Toà VN tuyên án vụ
Chuyến bay giải cứu: 'Không loại ai khỏi xã hội'
BBC News Tiếng Việt
27 tháng 7
năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/clwz98r3qego
Tòa
án Nhân dân TP Hà Nội vừa tuyên án 54 bị cáo trong vụ “Chuyến bay giải cứu”.
Phiên xét
xử kết thúc sau 18 ngày, sớm 12 ngày so dự kiến kéo dài một tháng và có vẻ
như hội đồng xét xử "lắng nghe dư luận", theo ý kiến một
luật sư.
Cùng lúc,
có ý kiến 'nạn nhân' nói không còn hy vọng đòi được tiền bị mất khi
về VN trên một trong số các chuyến bay 'giải cứu giá cắt cổ' mà
chính quyền nước này tổ chức thời đại dịch Covid.
'Không
loại ai ra khỏi xã hội'
Đáng chú ý
là cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên, người duy nhất bị đề
nghị mức án kịch khung trong nhóm tội nhận hối lộ không bị phán tử hình mà nhận
mức tù chung thân.
Ông Kiên
là người nhận số tiền hối lộ nhiều nhất với số tiền hơn 42,6 tỷ đồng. Tuy
nhiên, Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo đã thành khẩn, ăn năn hối cải, đã nộp
42,2 tỷ đồng khắc phục hậu quả nên "không cần loại khỏi xã hội".
Cùng mức
tù chung thân còn có nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị
Hương Lan (nhận hối lộ hơn 25 tỷ) và nguyên Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục
Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an Vũ Anh Tuấn (nhận hối lộ hơn 27 tỷ) và
điều tra viên Hoàng Văn Hưng.
Trong khi
đó, cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận mức án 16 năm tù và, cựu
trợ lý Phó thủ tướng Nguyễn Quang Linh, bị phạt 7 năm.
21 bị cáo
nhận hối lộ mỗi người phải nộp phạt 100 triệu đồng sung công quỹ nhà nước.
VN xử đại án
'Chuyến bay giải cứu': Chi 2,65 triệu USD 'chạy án' không thành
Vụ 'chuyến bay giải
cứu': Hành khách có được bồi thường hay không?
Việc xét xử đại án
'Chuyến bay giải cứu' có tính chính trị?
Vụ án chuyến
bay giải cứu được cho là một đại án với số người tham gia nhiều nhất trong thời
gian gần đây.
Trong số
54 người bị tuyên án bao gồm 28 cựu quan chức và 26 bị cáo khác. Cụ thể, 21 người
bị xét xử về tội Nhận hối lộ; 24 người về tội Đưa hối lộ; 4 người tội Lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và 4 người Môi giới hối lộ.
Quá trình
xét xử gồm 12 ngày thẩm vấn và tranh luận, 6 ngày nghị án, với sự tham gia của
54 bị cáo, 105 luật sư, 46 người có quyền nghĩa vụ liên quan, 33 nhân chứng.
Trong danh
sách nhân chứng và người liên quan được triệu tập ngày 28/7, Thứ trưởng Y tế Đỗ
Xuân Tuyên vắng mặt.
Ý
kiến của luật sư
Từ Hà Nội,
Luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC News Tiếng Việt rằng về trường hợp của ông
Phạm Trung Kiên, theo quy định của điều 40 Luật hình sự thì trước sau gì ông
Kiên cũng không bị án tử hình. Ngay cả trong trường hợp bị xử án tử hình thì vẫn
được giảm xuống chung thân, vì luật quy định nếu đã khắc phục hơn ba phần tư số
tiền nhận hối lộ thì sẽ không bị tuyên án tử hình.
“Mức án
này là đúng quy định với luật. Mọi người có quyền bình luận về mức độ nặng nhẹ
của hình phạt, nhưng muốn áp dụng mức án tử hình với trường hợp này là rất
khó”, ông nhận định.
Về mức án
mà tòa tuyên cho các cựu quan chức khác, trước đây Viện kiểm sát chỉ đề nghị một
án tử hình cho ông Kiên, còn những người khác thì chỉ là án số (tính số năm),
và không có án chung thân.
Tuy nhiên
TAND TP Hà Nội đã tuyên thêm ba án chung thân khác ngoài ông Kiên, luật sư Tuấn
cho rằng trong quá trình nghị án thì phía tòa án hoặc người chỉ đạo đã có những
xem xét lại, có thể là lắng nghe dư luận để cân nhắc áp dụng cho phù hợp.
“Tôi thấy
số án chung thân tăng thêm so với đề xuất khá nhiều. Về góc độ cá nhân thì tôi
thấy ý kiến của dư luận đã được xem xét hơn một chút”, ông lý giải với BBC
ngày 28/7.
Ngược lại,
vị luật sư này cho rằng đối với một số quan chức khác thì mức án khá thấp, và
nêu ví dụ về trường hợp của ông Chử Xuân Dũng - cựu phó chủ tịch UBND TP Hà Nội,
người bị tuyên án ba năm tù giam vì nhận hối lộ 2 tỷ đồng khi duyệt và ký chủ
trương cho doanh nghiệp được đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về cách ly tại
Hà Nội.
Trong thời
gian nghị án, tập thể 71 cán bộ và giáo viên thuộc Trường THPT Lê Lợi (quận Hà
Đông, Hà Nội) đã gửi tâm thư đến hội đồng xét xử, bày tỏ mong muốn cấp sơ thẩm
xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông Dũng.
“Tôi không
hài lòng với mức án của ông Dũng vì có khá nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng cũng
có nhiều tình tiết tăng nặng, nên khi xem xét thì tùy vào đó mà có thể vượt khung”.
Bên cạnh
đó, luật sư Tuấn cũng đưa ra băn khoăn về mặt pháp lý đối với trường hợp của cựu
điều tra viên Hoàng Văn Hưng, nếu toà án mà chưa yên tâm lắm đối với chứng cứ
buộc tội của ông Hưng thì họ có thể xem xét trả hồ sơ.
“Nhưng tòa
không làm vậy mà lại tuyên án luôn, nên tôi có chút băn khăn về chứng cứ buộc tội
của ông Hưng”, ông nêu quan điểm.
Bình luận
về việc tòa tuyên án sớm hơn 12 ngày so với dự tính, luật sư Tuấn cho rằng
phiên tòa thậm chí còn có thể kết thúc sớm hơn vì trừ bị cáo Hoàng Văn Hưng
không nhận tội thì tất cả các bị cáo khác đều nhận tội, thì việc khai thác tình
tiết khá là đơn giản.
https://ichef.bbci.co.uk/news/793/cpsprodpb/e561/live/c2a56ab0-2d23-11ee-b145-871105c3066e.png
Bị
cáo Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao), nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng, nhận
16 năm tù
“Tôi
đã từng có tâm lý biết ơn cho đến khi biết họ kết cấu ăn dày”
Từ TP HCM,
chị Ngọc Anh (không phải tên thật), người cùng con nhỏ bay từ Mỹ về Việt Nam
trong chuyến bay giải cứu tháng 7/2020 cho biết khi đó chị phải trả 7.000 USD
cho hai mẹ con, nhưng những chuyến sau đó có người trả lên tới mười mấy ngàn
USD.
Trên
Facebook cá nhân, chị kể lại những ngày căng thẳng chờ từng phút xem có nhận được
email thông báo mua vé, mặc dù phải trả một mức giá mà chị nói là “xót lòng”
vào thời điểm dịch bệnh, công ty của chị lúc đó doanh thu gần về số không.
“Ngày đó
tôi đã có tâm lý biết ơn, lúc xe bus đưa hai mẹ con tới chỗ đậu máy bay của
Vietnam Airlines ở sân bay Washington, nhìn thấy cờ Việt Nam mà muốn khóc.
Nhưng nay khi mà thấy họ cấu kết ăn dày như này, lòng bâng khuâng... tiếc tiền
khó tả”.
“Sẽ là một
câu chuyện đẹp nếu không có những người quá tham lam”, chị Ngọc Anh nói thêm
với BBC hôm 28/07.
Một người
đàn ông khác từng đi trên chuyến bay giải cứu từ Philippines về Việt Nam vào
tháng 11/2021 thì cho biết cảm thấy rất bình thường với mức án được tuyên.
“Những
chuyện liên quan tới chính trị thì những người dân thường mình không có tiếng
nói và cũng không làm gì được”, anh trả lời BBC từ Hà Nội với điều kiện ẩn
danh.
Để lên được
chuyến bay giải cứu, anh phải tìm môi giới và trả thêm tiền để có suất về sau
vài tháng đăng ký với đại sứ quán nhưng không có phản hồi. Số tiền môi giới là
25 triệu đồng nhưng anh cho biết “lúc đó tiền không còn quan trọng, mà quan trọng
là tính mạng”.
“Dù sao
cũng mất tiền rồi, án có xử xong thì chắc là cũng không nhận lại được đâu nên
cũng không hi vọng gì cả”, người này nói.
Dư luận
Việt Nam và mạng xã hội còn quan tâm đến cách báo chí nước này đưa
tin về các phát biểu của một số bị cáo.
Không rõ
vì lý do gì, truyền thông VN hay đăng lại những câu nói có thể cho là
hài hước, ngây thơ đạo đức giả, phi lý hoặc khá kỳ quặc của họ,
phần nào phản ánh cách phát ngôn của một số quan chức Việt Nam thời
nay.
Báo chí
cũng đăng ảnh một nữ bị cáo cười tươi khi ra tòa.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/d923/live/c1324950-2d3c-11ee-b1d7-8fdc93c2782e.jpg
Một
số phát ngôn kỳ quặc của bị cáo tại phiên tòa
-------------------------------
TIN LIÊN QUAN
VN xử đại án
'Chuyến bay giải cứu': Chi 2,65 triệu USD 'chạy án' không thành
11 tháng 7 năm 2023
·
Việt Nam và đại
án 'chuyến bay giải cứu': Hành khách có được bồi thường hay không?
19 tháng 7 năm 2023
·
Việc xét xử đại án
'Chuyến bay giải cứu' có tính chính trị?
16 tháng 7 năm 2023
·
Đại án ‘Chuyến bay
giải cứu’ mới chỉ xử lý phần nổi của tảng băng chìm?
23 tháng 7 năm 2023
No comments:
Post a Comment