Sunday, July 26, 2009

TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG : TRUNG QUỐC MƯU ĐỒ CÀNG NHAM HIỂM


Tranh chấp trên Biển Đông: Trung Quốc mưu đồ càng nham hiểm
South China Sea Competition: China Contemplates More Mischief

June 28th, 2009 - 25/07/2009
Richard Fisher, Jr.
Nhóm chuyển ngữ Bauvinal

On June 11, 2009 a Chinese Navy submarine reportedly collided with the towed sonar array of the U.S. Navy destroyer U.S.S. John S. McCain, about 144 miles from Subic Bay in the Philippines.[1] Previously on March 8, 2009 Chinese Maritime Militia ships harassed the U.S.S. Impeccable on a surveillance mission about 75 miles from Hainan Island.[2]
Ngày 11 tháng 6 năm 2009 một tàu ngầm hải quân Trung quốc được báo cáo va chạm với dãy máy dò sóng âm do khu trục hạm Mỹ U.S.S. John S. McCain kéo theo sau, ở khoảng 144 hải lý ngoài vịnh Subic vùng biển Philippines. Trước đó vào ngày 8 tháng 3 năm 2009, các tàu biển dân quân của Trung Quốc đã quấy rối chiếc U.S.S. Impeccable trong một nhiệm vụ giám sát ở khoảng 75 dặm bên ngoài đảo Hải Nam.
These incidents illustrate a growing tension between China, the United States and other Asian nations over China’s increasing militarization of the South China Sea. This region’s sea lanes are critical to Asia’s economic vitality, while the six littoral states have overlapping claims and occupy varying numbers of islets in the Paracel and Spratly Island chains.
Những việc đụng chạm này cho thấy căng thẳng đang lên cao giữa Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia châu Á qua việc Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa vùng biển Đông. Vùng hải trình này là sự sống còn của nền kinh tế châu Á, trong khi 6 quốc gia ven biển tranh chấp chủ quyền chồng chéo nhau và mỗi nước chiếm đóng một số tiểu đảo khác nhau trong chuổi quần đảo Hoàng Sa(Paracel) và Trường Sa (Spratly).
China claims most of the South China Sea as its territory and at times has sought to calm tensions by acceding to regional negotiations designed to advance economic cooperation while setting aside territorial claims, though as of yet there is no regional framework to settle conflicting claims.
Trung Quốc đòi hỏi hầu hết vùng biển Nam Trung Hoa thuộc về mình và thỉnh thoảng tìm cách làm dịu căng thẳng qua việc tham gia các cuộc thương thảo về hợp tác phát triển kinh tế trong lúc gát sang bên các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, dù đến nay vẫn chưa có được một qui trình làm việc cụ thể ở khu vực để dàn xếp các tranh chấp.
Furthermore, China has long claimed that provisions of the United Nations Law of the Sea Treaty allow it to forbid foreign military activities within its Economic Exclusion Zone (EEZ), an interpretation that Washington rejects.
Hơn thế nữa, từ lâu Trung Quốc vẫn khiếu nại rằng các điều khoản trong Hiệp định Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho phép Trung Quốc ngăn cấm hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của mình, một cách diễn giải mà Washington bác bỏ.


Pushing back the U.S. Navy:
http://bauvinal.info.free.fr/biendong/hinh/chinese-army00.jpg
http://bauvinal.info.free.fr/biendong/hinh/chinese-army01.jpg


ĐẨY LUI HẢI QUÂN MỸ:
Source: Internet and China Daily

On June 8, 2009 a PLA Navy submarine collided with the sonar array of the U.S.S. John McCain (top) and the previous March a Chinese Y-12 patrol aircraft shadows a U.S. Navy survey ship.
Vào ngày 8/6/2009 một tàu ngầm hải quân của PLA quẹt vào dãy máy dò sóng siêu âm của tàu U.S.S. John McCain (phía trên) và trước đó vào tháng ba một phi cơ tuần tra Trung Quốc Y-12 theo dõi một tàu khảo sát thuộc hải quân Mỹ. (Nguồn: Internet và Nhật báo Trung Quốc).
But since the mid-1970s Beijing has also pursued a slow campaign of military occupation, to include military operations against Vietnamese and Philippine areas, base construction and legal measures to assert greater control over the South China Sea.
Nhưng từ giữa những năm 70, Bắc Kinh đã theo đuổi một chiến dịch lấn chiếm, đóng quân , trong đó có chiến dịch quân sự chống lại Việt Nam và Phillippines, xây dựng căn cứ và tiến hành những biện pháp hợp lệ để tăng cường quyền kiểm soát vùng biển Đông.
China’s reasons for doing so became clear earlier this decade when it started building its new large naval base near the resort city of Sanya on Hainan Island. This base will service some portion of China’s new second generation nuclear ballistic missile submarine (SSBN) fleet and China apparently intends to establish defended "bastions" near Hainan to ensure the viability of its "second strike" nuclear deterrent force.
Lý do việc làm này của Trung Quốc đã rõ ràng vào đầu thập kỷ này khi họ bắt đầu xây dựng mới một căn cứ hải quân lớn gần thành phố nghỉ mát Sanya ở đảo Hải Nam. Căn cứ này sẽ phục vụ hạm đội tàu ngầm mới thuộc thế hệ thứ hai chạy bằng năng lượng hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo (SSBN) của Trung Quốc, và Trung Quốc dường như có ý định thành lập "pháo đài" phòng vệ gần Hải Nam để đảm bảo sinh tồn cho lực lượng đánh đuổi bằng vũ khí hạt nhân, còn gọi là "cú đánh thứ nhì".
According to available open sources this analyst has speculated that China could eventually place about half of its future nuclear missile force on SSBNs. This in part explains China’s increasing efforts to push back U.S. Navy attempts to monitor China’s military activities in the South China Sea.
Theo các nguồn tin mở, các nhà phân tích nầy tiên đoán rằng Trung Quốc có thể đưa khoảng phân nửa lực lượng tên lửa hạt nhân trong tương lai của mình vào SSBN. Điều này giải thích lại việc Trung Quốc gia tăng nổ lực đẩy lui các cố gắng của Hải quân Mỹ trong việc giám sát các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong vùng biển Đông

Type 094 SSBN at its new base near Sanya on Hainan Island.
http://bauvinal.info.free.fr/biendong/hinh/chinese-army02.jpg-

-------------------------------

Kiểu 094 SSBN tại căn cứ mới gần Sanya ở đảo Hải Nam
Source: Chinese internet
China’s likely intention to have its SSBNs conduct deterrence patrols in the South China Sea may mean that China will increase its efforts to impose military control over this region.
Trung Quốc dường như có ý định dùng SSBN của mình để thực hiện tuần tra ngăn chặn trong vùng biển Đông, hàm ý là Trung Quốc nổ lực đẩy mạnh sự áp đặt kiểm soát quân sự trên vùng này. Nguồn: Internet Trung Quốc.
China has neither declared officially its strategic nuclear plans for this region, nor has it offered to engage in any consultations about the reasons for its buildup in the South China Sea, which might lead to greater transparency and mechanisms that could be used to reduce tensions.
Trung Quốc không tuyên bố chính thức về kế hoạch hạt nhân chiến lược của mình trên vùng này và cũng chẳng mời ai tham gia các buổi tham vấn nào về các lý do xây dựng căn cứ ở vùng biển Đông, vì điều đó có thể dẫn đến việc lộ bí mật và những cơ chế có thể được áp dụng để giảm các căng thẳng.
Beijing and Washington are due to discuss "incidents at sea" in July 2009 but China has previously refused signing onto a formal "incidents at sea" agreement as did the U.S. and former Soviet Union. Instead, China appears intent on building up its military strength as internal pressure mounts for bolder action.
Bắc Kinh và Washington có ràng buộc phải thảo luận về những "va chạm trên biển" vào tháng 7/2009 nhưng Trung Quốc trước đây đã từ chối ký kết vào một thỏa thuận chính thức về "các va chạm trên biển" như Mỹ và Liên Xô cũ đã từng làm. Thay vào đó, Trung Quốc dường như chú tâm vào việc xây dựng sức mạnh quân sự khi áp lực đòi hỏi hành động bạo dạn hơn ở trong nước tăng cao .
On June 18 and 19 Chinese media outlets reported on what may become a significant Chinese escalation: a recently retired People’s Liberation Army (PLA) Deputy Chief of the General Staff Department called for the construction of a formal air and naval base in the contested Mischief Reef.
Vào ngày 18 và 19 tháng 6, các kênh truyền thông Trung Quốc đã báo cáo một việc có thể coi như là một bước nhảy vọt của Trung Quốc: Chủ nhiệm của Văn phòng Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), vừa mới nghỉ hưu, kêu gọi xây dựng một căn cứ quy mô không quân và hải quân ở dãy đá ngầm đang tranh chấp tên Mischief.
Roughly 150 miles west of the Philippines island of Palawan and 800 miles south of the Chinese mainland, Mischief Reef was occupied by Chinese forces in 1995. So far China has built two small buildings on the reef. A much larger base could allow the PLA to place naval, air and missile forces astride the Palawan Strait, one of the most important sea lanes in Asia.
Khoảng chừng 150 dặm phía tây dảo Palawan thuộc quần đảo Philippines và 800 dặm phía nam lục địa Trung Quốc, dãy Mischief đã bị lực lượng Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1995. Cho đến nay Trung Quốc đã xây dựng hai tòa nhà nhỏ trên rặng. Một căn cứ lớn hơn nhiều mới có thể cho phép PLA đặt lực lượng hải quân, không quân và tên lửa khống chế eo biển Palawan, một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất ở châu Á.
This would not just pose a new military threat to the Philippines, but it would increase China’s ability to constrict maritime commerce critical to the survival of U.S. allies like Japan and South Korea.
Việc này chẳng những chỉ tạo ra một sự uy hiếp quân sự mới đối với Philippines mà nó còn gia tăng khả năng của Trung Quốc bóp nghẹt đường thương mại hàng hải huyết mạch sống còn của các đồng minh Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc.

-------------------------------------

Call for New Construction on Mischief Reef
KÊU GỌI XÂY DỰNG MỚI TẠI DÃY ĐÁ NGẦM MISCHIEF

In its June 19, 2009 issue the Hong Kong Newspaper Ta Kung Pao reported on a speech given by the recently retired Deputy Chief of Staff of the General Staff Department of the Central Military Commission of the People’s Liberation Army, General Zhang Li, who called for the construction of naval and air facilities in the disputed territory known as Mischief Reef, in the South China Sea.[3]
Trong số báo phát hành ngày 19/6/2009, tờ Ta Kung Pao ở Hongkong báo cáo rằng trong một bài phát biểu của tướng Zhang Li, Chủ nhiệm của Văn phòng Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), vừa mới nghỉ hưu, đã kêu gọi xây dựng các cứ điểm phục vụ cho hải và không quân tại vùng lãnh thổ tranh chấp là rặng đá ngầm Mischief trên biển Đông.
Zhang made his remarks in his capacity as a Member of the Standing Committee of the Chinese People’s Political Consultative Committee (CPPCC). General Zhang recommended that China respond strongly to a "very serious situation" in the South China Sea.
Zhang phát biểu những ý kiến nầy trên cương vị thành viên của Hội đồng Thường trực thuộc Hội đồng Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Tướng Zhang khuyên Trung Quốc nên đáp trả mạnh mẽ đến cái gọi là "tình trạng vô cùng nghiêm trọng" ở vùng biển Đông.
He noted that of the 500 islets in the Nansha, or Spratly Island group, China only controlled four (reality is closer to nine), while Vietnam controlled 29, and the Philippines and Malaysia, four or more. Zhang also noted that China had no oil exploration platforms in the Nanshas, while other countries explore extensively.
Ông nhắc rằng trong số 500 tiểu đảo ở Trường Sa(Nansha), hoặc nhóm đảo Spratly(Trường Sa), Trung Quốc chỉ kiểm soát 4 (thực tế là gần đến 9), trong khi Việt Nam đã kiểm soát 29 và Philippines cùng Malaysia thì chỉ 4 hoặc hơn. Zang cũng nhắc thêm rằng Trung Quốc không có giàn khoan thăm dò dầu khí nào ở Trường sa(Nansha) trong khi các nước khác đang mở rộng thăm dò.
To defend China’s interests General Zhang called for a three step program. First Zhang called for increasing the number of large ships and patrol aircraft for for the PLA Navy and other maritime police agencies to better enforce China’s South China Sea claims. He specifically called for the construction of 3,000 ton frigate-size ships for this mission.
Để bảo vệ những quyền lợi của Trung Quốc, tướng Zhang kêu gọi một chương trình gồm 3 bước. Đầu tiên là tướng Zhang kêu phải gia tăng số lượng tàu lớn và máy bay tuần tra cho hải quân PLA cùng các lực lượng cảnh sát biển khác để hậu thuẩn tốt hơn các khiếu nại về vùng biển Đông. Ông đặc biệt kêu gọi việc đóng các tàu khu trục cỡ 3.000 tấn cho nhiệm vụ này.
Second, General Zhang proposed building up a "Three-Dimensional Reconnaissance Observation System" for the South China Sea, as current capabilities are "quite backward."
Thứ đến, tướng Zhang đề nghị lắp đặt một "hệ thống thám báo nhận dạng ba chiều" trên biển Đông, vì phương tiện hiện có đã "quá lạc hậu".
Third, he called for a greater investment in "infrastructure" such as ports and airfields, especially on Mischief Reef. Zhang notes, "This reef is quite suitable for building airports and ports, which can be used to control the entire Nansha [Spratly] region once they are built."[4] It is implied that the new airfields could extend the range of PLA J-10 and J-11 fighters, which are mentioned specifically.
Thứ ba, ông kêu gọi một sự đầu tư lớn hơn nữa về "cơ sở hạ tầng" như các bến cảng và căn cứ không quân, đặc biệt là trên vùng dãy đá ngầm Mischief. Tướng Zang cho biết "Dãy đá ngầm này rất thích hợp để xây dựng phi trường và bến cảng, có thể kiểm soát toàn bộ vùng biển thuộc Trường sa - tức vùng Spratly- khi được xây xong." Điều đó nhấn mạnh rằng phi trường mới này có thể gia tăng tầm hoạt động của các chiến đấu cơ J-10 và J-11, các loại này được nêu lên đến một cách cụ thể.

-----------------------------------------------

General Zhang, Hu Jintao and the CPPCC
TƯỚNG ZANG, HỒ CẨM ĐÀO VÀ CPPCC

The possible level of support for General Zhang’s speech can be assessed from his invoking of higher Chinese leadership interest and from the perspective of Zhang’s previous and current position. Does Zhang’s speech represent a preview of future policy or perhaps a criticism of current policy?
Mức độ hậu thuẩn cho phát biểu của tướng Zhang có thể ước lượng từ mức độ đánh thức sự quan tâm của cấp lãnh đạo cao hơn và từ triển vọng của tướng Zang trong vị trí hiện tại và tương lai. Liệu phát biểu của Zang là đại diện cho một chính sách trong tương lai hoặc chỉ là một sự phê phán chính sách hiện tại ?
Zhang starts with a usual legitimization for his speech, invoking the interest of the top Chinese leadership. In this case Zhang cited the interest of Party and PLA Commander Hu Jintao. Zhang notes, "The Chinese Government pays high attention to planning and managing the South Sea, and Hu Jintao, who is the general secretary of the Communist Party of China Central Committee, Chinese president and Chairman of the Central Military Commission, also has given his opinions on planning well and managing the South Sea several times."
Zhang khởi đầu phát biểu của mình với một sự hợp thức hóa quen thuộc ,bằng cách đánh thức sự quan tâm của cấp chóp bu Trung Quốc. Trong trường hợp này, Zhang đã trích dẫn sự quan tâm của Đảng và Chỉ huy Hồ Cẩm Đào của PLA. Zhang nói "Chính phủ Trung Quốc rất chú ý đến công tác kế hoạch và quản lý biển Đông, và Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cũng mấy lần đưa ý kiến chỉ đạo về tổ chức tốt và điều hành vùng biển Đông"
While not an explicit endorsement for the steps then recommended by Zhang, such a specific statement should not be expected from Hu himself. It is known that Hu Jintao made a high profile visit to the new PLAN base near Sanya in first week of April 2008, ostensibly to inspect this base and to formally commission the PLA Navy’s new Type 071 landing platform dock (LPD) amphibious assault ship. This would constitute an indication that as General Zhang indicates, Hu is much aware of the issues confronting the PLA in the South China Sea.
Trong lúc không có một tán thành cụ thể nào đối với các bước mà Zhang đề nghị, một phát biểu đặc biệt như thế chắc là Ông Hồ Cẩm Đào không tự nói ra. Người ta chỉ biết là Hồ Cẩm Đào có thực hiện một chuyến thăm viếng cấp cao căn cứ mới của PLAN gần Sanya trong tuần lễ đầu tháng 4/2008, hình như chỉ thị sát căn cứ này và chính thứccho phép xây dựng bến đậu cho loại tàu mới kiểu 071 của hải quân PLA, một loại tàu há mồm (LPD) thủy quân lục chiến. Điều này có thể phản ánh những gì mà tướng Zhang đã nói, Ông Hồ (Cẩm Đào) nhận thức rất rõ những vấn đề phải đối phó của PLA tại vùng biển Đông.

Hu Jintao at Sanya: In early April 2008
http://bauvinal.info.free.fr/biendong/hinh/chinese-army03.jpg

Hu Jintao visited the PLA Navy’s new base near Sanya, an indication that Hu is also aware of the importance of the South China Sea to the future missions for this base. Source: CCTV
Hồ Cẩm Đào tại Sanya: Đầu tháng 4 năm 2008,
Hồ Cẩm Đào đã đến thăm căn cứ hải quân mới của PLA gần Sanya, cho thấy Ông Hồ (Cẩm Đào) rất quan tâm đến tầm quan trọng của vùng biển Đông trong các nhiệm vụ tương lai của căn cứ này. Nguồn: CCTV


As for Zhang, he retired in January 2009 as a very senior PLA officer.[5] As early as 2000 he was a Lieutenant General serving as Deputy Chief of Staff (DCOS) of the General Staff Department of the Central Military Commission.
Về phía Zhang, ông đã nghỉ hưu từ tháng 1/2009 trong chức vụ sĩ quan cấp rất cao của PLA. Vào đầu năm 2000, ông là Trung tướng chức vụ Phó trưởng Nhân sự (DCOS) của Tổng vụ Nhân sự thuộc Quân ủy Trung ương.
He was promoted to full General in 2004, and retired as the third ranking member of the General Staff Department, and as the Deputy Secretary of the Commission For Discipline Inspection. As DCOS Zhang maintained a high public profile often meeting visiting foreign military delegations and traveling abroad.
Ông được thăng chức Đại tướng vào năm 2004, và về hưu khi là thành viên cao cấp thứ ba trong Ban Chỉ huy Tướng lãnh, và là Phó bí thư của Ủy ban Kiểm tra Đảng. Khi ở DCOS, tướng Zhang giữ vững hình bóng trong quan hệ công cộng nổi bật, thường xuyên gặp gỡ thăm viếng các phái đoàn quân sự nước ngoài và công du nước ngoài.
What is interesting is that most of Zhang’s PLA career was spent in the Engineering Corp, rising to the Director of the Engineering Corp Department of the General Staff Department from 1990-1991.[6] With this background, would General Zhang have played a major role in the PLA’s major infrastructure programs of the last decade, to include the new large underground submarine base at Sanya, or the construction of new island outposts in the Spratly Island chain?
Điều thú vị là hầu hết sự nghiệp của Zhang tại PLA đều trải qua khi ở trong Lữ đoàn Công nghệ Cơ Khí, vươn lên chức Giám đốc của Cục Lữ đoàn Cơ khí trong Ban Chỉ huy Tướng lãnh từ 1990 - 1991. Với tiểu sử này liệu tướng Zhang đã đóng một vai trò trọng yếu trong chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng chủ lực của PLA trong cuối thập kỷ này, bao gồm đại căn cứ tàu ngầm mới nằm trong lòng đất ở Sanya, hoặc xây dựng các tiền đồn mới trên đảo thuộc quần đảo Trường Sa( Spratly) ?
Would Zhang simply be advocating programs he pursued during the later part of his active career, or would he be reflecting a larger body of concern in the PLA that China needs to accelerate its military controls over the South China Sea?
Phải chăng Zhang đơn giản chỉ là ủng hộ các chương trình mà ông ta theo đuổi trong phần cuối sự nghiệp năng động của mình, hay ông ta phản ánh ý kiến phần lớn của các nhân vật quan tâm trong PLA rằng Trung Quốc cần phải tăng tốc kiểm soát quân sự của họ trên vùng biển Đông ?

-------------------------------------------

General Zhang Li, who in late June 2009 called for a major effort to expand China’s military forces and base construction in the South China Sea. Source: China Vitae.
Đại tướng Zhang Li, người vào cuối tháng 6/2009 vừa qua đã kêu gọi nổ lực mở rộng lực lượng quân sự Trung Quốc và xây dựng các căn cứ tại vùng biển Đông Nam Trung Hoa. (Nguồn China Vitae)

Nevertheless, it is not possible to fully assess whether General Zhang is advancing policies and plans already decided, or whether he instead represents a hard-line faction that is calling for bolder military actions in the South China Sea.
Tuy nhiên, khó có thể đánh giá đầy đủ chủ trương và kế hoạch do tướng Zhang đề xuất đã được quyết định hay chưa, hoặc giả ông chỉ đại diện cho phe cứng rắn đang kêu gọi cho các hành động quân sự ở biên giới vùng biển Đông.
The existence of Communist Party support beyond the PLA could be presumed from the fact that Zhang made his statements as a member of the top organ of the Chinese People’s Political Consultative Committee (CPPCC).
Sự tồn tại của Đảng Cộng Sản trong việc ủng hộ có thể phỏng đoán trên thực tế là đã vượt tầm của PLA qua việc Zhang đọc bài phát biểu trên với tư cách là thành viên cao nhất của Hội đồng Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC).
Founded in 1949 the CPPCC was Mao Zedong’s early effort to build popular support for the Communist Party by assembling non-party groups. Today the CPPCC performs this same function, comparable to the rubber-stamp National People’s Congress. Currently the CPPCC is largely controlled by the United Front Works Department (UFWD)[7], so it is not a forum for wide-ranging debate.
Được thành lập từ năm 1949, hội đồng CPPCC là nổ lực đầu tiên của Mao Trạch Đông nhằm xây dựng một sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng đối với dảng Cộng sản bằng cách tập hợp các nhóm không đảng phái . Ngày nay, CPPCC cũng hành xử chức năng như vậy, có thể so sánh với Hội Nghị Hiệp Thương Nhân Dân “hùa gật”. Hiện tại, CPPCC được Mặt trận Thống Nhất Lao động (UFWD) kiểm soát phần lớn, do đó đấy không phải là diễn đàn bàn luận lung tung.
Consistent with the UFWD’s role of gathering support for the Party, Zhang’s speech was reprised in the Global Times[8], and widely circulated in the Chinese internet. However, given what the PLA is already doing to increase its capabilities in the South China Sea, it is necessary to take General Zhang’s speech as a serious warning of potential Chinese actions.
Phù hợp với nhiệm vụ của UFWD là tập hợp sự ủng hộ cho Đảng, bài phát biểu của Zang được đề cao trên tờ Global Times, và được lưu hành rộng rãi trên cộng đồng mạng Trung Quốc. Tuy nhiên, qua những gì PLA đã và đang làm có thể thấy là để nhằm tăng cường khả năng ứng phó của mình tại biển Đông, cần phải xem bài phát biểu của tướng Zhang là một cảnh báo nghiêm trọng về các xu thế hành động của Trung Quốc.

---------------------------------------

Parts of Zhang’s Program Underway
MỘT SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỦA ZHANG ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN

In recent years China has started doing much of what Zhang has called for. China has been expanding its non-PLA Navy maritime police forces with larger ships able to present a longer-range "civilian" capability to enforce Chinese sovereignty
Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu làm rất nhiều việc mà tướng Zhang kêu gọi. Trung Quốc đã mở rộng lực lượng cảnh sát hàng hải không thuộc PLA với nhiều tàu lớn đủ khả năng hoạt động "dân sự" tầm xa để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc
In 2003 China’s Maritime Security Agency received its first 1,500 ton "Haixun-21" class patrol ship. It is less well armed than PLA Navy frigates but carries a helicopter. A recent report that surfaced on a Chinese web page indicates that China may be planning to build a larger number of 1,000, 1,500 and 4,000ton ships for these sovereignty missions.[9]
Năm 2003 Cục An ninh Hàng hải của Trung Quốc đã nhận được một tàu tuần tra loại "Haixun-21" 1.500 tấn đầu tiên . Nó được vũ trang kém hơn tàu khu trục của Hải quân PLA nhưng có mang theo một trực thăng. Một báo cáo mới đây trên một trang Web Trung Quốc cho biết hình như Trung Quốc đang có kế hoạch đóng một số lượng lớn loại tàu 1.000, 1.500 và 4.000 tấn cho các nhiệm vụ về chủ quyền này.
If true this report would indicate that China’s Coast Guard naval forces may feature ships the size of Japan’s larger Coast Guard ships. In mid-June 2009 the China Ocean Minerals Resources Agency started trials in the South China Sea of its modernized 5,600 ton Ocean One, purchased from the Ukraine in 1994.[10]
Nếu đúng vậy thì báo cáo này cho thấy Lực lượng Hải quân Phòng vệ Bờ biển Trung Quốc có thể trang bị tàu lớn hơn so với lực lượng tuần duyên của Nhật Bản. Vào giữa tháng 6/2009, Cục Tài nguyên Khoáng sản biển của Trung Quốc đã bắt đầu cho chạy thử trong vùng biển Đông loại tàu hiện đại 5.600 tấn mang tên "Đại Dương Một" , mua lại của Ukraine vào năm 1994.
(
Còn tiếp phần 2)

http://www.strategycenter.net/research/pubID.209/pub_detail.asp
Copyright © 2009 by Bauxite Việt Nam International
http://bauvinal.info.free.fr http://bauxitevietnam.free.fr

No comments: