HÃY
TẬP DỰNG “TẦM NHÌN” RA PHÍA…SAU
Hiện nay, trong các sự kiện, văn kiện, các dự án có một mệnh đề lớn gọi
là “tầm nhìn”. Có loại tầm nhìn 20 năm, có loại chơi luôn … 50 năm! Chính vì thế,
nên hiện nay có những thực tế xã hội vừa hài hước, vừa vô dụng, vừa vô nghĩa và
đẩy lùi cái “tầm nhìn” âm vài chục năm. Ta thử điểm vài nút nhấn mang tính điển
hình, dễ thấy:
1. Tầm
nhìn giáo dục Thủ đô Hà Nội
Con em dân Hà Nội hiện nay đang phải “chọi” nhau để vào trường công ở mức
khốc liệt, việc thực hiện mơ ước tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Ai cũng được
học hành”, khó hơn cách đây 20 năm rất nhiều.
2. Tầm
nhìn Giao thông TP HCM
Con đường “Cao tốc” HCM-Long Thành mới thông mươi năm, ngay nhiều lúc “đạt”
tốc độ 40 km /giờ vì quá tải, có khi đi 23 km hết một giờ mươi phút vào dịp cuối
tuần. Nay thông tuyến Dầu Giây – Phan Thiết, tình hình có thể tệ hơn, tốc độ vận
hành cố lắm thì bằng những năm 1990 thế kỷ trước.
Cầu vượt Phạm Văn Đồng ở Gò Vấp chính là tầm nhìn điển hình nhất. Người
ta làm vòng xoay tại đây ba bốn năm trước hết cả ngàn tỉ bạc rồi sau đó phải
phá phương án cũ xây cầu vượt mới yên.
3. Tầm
nhìn về quản lý
Xin nêu gọn một ví dụ “Đăng kiểm xe cơ giới”. Cho đến nay, món này xù hết
gai góc của vấn đề. Từ cơ cấu, nội dung, thời hiệu đến hành chính, nó ở mức có
thể xóa đi làm lại nhưng xem ra Bộ GTVT mời xùy ra được một điều chỉnh nho nhỏ
theo kiểu “con khóc dữ nên mẹ cho bú… mướp”, xoa dịu dư luận rồi thôi.
Họ không biết nó ảnh hưởng như thế nào đến quốc kế dân sinh, đến cân bằng
chiến lược giữa công nghiệp ô tô, đến vận hành kinh tế xã hội.
Mọi việc làm khét lẹt chỉ tập trung vào việc đổ rượu cũ ra khỏi bình rồi
bỏ luôn bình lăn long lóc đó.
4. Tầm
nhìn quy hoạch đất
Vụ này dài dòng, tôi sẽ viết một bài riêng, chỉ nêu “tạm” một dòng: Hiện
nay loại đất được coi là ĐẤT NÔNG NGHIỆP và bị kềm tỏa mởi hai chữ “nông nghiệp”
giả vờ, không thể phát triển bằng những công năng phù hợp khác, trói buộc khả
năng phát triển đất nước phải là nửa triệu hecta. Có chỗ đắp chiếu nằm đó vài
chục năm nay.
Đó, tạm dẫn bốn ví dụ để thấy, hai chữ TẦM NHÌN thực chất chẳng có ý
nghĩa quái gì cả, nhưng nó được trình bày trong những văn bản là nó có một mục
đích khác.
Để xây dựng, phác thảo được “tầm nhìn”, thì người phác thảo thường khoảng
trên 40 tuổi, có vị ở tuổi sắp về hưu.
Nhưng việc tạo ra cái “tầm nhìn” này hầu như quá dễ, thư ký cứ gõ vào bàn
phím là nó ra chữ ngay. Mười, hai mươi, ba mươi năm hoặc nửa thế kỷ, tùy.
Khi công bố, chẳng mấy ai phản biện cái “tầm nhìn” cả vì nó mông lung lắm,
không có công cụ nào kiểm tra cả, nên sau khi công bố, rất dễ được các “chi bộ
đoàn kết vững mạnh” nhất trí thông qua.
Rồi, may nhờ rủi chịu, ví như “tầm nhìn”về đường sắt cao tốc, năm mươi
năm sau, nếu người ta thấy nó bất cập, lỗ lã kinh niên thì mấy vị ký cốp vào
cái “tầm nhìn” hôm nay đã về đoàn tụ với ông Năm Cam cả rồi.
Thiết nghĩ, khi xác lập những chiến lược, có những TẦM NHÌN phải quay cổ
lại, nhìn vào 30 năm trước, như chuyện giáo dục chẳng hạn.
Chú thích ảnh 1 và 2: Tầm nhìn quản lý XH khởi phát năm 2022.
(1) https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/07/1-78-1024x649.jpg
(2 https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/07/1-79-1024x649.jpg
Ảnh 3: Một tượng đài về tư duy quản lý.
(3) https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/07/2-5-1024x649.jpg
Ngày 29/7/2023
Huy Cường.
.
No comments:
Post a Comment