Sunday, July 1, 2018

KỸ NGHỆ MỸ BỊ TÁC DỤNG NGƯỢC VÌ CHÍNH SẠCH "NƯỚC MỸ TRƯỚC ĐÃ" (Tú Anh - RFI)




Tú Anh  -  RFI
Đăng ngày 01-07-2018 

Tại Hoa Kỳ, làn sóng phản đối lan rộng trong giới kỹ nghệ gia vì hệ quả của chính sách áp thuế nhập khẩu 10% trên nhôm và 25% trên thép. Cách nay một tháng, tổng thống Donald Trump thông báo các biện pháp mà ông giải thích là để bảo vệ an ninh quốc gia và kinh tế trong các lãnh vực chiến lược. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực kinh tế của Hoa Kỳ đã bị thiệt hại nặng. Họ tố cáo chính quyền Trump không đo lường được nguy cơ « lợi bất cập hại », chưa nói đến chuyện bị trả đũa.

Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier phân tích :

" Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã lo âu từ mấy tuần qua. Cho dù tổng thống Donald Trump cho rằng ông hành động vì quyền lợi quốc gia , quyết định áp thuế nhập khẩu trên nhôm và thép, đã gây tác dụng ngược làm thiệt hại hoạt động kỹ nghệ của Mỹ.

Hơn 20.000 xí nghiệp, cần nhôm thép ngoại nhập, đòi hỏi phải được miễn trừ. Thế nhưng, chỉ có vài chục công ty nhận được phúc đáp nhưng thường là bị chính phủ từ chối. Nhất định không lùi bước, cơ quan đại diện cho kỹ nghệ thép của Mỹ nhờ pháp luật can thiệp, tố cáo tính chất vi phạm hiến pháp của quyết định áp thuế ra trước Toà Thương Mại Quốc Tế tại New York.

Chủ tịch Viện Thép Mỹ, Richard Chriss giải thích với RFI như sau : Tác động của thuế phụ trội (25%) gây thiệt hại nặng trong dây chuyền cung ứng thép ở nhiều tầng, trực tiếp cũng như gián tiếp. Thứ nhất là những hãng xưởng phải trả trực tiếp giá phụ trội. Hệ quả thứ hai, gián tiếp, liên quan đến công nhân vận chuyển mà chúng tôi đại diện sẽ thấy đồng lương sụt giảm, thậm chí, mất việc làm.

Giá thép tại Mỹ đã tăng gần gắp đôi so với giá của tháng 10 năm 2017. Chiến tranh thương mại do Donald Trump khởi động chỉ mới bắt đầu.

Canada vừa thông báo các biện pháp tăng thuế trả đũa, không những đánh lên nhôm và thép của Mỹ mà còn lan đến « sốt » cà chua, rượu Whisky, nệm và bút máy."

Hoa Kỳ : Biểu tình phản đối chia lìa gia đình nhập cư

Ngày 30/06/2018, hàng trăm cuộc biểu tình, lớn hay nhỏ, huy động hàng nghìn người tham gia đã diễn ra trên khắp nước Mỹ. Những người biểu tình phản đối chính sách di dân của tổng thống Donald Trump và yêu cầu cho đoàn tụ ngay lập tức những đứa trẻ bị tách rời khỏi bố mẹ.

Một trong số các cuộc tụ tập diễn ra tại một công viên bên cạnh Nhà Trắng ở Washington đã tập trung hàng nghìn người tham gia. Theo ghi nhận của AFP, đoàn người đông đảo đã diễu hành tại New York, Boston, Chicago, Portland và Los Angeles, với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ và dân biểu đảng Dân Chủ.


XEM THÊM

July 1, 2018

JEFFERSON CITY, Missouri (AP) – Tổng Thống Donald Trump từ lâu nay vẫn cho biết ông muốn tu bổ hệ thống cầu đường Mỹ. Và ông cũng muốn củng cố kỹ nghệ thép của Mỹ bằng cách tăng thuế quan đối với sản phẩm thép nhập cảng.

Tuy nhiên, mục tiêu thứ nhì lại tạo ra các chi phí tốn kém, gây khó cho việc tiến hành mục tiêu đầu.

Kể từ khi Tổng Thống Donald Trump loan báo các mức thuế quan mới hồi Tháng Ba, giá cả của các loại thép do Mỹ sản xuất như để dùng xây cầu, trong bê tông cốt thép ở xa lộ và hệ thống đường rầy xe điện đều nhất loạt lên giá.

Tuy nhiều công trình xây cất hạ tầng cơ sở lớn lao diễn ra mùa Hè năm nay đều giữ giá đã có từ trước khi có việc tăng thuế quan, hiện đang có nhiều lo ngại trong giới nhà thầu và các giới chức chịu trách nhiệm vận chuyển của chính phủ Mỹ, rằng việc tăng thuế nhập cảng sẽ làm tăng chi phí và trì trệ các dự án hiện vẫn còn đang trong giai đoạn chuẩn bị.

“Tổng thống có vẻ đang gặp nhiều đối chọi lớn lao với hai ưu tiên trái ngược nhau của chính phủ ông,” theo lời ông Brian Turmail, phó tổng giám đốc đặc trách chiến lược và giao dịch đại chúng của Hiệp Hội Các Nhà Thầu Mỹ.

Ông Turmail nói thêm: “Tổng Thống Trump hiện tạo nhiều khó khăn cho các công ty xây cất và những người xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở.”

Một thí dụ điển hình là ở thành phố Kansas, nơi cử tri bỏ phiếu chấp thuận việc tăng thuế bán hàng và thuế địa ốc để có tiền tài trợ kế hoạch nới rộng đường xe điện, với chi phí trước đây được ước tính ít nhất là $250 triệu.

Tuy kế hoạch xây cất đã khởi sự được khoảng một năm, giới hữu trách nay phải tính toán lại.

“Chúng tôi tin rằng chi phí cho dự án này sẽ tăng lên vì thay đổi trong mức thuế quan,” theo lời bà Donna Mandelbaum, giám đốc đặc trách truyền thông của cơ quan đường xe điện ở Kansas City.

Tổng Thống Trump hồi Tháng Hai loan báo kế hoạch trị giá $1.5 ngàn tỉ để cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở Mỹ, với khoảng $200 tỉ sẽ được chính quyền liên bang cung cấp để khuyến khích đầu tư từ các chính quyền địa phương, thành phố và tiểu bang cũng như các giới tư nhân.

Đề nghị này đang trong giai đoạn vận động hậu thuẫn của Quốc Hội thì ông Trump loan báo tăng mức thuế quan 25% đánh vào thép và 10% nhôm nhập cảng.

Phần lớn các chương trình xây cất hạ tầng cơ sở nếu có phần tài trợ của chính phủ liên bang thì đều phải dùng thép do Mỹ sản xuất. Việc tăng thuế quan chỉ nhắm vào hàng nhập cảng.

Tuy nhiên, vì tăng thuế khiến hàng nhập cảng đắt tiền hơn, điều này cũng giúp các công ty sản xuất thép trong nước Mỹ mạnh tay tăng giá mà không sợ bị hàng ngoại lấn át.

Giá loại thép cuộn ở Mỹ đã tăng 40% kể từ đầu năm nay, do kết quả của việc tăng thuế quan và nhu cầu trong nước lên cao, theo ông Joe Innace, giới chức đặc trách khu vực Mỹ Châu tại S&P Global Platts, một công ty nghiên cứu thị trường.

Giá các loại thép dùng cho ngành xây cất cầu cống, đường xá cũng tăng.

Điều này đang gây nhức đầu cho giới chức điều hành một cây cầu xe lửa, xây đã được 127 năm, bắc qua sông Mississippi ở St. Louis, vốn có thể bị ngưng hoạt động nếu không được thay thế trong thời gian ngắn tới đây. Nhà thầu sẽ cần tới 12,500 tấn thép, và với giá thép có thể tăng, mọi ước tính chi phí trước đó sẽ phải thay đổi. (V.Giang)








No comments: