Putin còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?
Sergey
Radchenko - New York Times
Nguyễn Hải Hoành, biên dịch
https://nghiencuuquocte.org/2023/07/26/putin-con-huu-ich-voi-tap-can-binh-bao-lau-nua/
Năm 1969, Trung Quốc và Liên Xô dường như đang ở trên bờ vực chiến tranh.
Hai nước đã có một cuộc đụng độ chết người ở biên giới vào tháng 3 năm đó
và một cuộc đụng độ khác vào tháng 8. Điện Kremlin nói bóng gió về một cuộc tấn
công hạt nhân. Trong vài năm tiếp theo, họ khẩu chiến dữ dội với nhau. Mao Trạch
Đông cảnh báo, “Ai ị lên đầu chúng tôi thì chúng tôi sẽ trả đũa!” Nhà lãnh đạo
Liên Xô Leonid Brezhnev gọi Mao là “Đồ phản bội.” Một liên minh mà Moskva và Bắc
Kinh trước đây coi là không thể phá vỡ đã nhanh chóng bị phá vỡ.
Vì vậy, Mao đã tìm đến kẻ thù không đội trời chung của mình là Mỹ. Mao, một
người từng gay gắt chỉ trích cái mà ông gọi là chủ nghĩa đế quốc Mỹ, đột nhiên
gọi Tổng thống Richard Nixon là “người bạn tốt nhất trên thế giới”, và
năm 1972 Nixon đến Bắc Kinh. Đó là một trận động đất địa chính trị làm thay đổi
tiến trình lịch sử.
Ngày nay, Vladimir Putin là người bạn tốt số một của Tập Cận Bình khi hai
nước cùng chung mục đích chống Mỹ. Nhưng nhà lãnh đạo Nga – người mà quyền lực
đã bị sứt mẻ sau cuộc binh biến chết yểu do nhóm bán quân sự Wagner tiến hành
vào tháng 6 vừa rồi –nên ghi nhớ lý lịch của Trung Quốc. Năm 1982, Mikhail
Kapitsa, một quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Liên Xô từng nói: “Người
Trung Quốc không bao giờ kết bạn lâu dài với bất kỳ ai.”
Phương châm địa chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt rễ trên nền tảng
văn hoá chiến lược cổ xưa, tức là, vì lợi ích của Trung Quốc mà để cho các nước
khác chống đối lẫn nhau. Trong thời kỳ các vương triều phong kiến Trung Quốc,
những nước ấy thường bị coi là man di. Việc Mao Trạch Đông đột nhiên chuyển
sang phía Mỹ cho thấy, khi tác dụng của đối tác chiến lược bị suy yếu, sự trung
thành của Trung Quốc có thể nhanh chóng tan rã.
Năm 1975, Cảnh Tiêu (Geng Biao), một quan chức ngoại giao cấp cao của
Trung Quốc, đã giải thích với các nhà lãnh đạo đảng khác về nguyên nhân Trung
Quốc chuyển hướng sang Mỹ. Theo biên bản cuộc họp trong Đảng, ông nói điều đó
không phải là do [Trung Quốc] “có cảm tình gì tốt với Mỹ”. (Chúng
tôi) chỉ lợi dụng mâu thuẫn,” đề cập đến xung đột giữa người
Liên Xô với người Mỹ. Ông còn nói: “Chúng tôi có thể lợi dụng mâu
thuẫn ấy.”
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tiếp tục thân thiện với Mỹ, nguyên
nhân một phần là để “đối phó với con gấu bắc cực” – tức Liên Xô như ông
gọi. Thomas J. Watson, Đại sứ Mỹ tại Liên Xô vào thời điểm đó, đã thấy rõ điều
này. Năm 1980 ông cảnh báo Tổng thống Jimmy Carter rằng người Trung Quốc “nhảy
từ giường người này sang người giường khác. Và tôi nghĩ chúng ta
nên đảm bảo rằng họ phải được buộc vào giường của chúng ta trước khi chúng ta
thực hiện những hành động mà sau này có thể ân hận.”
Ngay cả Liên Xô cũng cảnh báo Mỹ về sự kém tin cậy của Bắc Kinh. Phương
Tây “hiện nay có thể đang ở trong tâm trạng phấn khích về Trung Quốc,”
Ngoại trưởng Liên Xô Andrei Gromyko nói, nhưng họ có thể sẽ hối tiếc về điều
đó.
Trung Quốc đã hưởng lợi rất nhiều từ việc quay sang Mỹ, tiếp nhận được
công nghệ, đầu tư của phương Tây và thị trường rộng lớn của Mỹ, tất cả những điều
đó là rất cần thiết để Trung Quốc cuối cùng tạo ra bước nhảy vọt tiến lên hiện
đại và đem lại ảnh hưởng toàn cầu cho nước này.
Nhưng đến đầu thập niên 1980, Đặng lại một lần nữa bắt đầu thận trọng gây
ra sự chống đối lẫn nhau giữa các nước man di.
Trong phần còn lại của thập niên ấy, mối quan hệ Trung Quốc-Liên Xô ngày
càng thân thiết hơn, một phần do tâm lý bất mãn chung đối với sự thống trị toàn
cầu của Mỹ và niềm tin rằng người Mỹ có ý định thúc đẩy việc lật đổ chế độ
chính trị của họ.
Có lẽ là do nhận thấy hiệu quả thu được từ việc quan hệ sâu hơn với Mỹ
đang giảm dần, Tập đã quay trở lại điểm xuất phát trong kỷ nguyên Putin, qua đó
ủng hộ nhà lãnh đạo Nga và lên án Mỹ.
Phương Tây lo lắng là đúng. Quay ngược kim đồng hồ trở về những ngày của
tình anh em Trung-Xô, Putin và Tập đã dứt khoát liên minh với nhau trong việc
thách thức trật tự thế giới do phương Tây dẫn đầu. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa phục
thù và xâm lược quân sự của Putin với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là điều
nguy hiểm.
Nhưng Putin đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi đốt cháy cây cầu nối với
phương Tây, đi đến cùng với Trung Quốc, bỏ qua lai lịch biến bạn bè thành công
cụ của Bắc Kinh.
Tuy Trung Quốc có cung cấp hỗ trợ ngoại giao cho cuộc xâm lược Ukraine của
Putin, nhưng về cơ bản Trung Quốc tránh vi phạm các biện pháp trừng phạt của
phương Tây đối với Nga, và về cơ bản Bắc Kinh vẫn đặt lợi ích của mình lên trên
lợi ích của Nga. Sự cô lập ngày càng nghiêm trọng của Nga đã cho phép Trung Quốc
nhận được các sản phẩm năng lượng giá hạ của Nga. Hiện nay phần lớn thương mại
giữa Trung Quốc và Nga được thực hiện bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, điều
làm giảm rủi ro từ áp lực kinh tế phương Tây gây ra cho Nga, nhưng cũng thúc đẩy
mục tiêu của Bắc Kinh trong việc làm suy yếu sự thống trị của đồng đô-la trong
vai trò đồng tiền quốc tế. Đồng thời, cùng với việc chiến tranh kéo dài, Trung
Quốc đưa ra những lời kêu gọi nửa vời thực hiện hòa bình ở Ukraine, qua đó gây
dựng hình ảnh một nhân tố toàn cầu có trách nhiệm trước phần lớn thế giới.
Mặt khác, Putin đã biến đất nước mình thành một đối tác bậc dưới của
Trung Quốc. Trông yếu ớt và thiếu cảm giác an toàn sau cuộc nổi dậy của Wagner
hồi tháng trước, ông có nguy cơ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc để được hỗ
trợ về chính trị và kinh tế.
Chắc chắn Tập sẽ lưu ý điều đó. Như các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước
đây, ông tôn trọng sức mạnh nhưng biết cách khai thác điểm yếu, và Nga sẽ vẫn hữu
ích với ông khi ông tiếp tục thách thức Mỹ. Putin vẫn có thể đưa ra những lựa
chọn chiến lược quan trọng cho đất nước mình, miễn là chúng phù hợp với lợi ích
của Trung Quốc. Nhưng liệu Trung Quốc có đứng về phía ông nếu những lợi ích đó
khác nhau? Hoặc nếu giới tinh hoa Nga hết kiên nhẫn với những quyết định sai lầm
của ông và cố hạ bệ ông? Hoặc nếu phí tổn toàn cầu để ủng hộ ông tỏ ra quá nặng
nề đối với Trung Quốc thì sao?
Trung Quốc vẫn là một nhà nước Cộng sản ích kỷ tự tư
tự lợi, mờ ám như thời Mao Trạch Đông, theo quan điểm chính trị toàn cầu cho rằng
các liên minh chỉ có tính tạm thời. Không có “tình cảm tốt đẹp” như Cảnh
Tiêu đã nói cách đây năm thập niên, chỉ có sự tính toán lạnh lùng.
Giờ đây, những nước phương Tây nào đang lo ngại về mặt trận thống nhất mới
giữa Trung Quốc và Nga nên ghi nhớ điều đó.
Và Putin cũng vậy.
------------------------
Sergey Radchenko là một nhà
sử học chuyên nghiên cứu về Chiến tranh Lạnh.
.
.
Nguồn:
Sergey Radchenko, “習近平還能支持普丁多久”, New
York Times 23/7/2023.
===================================-==================
Có
Thể Bạn Quan Tâm:
1.
Không quân Liên Xô tham gia Chiến
tranh Triều Tiên (1950–1953)
2.
Quan hệ Nga-Trung chỉ là liên kết chứ
không phải liên minh
3.
Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột
Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn
4.
Thời báo Hoàn Cầu: TQ chưa bao giờ ‘cưỡi
lưng hổ’ trong xung đột Ukraine
5.
Người Trung Quốc sùng bái và thách thức
quyền lực
6.
Nga động viên cả nước ‘nghênh chiến’
đòn trừng phạt của Phương Tây
7.
Giám đốc CIA William Burns nói về
tương lai hỗn loạn của thế giới
8.
Chiến tranh Ukraine: Sẽ có đàm phán,
nhưng không như chúng ta nghĩ
No comments:
Post a Comment