Thể
thao học đường không có trong nền giáo dục Việt Nam
Đinh Yên Thảo
27/07/2023
https://www.voatiengviet.com/a/the-thao-hoc-duong-khong-co-trong-nen-giao-duc-viet-nam/7200556.html
Một số người giải thích về sự thất bại đoán trước của
Việt Nam là vì đối thủ cao to hơn, hay nước họ đông dân và giàu hơn, hoặc họ được
đầu tư, quan tâm hơn.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-b78b-08db5bc22fb7_w650_r1_s.jpg
Hình minh họa
ủng hộ viên Việt Nam cổ vũ đội nhà.
Trong khi đội nữ Nhật trở thành đội đầu tiên
đi tiếp vào vòng hai tại giải túc cầu nữ thế giới năm nay, đội Việt Nam xem như
đã hoàn tất giấc mơ được đến và học hỏi trên đấu trường quốc tế sau khi thua tiếp
Bồ Đào Nha. Dẫu vậy, lần đầu tiên tham dự World Cup cũng giúp cho Việt Nam hiểu
hơn về khả năng của mình trên đấu trường thế giới, cũng như ít nhiều đã mang lại
niềm cảm hứng cho nền túc cầu Việt Nam.
Một số người giải thích về sự thất bại đoán
trước của Việt Nam là vì đối thủ cao to hơn, hay nước họ đông dân và giàu hơn,
hoặc họ được đầu tư, quan tâm hơn.
Thể thao hay túc cầu nói riêng không có một
câu giải thích dễ dàng như vậy, các yếu tố nêu ra đều cần thiết nhưng không một
yếu tố riêng rẽ nào là câu trả lời chính xác duy nhất.
Bởi Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... đông dân gấp
bội Nhật Bản, Nam Hàn nhưng chắc chắn bóng đá họ không thể sánh bằng. Còn giàu
có thì phải kể đến các quốc gia như Thụy Sĩ, Qatar, Tiểu vương quốc Ả Rập... những
nước có nền túc cầu còn yếu kém. Còn sắc dân cao nhất thế giới như Hà Lan, Đan
Mạch... thì chưa bao giờ vô địch thế giới. Hay nói đầu tư và khổ luyện thì chắc
các nền túc cầu hàng đầu thế giới như Brazil, Argentina... chẳng thể bằng Trung
Quốc, quốc gia cộng sản luôn đầu tư và sử dụng thể thao như một sự tuyên truyền
và chứng tỏ quyền lực. Nhìn đội tuyển Nhật chẳng cao to hơn Việt Nam nhưng khá
xuất sắc để giải thích thêm.
Vậy điều gì có thể giúp phát triển thể thao
hay túc cầu của một quốc gia?
Câu hỏi có thể quá lớn và liên quan đến các yếu
tố nói trên. Hãy bắt đầu bằng một điều căn bản hơn. Đó là hệ thống giáo dục.
Tại sao hệ thống giáo dục có thể góp phần phát
triển nền thể thao một quốc gia?
Mục tiêu một nền giáo dục toàn diện là nhắm đến
việc cung cấp cho sinh viên học sinh một căn bản học vấn, kiến thức, tạo nền tảng
về ý thức công dân đức dục cùng một tinh thần tinh tấn và thân thể khoẻ mạnh.
Một tinh thần tinh tấn và thân thể khoẻ mạnh đến
từ các chương trình thể dục, thể thao học đường. Các quốc gia phát triển đều
chú trọng đến điều này. Nó không nhằm huấn luyện nhân tài từ nhỏ mà thể thao học
đường mang mục đích rèn luyện sức khoẻ và giải trí cho các em trong quá trình học.
Đồng thời thể thao cũng là môi trường huấn luyện
cho các em vô số điều bổ ích. Các em học được tinh thần đồng đội, tính kỷ luật
cùng kỹ năng lãnh đạo. Thể thao rèn luyện sự nhẫn nại, tính xác quyết, hướng đến
một tinh thần thượng võ, hòa ái.
Một chương trình thể thao học đường từ nhỏ như
vậy không những giúp các em có được sự khoẻ mạnh mà còn giúp các em học hành
tinh tấn hơn, hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết khi trở thành những
người trưởng thành mai sau, cho dù có hay không còn chơi thể thao.
Tuy nhiên, thể thao học đường cũng sẽ giúp các
em có tài năng và đam mê tiếp tục con đường thể thao, khi lên bậc trung học, đại
học rồi thành những vận động viên nhà nghề. Từ bậc bán trung học lên trung học,
các trường học tại Mỹ đã có những đội thể thao học sinh được huấn luyện và thi
đấu với nhau. Được vào các đội tuyển đại học thì cơ hội trở thành vận động viên
nhà nghề hay thi đấu cho đội tuyển quốc gia đã nhiều hơn.
Tại Olympic Tokyo 2020, 75% thành viên đội tuyển
Olympic quốc gia Hoa Kỳ là đang hay từng thi đấu cho các đại học Mỹ. Bởi các đại
học Mỹ có những học bổng thể thao dành cho các tài năng từ trung học, tạo cơ hội
cho các em tiếp tục được huấn luyện và thi đấu, trở thành những vận động viên
chuyên nghiệp. Cũng vậy, hầu hết các liên đoàn thể thao nhà nghề của Mỹ cũng chọn
tuyển thủ của mình từ các đại học.
Theo dõi tình trạng giáo dục tại Việt Nam thì
dường như thiếu vắng phong trào thể thao học đường, hay nếu có thì rời rạc,
chưa trở thành một phong trào mạnh mẽ để trở thành tin tức thường xuyên. Ở cấp
cao thì chỉ thấy bàn tới lui chuyện cải cách giáo dục, thay đổi chương trình học,
thay đổi sách giáo khoa. Phụ huynh và học sinh thì chỉ nghe áp lực chuyện học phí,
học thêm, chuyện thi cử, chọn trường, học tiếng Anh, cho con du học...
Thể thao trở thành thứ xa
xỉ trong một nền giáo dục Việt Nam và một lợi ích to lớn cho chính các em học
sinh sinh viên từ thể thao đã bị quên lãng. Và như vậy sẽ khó phát hiện những
tài năng, những em có tố chất đặc biệt trong môn thể thao nào đó.
Những ước mơ, mong muốn thể thao hay nền túc cầu
Việt Nam sẽ phát triển và tiến bộ hơn xem ra sẽ chỉ là giấc mơ nếu không có sự
chuẩn bị. Bằng lòng và hào hứng qua vài thành tích nho nhỏ trong khu vực, thể
thao và túc cầu Việt Nam sẽ khó có cơ hội tiến xa hơn.
Xem đội tuyển nữ Việt Nam thi đấu tại World
Cup kỳ này có thể hiểu được.
No comments:
Post a Comment