Tuesday, June 25, 2024

VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA CÒN LÀ 'LÁNG GIỀNG ĐẶC BIỆT' SAU 57 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO? (BBC News Tiếng Việt)

 



Việt Nam và Campuchia còn là 'láng giềng đặc biệt' sau 57 năm thiết lập quan hệ ngoại giao?

BBC News Tiếng Việt

24 tháng 6 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cz777rl8lleo

 

Ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau 57 năm tình hình địa chính trị giữa hai quốc gia láng giềng đã có nhiều thay đổi.

 

Ngày 20/6, cựu Thủ tướng Hun Sen đăng trên trang Facebook lá thư cảm ơn của ông Tô Lâm vì đã chúc mừng ông nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam.

 

Lá thư ngày 5/6 có nội dung ông Tô Lâm khẳng định về việc tiếp tục "làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững, lâu dài" giữa Việt Nam và Campuchia, vì sự phát triển của mỗi nước cũng như vì lợi ích chung của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới."

 

Dù lá thư được ông Tô Lâm gửi từ ngày 5/6, nhưng ông Hun Sen đã chọn đăng vào thời điểm bốn ngày trước dịp kỷ niệm 57 năm hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

 

Cho đến nay, ông Hun Sen và Thủ tướng Hun Manet luôn nhấn mạnh đến việc "coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước".

 

Về phần mình, lãnh đạo Việt Nam luôn lặp lại xuyên suốt tuyên bố "Campuchia là nước láng giềng có vị trí địa - chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Mối quan hệ với Campuchia là ưu tiên đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam".

 

Cho đến nay, Việt Nam luôn xác định quan hệ với hai quốc gia láng giềng là Lào và Campuchia là "quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt".

 

Lá thư cảm ơn của ông Tô Lâm

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/4036/live/5d9e1e10-31e5-11ef-90be-b75b34b0bbb2.jpg.webp

Ngày 20/6, cựu Thủ tướng Hun Sen, chủ tịch Thượng viện Campuchia đăng trên trang Facebook lá thư cảm ơn của ông Tô Lâm vì đã chúc mừng ông nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam

 

Trong dịp này báo chí thân chính phủ của Việt Nam và Campuchia cũng có nhiều bài viết đánh giá cao quan hệ hai nước.

 

Theo Thông tấn xã Việt Nam ngày 24/6, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Nguyễn Huy Tăng nói rằng, "Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, nhân dân hai nước cùng uống chung dòng nước sông Mekong, có quan hệ gắn bó truyền thống, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng nhau đấu tranh chống kẻ thù chung, cùng nhau giành thắng lợi và cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước".

 

Trong một bài viết trên Khmer Times hôm 24/6, Tiến sĩ Kin Phea, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế trực thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC) nhấn mạnh đến quan hệ hữu nghị truyền thống, niềm tin lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi trong quan hệ song phương giữa hai nước.

 

Ông nhấn mạnh đến việc giải quyết vấn đề biên giới bằng "thương lượng hòa bình và tránh sử dụng vũ lực để giải quyết".

 

Ông nhắc lại mối quan hệ lịch sử Việt Nam và Campuchia không chỉ có 57 năm mà còn xuất phát từ thế kỷ thứ 15 và cả thể chế chính trị khác nhau giữa hai quốc gia láng giềng.

 

"Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mối quan hệ hai nước đã gắn kết sâu sắc, đặc biệt giữa những năm 1960 và 1970. Từ những năm đầu 1980 cho đến 1990, mối quan hệ hai nước trở nên sâu sắc hơn và gắn kết hơn khi đều là anh em đồng chí của hai nhà nước xã hội chủ nghĩa."

 

"Kể từ đầu những năm 1990, mối quan hệ Campuchia và Việt Nam đã chuyển sang một bước ngoặt chính trị mới, Việt Nam vẫn giữ chế độ cộng sản trong khi Campuchia theo chế độ dân chủ tự do, đa đảng và Campuchia có vương quốc, vua theo hiến pháp. Mặc dù hai nước áp dụng các chế độ chính trị khác nhau, mối quan hệ song phương vẫn vững mạnh và được tăng cường," Tiến sĩ Kin Phea viết trên Khmer Times.

 

 

XEM TIẾP >>>>>   

 




No comments: