BTV
Tiếng Dân
23/06/2020
Tin Biển Đông
Hôm qua, VietNamNet đăng
bài viết của Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Đường 9 đoạn và yêu sách Tứ Sa của Trung Quốc, làm rõ về
Yêu sách Tứ Sa là mới hay nhằm thay thế yêu sách đường 9 đoạn đã bị phán quyết
Tòa trọng tài bác bỏ năm 2016? Tác giả viết:
“Yêu sách Tứ Sa thực chất chỉ là bổn cũ soạn
lại. Nó cũng mù mờ không kém gì đường 9 đoạn. Song cách giải thích cực
đoan về các vùng biển từ đường cơ sở quần đảo vẽ cho Tứ Sa cho phép Trung Quốc
mở rộng quyền lực ra cả các vùng nước bên ngoài đường 9 đoạn.
Trung Quốc đang tiếp tục chiến thuật biến vùng không
tranh chấp thành tranh chấp và cố tình tạo quan điểm mù mờ, không giải thích nhằm
kích động đối phương, tạo vấn đề mới, tạo cơ sở pháp lý cho việc hiện thực hóa
sự hiện diện và thiết lập hai khu vực hành chính mới ở Biển Đông. Các hành động
này đều trái với Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển 1982. Đường 9
đoạn hay Tứ Sa thì vẫn là một và các nước xung quanh Biển Đông cần hết sức
cảnh giác với các bước đi mới của Trung Quốc”.
Bản đồ minh họa yêu sách Tứ Sa sai trái của Trung Quốc.
Ảnh: Freebeacon.com
Ngày 22/6, RFA có
bài: Cách thức để làm suy yếu các yêu sách phi lý của Trung Quốc.
Tác giả Vũ Tất Đạt dẫn lời chuyên gia Andi Arsana đến từ tại Đại học Gadjah
Mada, cho biết, các quốc gia cần kiên trì phản đối các tuyên bố của Trung Quốc
vì “những lời nói dối được lặp đi lặp lại đủ nhiều mà không bị phản đối
có thể sẽ dần trở thành sự thật”.
Theo tác giả, trong tiến
trình tìm kiếm dự thảo cho Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), nếu các quốc
gia ASEAN đưa được nội dung Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài trong vụ
Philippines kiện Trung Quốc vào COC, điều này sẽ góp phần tạo thế mạnh cho các
quốc gia ASEAN đối trọng với Trung Quốc.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Trung Quốc tăng quyền cho hải cảnh, Biển Đông gặp rủi ro gì? Tiến
sĩ Satoru Nagao, Viện Nghiên cứu Hudson của Mỹ nhận định: “Thứ nhất, quyết định
này giúp cho lực lượng vũ trang của Trung Quốc trên biển trở nên lớn hơn. Và thứ
hai, khi các hoạt động của Hải cảnh có thể là một phần của quân đội, thì nếu Hải
cảnh xâm nhập khu vực chủ quyền của các nước lân cận thì tạo ra một sự nhập nhằng
giữa hoạt động của lực lượng chấp pháp với lực lượng vũ trang”.
Tương tự, Tiến sĩ James
Holmes, chuyên gia từ Đại học Hải chiến Mỹ, nói rằng: “Khi ‘nâng cấp’ Hải
cảnh để dễ dàng kết nối với quân đội, Trung Quốc muốn gia tăng quyền kiểm soát
về mặt thực tế để từng bước đạt được tham vọng chủ quyền trên Biển Đông”.
Báo Pháp Luật TP.HCM đưa
tin: Philippines: Hoãn hủy thỏa thuận với Mỹ là vì Biển Đông.
Bài viết dẫn nguồn từ báo South China Morning Post cho biết, Ngoại trưởng
Teodoro Locsin của Philippines tiết lộ quyết định của Tổng thống Duterte hoãn
việc huỷ Thoả thuận Các lực lượng thăm viếng quân sự (VFA) ký với Mỹ, xuất phát
từ “mong muốn giảm căng thẳng ở Biển Đông”.
Ngoại trưởng Locsin xác
nhận các cuộc đàm phán về thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc đã bị đình trệ
và cho biết Bắc Kinh đã “vũ khí hóa” bãi cạn Scarborough. Ông cũng nói rằng các
tàu sân bay của hải quân Mỹ có “quyền quốc tế” để vào Biển Đông, và rằng Tổng
thống Duterte đã nêu vấn đề về các tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh
tế của Philippines với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng thừa nhận “việc tiếp thu rất
lạnh lùng”.
Mời đọc thêm:
Tin Nhân quyền
Vụ việc ít được dư luận
biết đến, hôm nay TTXVN đưa tin: Tuyên 6 năm tù đối với đối tượng chống phá Nhà nước trên
Internet. Người bị kết án là ông Nguyễn Văn Nghiêm, sinh năm 1963, trú
tại Khu Thủy sản, phường Phương Lâm, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình về tội “tuyên
truyền chống nhà nước”, theo điều 117 Bộ luật Hình sự.
Ông Nguyễn Văn
Nghiêm bị kết án 6 năm tù giam, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 23/6, ở tỉnh Hòa
Bình. Ảnh TTXVN
Nguồn tin dẫn từ cáo trạng
nói rằng, từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019, ông Nguyễn Văn Nghiêm “đã đăng
ký, quản lý, sử dụng tài khoản Facebook ‘Nghiêm Nguyễn, Tiến sỹ hớt tóc’, quản
trị 3 trang Facebook gồm ‘Giáo sư hớt tóc’, ‘Vừa hớt tóc vừa kể chuyện’, ‘Học
sinh trung học Mường Bi’ và tạo, quản lý, sử dụng kênh Youtube cá nhân ‘Tiến sỹ
hớt tóc’ để phát trực tiếp và đăng tải, chia sẻ nhiều video lên mạng xã hội.
Trong số đó có 31 video mang nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trước đó, hôm 6/11/2019,
RFA đưa tin: Facebooker ‘Giáo sư hớt tóc’ bị bắt vì phát livestream ‘gây
hoang mang trong nhân dân’. Tin cho hay, ông Nguyễn Văn Nghiêm được cộng
đồng mạng biết đến qua những video phát trực tiếp trên kênh YouTube, với các chủ
đề được ghi nhận gần đây là: “Dấu hiệu Trung Quốc tiếp tục xâm lược bãi
Tư Chính của Việt Nam” (phát hôm 4/11/2019), “Phó thủ tướng Vũ Văn
Ninh liệu có vào lò (ngày 4/11/2019), “Bài học sâu sắc là bài
học nào?” (ngày 4/11/2019), “Tướng hèn đông như quân Nguyên” (ngày
3/11/2019), “Xin đừng gọi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là ‘cóc'” (ngày
3/11/2019)…
Cũng tin nhân quyền, nhà
báo Chu Vĩnh Hải cho biết, ông đã đến Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu theo giấy triệu tập, để làm việc liên quan đến Hội Nhà báo Độc lập
Việt Nam. Ông
Hải thuật lại buổi làm việc sáng nay với các điều tra viên, diễn
ra “nhẹ nhàng và lịch sự”. Ông cũng cho biết thêm, 8 giờ sáng mai, 24/6, ông vẫn
còn phải tiếp tục làm việc với Cơ quan an ninh điều tra.
iấy giấy triệu tập
ông Chu Vĩnh Hải có liên quan đến “công tác điều tra của công an TPHCM”. Ảnh:
Facebook Chu Vĩnh Hải
Hôm qua, RFA có bài phản biện cáo buộc của Công an Việt Nam trong vụ Đồng Tâm.
Luật sư Nguyễn văn Đài phản biện lại bài viết “Không được đánh lận bản chất vụ án Đồng Tâm” trên
báo CAND hôm 21/6. LS Đài nói với RFA:
“Theo đúng bản nội dung kết luận thì chỉ có hai người
thôi. 23 người còn lại là không có hành vi tham gia trực tiếp vào đấy mà họ chỉ
[có] hành vi mua sắm, chuẩn bị các loại vũ khí thô sơ. Thế nhưng họ bị vu khống
hành vi đó nhằm mục đích giết người. Điều này không đúng, bởi vì Luật Hình sự
Việt Nam đã cá thể hóa hình phạt rồi. Tức là luật nhắm vào những người nào có
hành vi thật sự thực hiện, chứ không thể nói những người chuẩn bị nọ kia để nhằm
mục đích giết người…”
Về hai người bị cáo buộc
tội giết người là ông Lê Đình Kình và con trai của ông Kình là ông Lê Đình Chức,
LS Đài nhận định:
“Hai người giết người do vượt quá phòng vệ chính
đáng, chứ không phải hành vi giết người thông thường. Trong Luật Hình sự có Điều
126 quy định về việc này. Bởi vì 3 nạn nhân [là công an] bị chết là do lỗi của
nạn nhân khi họ tấn công vào gia đình, đột nhập tư gia bất hợp pháp vì theo Hiến
pháp và luật pháp Việt Nam thì hành vi của các cảnh sát cơ động đấy đột kích
vào nhà mà không có lệnh và không có giấy tờ của bất kỳ cơ quan có thẩm quyền
nào thì đấy là hành vi bất hợp pháp”.
Báo Tuổi Trẻ đưa
tin: Một cán bộ bị đánh đổ máu sau khi gửi tố cáo lên Thành ủy Thái
Bình. Người bị đánh là ông Vũ Văn P., 31 tuổi, ngụ tại phường Trần Lãm,
TP Thái Bình. Ông P. hiện đang là cán bộ công chức tư pháp – hộ tịch phường Lê
Hồng Phong. Vụ việc xảy ra vào chiều 18/6, ông P. bị đánh đổ máu ngay trên đường
sau buổi làm việc với UBKT Thành ủy Thái Bình theo giấy mời, về việc cán bộ này
có đơn tố cáo lãnh đạo phường mình đang công tác “cố tình đưa người không đủ
điều kiện tiêu chuẩn để giới thiệu vào các chức danh lãnh đạo“.
Mời đọc thêm:
Tin Thế giới
BBC đưa tin: Thượng đỉnh
EU-TQ không đạt được tuyên bố chung. Tin cho biết, tại cuộc họp thượng
đỉnh hôm 22/6, Liên minh châu Âu (EU) đã khẩn thiết đề nghị các nhà lãnh đạo
Trung Quốc nỗ lực nhiều hơn trong các cuộc đàm phán đang bế tắc để đạt được một
thỏa thuận đầu tư và thương mại, nhưng lời đề nghị này dường như không được
Trung Quốc đáp lại.
VOA có bài: Bất chấp căng thẳng, Trung Quốc gọi EU là đối tác. Nguồn
tin nói rằng, trước cuộc họp thượng đỉnh, mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc xấu
đi vì các cáo buộc Bắc Kinh đã cố ý loan truyền tin tức sai lạc về virus corona
và sự “quan ngại sâu sắc” của EU về luật an ninh quốc gia Trung Quốc áp dụng
cho Hồng Kông. Dù Hội nghị không ra được tuyên bố chung, nhưng Thủ tướng Trung
Quốc Lý Khắc Cường vẫn tuyên bố “Trung Quốc và EU là đối tác hơn là đối thủ
cạnh tranh”.
Đài KBS của Hàn Quốc đưa
tin: Tổ chức người tị nạn Bắc Triều Tiên tiếp tục rải truyền đơn
sang miền Bắc. Liên minh vận động tự do Bắc Triều Tiên, một tổ chức dân
sự của người tị nạn miền Bắc, đêm 22/6 đã rải 50.000 tờ truyền đơn với tựa đề
“Sự thật kinh hoàng của Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)” tại thành phố Paju,
tỉnh Gyeonggi.
Đáp trả lại hành động
này, Bắc Triều Tiên dựng cho loa phóng thanh chĩa về phía Hàn Quốc.
Ít nhất 20 điểm trên đường biên giới Khu phi quân sự liên Triều đã được
Bắc Triều Tiên lắp đặt loa phóng thanh chĩa về phía Hàn Quốc. Đồng thời, Bắc
Triều Tiên còn đe đọa sẽ triển khai chiến dịch rải truyền đơn sang phía Hàn Quốc
với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thậm chí sẽ sử dụng máy bay không người
lái để thực hiện.
VOV dẫn tin từ
Reuter: Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí dừng xung đột ở biên giới.
Tin cho hay, các quan chức quân sự Ấn Độ và Trung Quốc ngày 23/6 đã có cuộc gặp
kéo dài vài giờ đồng hồ nhằm hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực Ladakh, phía Tây dãy
Himalaya. Kết thúc đối thoại, hai bên đạt được đồng thuận về dừng xung đột ở
khu vực biên giới tranh chấp.
Bầu cử Mỹ, báo VietNamNet
dẫn tin từ Forbes cho hay: Cặp đấu Trump – Biden sẽ ‘so găng’ ba lần trước ngày bầu cử.
Trong một lá thư gửi tới Ủy ban Các cuộc tranh luận Tổng thống, Quản lý chiến dịch
Biden cho biết, vị cựu Phó Tổng thống có kế hoạch tham gia 3 cuộc tranh luận với
đương kim TT Donald Trump, dự kiến vào các ngày 29/9, 15/10 và 22/10.
Báo này dẫn kết quả thăm
dò của RealClearPolitics trên toàn nước Mỹ cho thấy, tỷ lệ tín nhiệm dành cho
ông Trump ở mức 44%, còn ông Biden được 48% vào tháng 12/2019. Còn kết quả khảo
sát tính đến 22/6 cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông chủ Nhà Trắng là 40%, trong khi ông
Biden khoảng 50%.
Mời đọc thêm:
No comments:
Post a Comment