi xuất cảng Coronavirus) đã khiến cho vị Tân Hoàng Đế
Trung Hoa bị coi như một tên côn đồ vô liêm sỷ, bị khinh bỉ và xa lánh!
Hitler còn có đám quân
phiệt Nhật Bản hùng hổ đứng bên, chứ hiện nay thì Tập Cận Bình chỉ
có… mình ên. Trước thái độ sẵn sàng nghênh chiến của India, Hoàn
Cầu Thời Báo (đọc được vào hôm 7 tháng 6 năm 2020) lên
tiếng cảnh giác: “Ấn Độ chớ có ảo tưởng về sự hổ trợ vững chắc
của Hoa Kỳ và Đồng Minh (The US and its allies have established various
contact mechanisms with India, making India falsely believe that it is well -
supported.) Nói vậy là Trung Hoa Lục Địa đã gián tiếp thừa nhận
rằng mình đang cô thế, giáo dác nhìn quanh cũng chỉ thấy hai chú đàn
em nhỏ xíu xiu thôi: Bắc Hàn và Cambodia. Dân số cả hai đều chả có
bao nhiêu mà lại đói rách thường trực và đói rách kinh niên. Nếu
ngưng viện trợ là hai thằng sẽ chết không kịp ngáp.
Hitler tin rằng Đệ Tam
Quốc Xã sẽ kéo dài cả ngàn năm. Nó tồn tại được hơn chục năm (Hitler
believed that the Third Reich would endure a thousand years. It lasted a
dozen - Sir
Alan Bullock). Đế Quốc của Tập Cận Bình, xem chừng, cũng không
khác mấy!
No comments:
Post a Comment