Tú
Anh -
RFI
Đăng
ngày: 24/06/2020 - 12:24
Tư lệnh không quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương tố cáo
Trung Quốc đe dọa tự do hàng không, hàng hải với kế hoạch lập vùng nhận dạng
phòng không trên vùng Biển Đông nhân lúc quốc tế bận tâm chống dịch Covid-19.
Tướng Charles Q.
Brown Jr., tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ, điều trần trước Ủy ban Quân vụ
Thượng Viện Mỹ ngày 07/05/2020. REUTERS - POOL New
Theo ABS-CBN News, tham
gia một cuộc hội thảo qua video tổ chức tại Manila ngày thứ tư 24/06/2020,
tướng Charles Brown Jr, Tư lệnh không quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, báo
nguy: cả một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và lưu thông trên biển, trên không sẽ bị
tác hại nghiêm trọng, nếu Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển
Đông. Sự việc này ảnh hưởng đến trật tự quốc tế, xâm phạm quyền tự do lưu
thông hàng không, hàng hải trên cơ sở luật pháp.
Không lên án chính quyền
Trung Quốc là một chế độ xem thường luật pháp quốc tế, tướng Charles Brown Jr
cho biết Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ các hành động của Bắc Kinh.
Tư lệnh không quân Hoa Kỳ
tại Thái Bình Dương tố cáo Bắc Kinh lợi dụng tình trạng quốc tế
bận tâm chống dịch Covid-19 để gia tăng sức ép, buộc các nước nhỏ ở Đông Nam
Á tuân thủ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Trước đó, một phát ngôn
viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh đang "điều nghiên
một cách nghiêm túc và thận trọng khả năng thành lập vùng nhận dạng phòng không
tại biển Hoa Nam (Biển Đông) để chống lại các mối đe dọa an ninh trên không phận
vùng biển của Trung Quốc".
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
.
.
----------------------------------------------------
Thụy
My -
RFI
Đăng
ngày: 24/06/2020 - 15:58
Ông Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), giám đốc Viện nghiên cứu
Biển Đông của Trung Quốc, hôm qua 23/06/2020 cho rằng quân đội Mỹ triển khai ồ ạt
chưa từng thấy tại châu Á-Thái Bình Dương, và cảnh báo khả năng xảy ra xung đột.
Nhân dịp giới thiệu một
báo cáo về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, Ngô Sĩ Tồn cho biết Mỹ
đã triển khai 375.000 quân nhân và 60% số chiến hạm tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Ba hàng không mẫu hạm đã được Washington gởi đến khu vực này. Trong suốt tám
năm dưới thời Barack Obama, Hải quân Mỹ chỉ tiến hành 4 hoạt động bảo vệ tự do
hàng hải, trong khi con số này chỉ trong nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump đã
là 22.
Theo Ngô Sĩ Tồn, nếu
có sự cố về quân sự, binh lính hai bên nổ súng sẽ là thảm họa cho quan hệ song
phương. Đôi bên « cần phải tăng cường thông tin để tránh những
hiểu lầm và tính toán sai lạc », qua việc tái lập các cuộc họp
quân sự cấp cao, mở một đường dây điện thoại trực tiếp và tiến hành tập trận
chung. Cũng theo báo cáo, Trung Quốc không coi Hoa Kỳ là đối thủ tiềm năng, và « không
muốn có một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Mỹ ».
Căng thẳng Mỹ-Trung đã
tăng lên kể từ khi ông Donald Trump lên làm tổng thống năm 2017. Hoa Kỳ thường
xuyên tuần tra vì tự do hàng hải trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh xây nhiều đảo
nhân tạo và quân sự hóa, gây lo ngại cho các nước láng giềng.
Mỹ-Nhật thao dượt chung
trên Biển Đông
Hải quân Hoa Kỳ ngày
23/06/2020 cho biết các chiến hạm Gabrielle Giffords, Kashima và Shimayuki đã
cùng thao dượt để cải thiện khả năng phối hợp và thông tin. Chuẩn đô đốc Fred
Kacher, chỉ huy nhóm tác chiến viễn chinh (ESG) 7 nhấn mạnh tầm quan trọng của
các cuộc thao dượt song phương Mỹ-Nhật, nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái
Bình Dương tự do và rộng mở.
Đệ thất Hạm đội, đơn vị
có nhiều chiến hạm nhất của Hải quân Mỹ, thường có những hoạt động phối hợp với
35 quốc gia ven biển nhằm duy trì an ninh hàng hải, tránh xảy ra những xung đột.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
.
.
No comments:
Post a Comment