Thực
chất ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ của Nga tại Ukraine
25/04/2022
https://gdb.voanews.com/c42c0000-0aff-0242-1574-08d9f8830c19_w650_r1_s.jpg
Một cảnh hoang tàn ở
ngoại ô Kyiv.
Có điều, dù cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của
Nga chấm dứt cách nào, cuối cùng quân xâm lược Nga cũng sẽ thất bại thảm hại,
trước tinh thần chiến đấu kiên cường, cao độ bảo vệ tổ quốc của quân dân
Ukraine.
Thiện Ý
*
Qua các phương tiện truyền thông cho thấy, sau
nhiều ngày chuẩn bị chuyển quân đến biên giới phía Đông của Ukraine, sáng sớm
24/2/2022, Nga phát đông và tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại
nước láng giềng Ukraine. Hoa Kỳ và các nước đồng minh NATO lập tức thực hiện
các biện pháp cấm vận Nga chưa từng có, như đã cảnh báo trước, rằng nếu Nga xâm
lược Ukraine sẽ phải trả giá.
Trong bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình
sáng 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo triển khai chiến dịch đặc biệt
nhằm bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Cộng hòa
nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng tại Donbass, miền đông Ukraine; mà trước đó vài
ngày Nga đã đơn phương công nhận. Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố “nước này
đã, đang và sẽ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia mới được thành lập trong
không gian hậu Xô-viết”.
Cũng trong tuyên bố trên truyền hình ngày
24/2, Tổng thống Nga Putin đã nói rõ là nhằm đáp lại đề nghị của lãnh đạo các
nước Cộng hòa tự xưng vùng Donbass, ông đã quyết định tiến hành chiến dịch quân
sự đặc biệt ở Ukraine để bảo vệ người dân "khỏi việc bị đối xử tồi
tệ và nạn diệt chủng do chính quyền Kiev gây ra trong 8 năm qua"(2014-20220).
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh Moscow không có kế hoạch chiếm các vùng lãnh thổ của
Ukraine và cho biết chiến dịch này được tiến hành nhằm phi quân sự hóa Ukraine.
Cho đến nay (22-4-2022) ‘chiến
dịch quân sự đặc biệt” này của Nga đã bước qua ngày thứ 56 và được Nga
tuyên bố là đã hoàn tất giai đoạn một (I) đang thực hiện giai đoạn hai (II) và
kế tiếp có lẽ sẽ phải cần thêm giai đoan ba (III) để hoàn thành tham vọng thành
đạt tất cả các mục tiêu chủ yếu của chiến dịch đặc biệt; như Tổng thống Nga
Putin đã công bố trong ngày đầu tiên phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt”
trên đất nước Ukraine và chi tiết hóa với mục đích tuyên truyền cho “chính
nghĩa xâm lăng” trong những ngày tiến hành chiến tranh khốc liệt và tàn bạo đã
qua và vẫn đang tiếp tục với mức độ mở rộng và cường độ lên đến đỉnh cao của sự
tàn bạo. Thực tế này cho
thấy Nga đã hoàn toàn thất bại trong ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” phải chuyển
qua kế hoạch đánh lâu dài. Vì Nga đánh giá sai về tinh thần chiến đấu
quyết liệt và kiên cường chống xâm lăng, bảo vệ đất nước của quân dân Ukraine;
cao hơn nhiều so với tinh thần chiến đấu quân đội Nga khi bó buộc phải tham gia
một cuộc chiến phi nghĩa trên một đất nước từng là “đồng chí anh em” trong Liên
Bang Xô –Viết cũ. Cho dù Nga có sử dụng các thứ chủ nghĩa không tưởng làm mục
tiêu chiến tranh, như “chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, “phi phát-xít hóa”
không hề có ở Ukraine, vẫn không nâng cao được tinh thần chiến đấu của binh sĩ.
Vậy thì, thực chất cũng như thực tế “Chiến dịch
quân sự đặc biệt” do Nga phát động và tiến hành trên đất nước Ukraine gần hai
tháng qua là gì?
Qua cung cách phát động và diễn biến tình hình
thưc tế của “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Nga phát động và
tiến hành gần hai tháng qua, một cách khách quan ai cũng thấy và không thể định
nghĩa khác hơn, đó là “ cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga”.
Vì thực tế là, Nga đã đem quân tiến chiếm nhiều
vùng lãnh thổ kể cả bao vây, tấn công thủ đô Kiev của Ukraine trong nhiều ngày
không thành phải tự động rút lui. Nga đã huy động một quân số đông đảo, với
trang bị và sử dụng những khí tài quân sự tối tân nhất, đủ loại trên không, dưới
đất, ngoài biển… Vì thế, chỉ sau 56 ngày tiến hành chiến tranh, bom đạn của Nga
đã cầy nát nhiều vùng, làm sụp đổ nhiều thành phố trên đất nước Ukraine. Nhiều
người dân thường cũng như quân đội vệ quốc Ukraine đã chết dưới làn bom đạn của
quân xâm lược Nga. Qua hình ảnh tàn phá, chết chóc của một cuộc chiến tranh tổng
lực có tính hủy diệt của chính quyền Nga, đã gây phẫn nộ và kinh ngạc. Vì không
ngờ trong thời đại này Nga lại có những hành động xâm lăng trắng trợn và chiến
tranh xâm lược tàn bạo như thế… Nhưng ai cũng hiểu, tất cả hành động chiến tranh có tính hủy diệt, tàn
bạo này của Nga chỉ là nhằm khuất phục chính quyền của Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky bằng khủng bố, dùng sức mạnh quân sự áp đảo, để buộc chính
quyền này phải chấp nhận thực hiện các chủ trương chính sách đối nội cũng như đối
ngoại theo sự áp đặt của Nga, đại để như:
(1) Ukraine phải sửa Hiến pháp, chuyển đổi qua
thể chế trung lập theo kiểu nào Nga muốn.
(2) Ukraine phải không được gia nhập tổ chức
NATO, phi quân sự hóa với một số ràng buộc khác.
(3)- Ukraine phải công nhận bán đảo Krimea của
Ukraine mà Nga cưỡng chiếm năm 2014, sẽ vĩnh viễn sáp nhập vào lãnh thổ Nga.
(4) Ukraine phải công nhận độc lập của hai cộng
hòa tự xưng Donetsk and Luhansk vốn thuộc lãnh thổ Ukraine mà Nga đơn phương thừa
nhân chỉ hai ngày (22-2-22) trước khi khởi binh xâm lược Ukraine (24-2-2022)..
(5) Ukraine phải “phi chủ nghĩa tân phát-xít”,
quyền tư do học tập, phát triển ngôn ngữ và văn hóa Nga trên đất Ukraine.v.v
Qua
các yêu sách phi lý trên, ai cũng thấy là chính quyền Nga Putin quá ngang ngược,
trắng trợn, ỷ mạnh hiếp yếu. Vì có bao giờ chính quyền độc lập nước này lại có
thể ép buộc chính quyền độc lập nước khác phải thực hiện chính sách đối nội hay
đối ngoại thế này hay thế khác, như Nga đang làm với Ukraine? Chính vì vậy mà, hầu hết chính quyền và nhân dân các quốc gia trên thế
giới đều lên tiếng bênh vực mạnh mẽ và có hành động trợ giúp mọi mặt, nhất là về
mặt kinh tế và khí tài quân sự, để giúp quân dân Ukraine có thế và lực đập tan
cuồng vọng xâm lăng của chính quyền Nga Putin. Vì thực chất cũng như thực tế,
đây là một cuộc chiến tranh xâm lược thực sự của Nga, một cường quốc hùng mạnh
bậc nhất thế giới; đối với một quốc gia Ukraine láng giềng nhỏ yếu hơn Nga nhiều
mặt, nhất là mặt sức mạnh quân sự, quốc phòng. Mặc dù nhà lãnh đạo Nga
Putin có nhấn mạnh rằng Moscow “không có kế hoạch chiếm các vùng lãnh
thổ của Ukraine”, nhưng thực tế cho thấy đây chỉ là ngụy biện của Tổng thống
Nga Putin cho hành động chiến tranh xâm lược của mình.
Vì rằng, với bất cứ lý do gì, một nước đem
quân đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ của một nước độc lập có chủ quyền khác,
cùng là hội viên Liên Hiệp Quốc, đều bị coi là hành động xâm lăng, theo đúng ý
nghĩa chân chính của cụm từ ngữ “chiến tranh xâm lược”. Đồng thời, hành động xâm lăng Ukraine của Nga rõ ràng
không những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, mà còn chà đạp lên Hiên
Chương Liên Hiệp Quốc, mà Nga với tư cách Hội viên thường trực Hội đồng Bảo an
LHQ, hơn ai hết có nghĩa vụ duy trì và bảo vệ hòa bình thế giới, phải chấp
hành.
Tiếc rằng, vì quyền lợi chính trị, kinh tế
ràng buộc với nước Nga, một thiểu số các nước trên thế giới, trong đó có Việt
Nam, (một nước từng là nạn nhân bị Trung Quốc xâm lăng tàn bạo cũng vào
tháng 2, ngày 17 năm 1979)(*) dù thâm tâm có lẽ cũng biết rõ thực chất “Chiến
dịch quân sự đặc biệt” của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine,
phi chính nghĩa. Nhưng thực tế Việt Nam cũng như thiểu số các quốc gia vị kỷ
khác, vẫn không giám gọi đích danh là “Cuộc chiến tranh xâm lược
Ukraine của Nga”.
Thực tế, qua các phương tiện truyền thông và cửa
miệng của các lãnh đạo hàng đầu các chính phủ vị kỷ, bất chấp công lý, đạo lý
liêm sỉ này, vẫn phải gọi theo cách nói của Nga là “Chiến dịch quân sự đăc
biệt”. Đồng thời, qua các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án hành động
quân sự của Nga và đòi quân Nga rút khỏi Ukraine lập tức, vô điều kiện; hay Nghị
quyết khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc… Đa số 193 nước hội
viên LHQ đều đã bỏ phiếu thuận. Trong khi thiểu số đại diện các quốc gia vị kỷ
này đã bỏ phiếu trắng, một thiểu số ít hơn còn bỏ phiếu chống lại các Nghị quyết
chính đáng phải làm của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Hệ quả thực tế tất nhiên là thiểu số các quốc
gia vị kỷ này, dù vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Ukraine, song đã không dám lên
tiếng hay có hành động nào có ý nghĩa bênh vực nước Ukraine bị Nga xâm lăng;
hay có nghĩa cử gì đáng kể để chia sẻ mất mát lớn lao, tình cảnh tang thương của
đất nước và nhân dân Ukraine, do cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của Nga gây
ra trong gần hai tháng qua và có thể kéo dài vô định. Vì tất cả tùy thuộc vào ý
đồ tiến hành chiến tranh của bên xâm lược Nga. Còn chính quyền và nhân dân
Ukraine ai cũng biết là nạn nhân của cuộc xâm lăng, luôn mong muốn chiến tranh
xâm lược của Nga sớm chấm dứt để được sống trở lại trong hòa bình, độc lập, tự
do, hạnh phúc như đời sống an bình thịnh trị trước chiến tranh xâm lược của Nga
khởi sự từ ngày 24-2-2022.
Có điều, dù cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine
của Nga chấm dứt cách nào, cuối cùng quân xâm lược Nga cũng sẽ thất bại thảm hại,
trước tinh thần chiến đấu kiên cường, cao độ bảo vệ tổ quốc của quân dân
Ukraine, với sự trợ giúp dồi dào vũ khí tối tân của các nước, đứng đầu là Hoa Kỳ
và các nước trong khối NATO, cũng như sự đồng tình ủng hộ của hầu hết chính phủ
các quốc gia và nhân dân trên toàn thế giới. Vì đã như một quy luật được lịch sử
chứng minh trong bất cứ cuộc chiến tranh phi nghĩa nào, dù kéo dài bao lâu, cuối
cùng cũng phải thất bại và nhận lãnh hậu quả không lường.
------------------
LIÊN QUAN
Những trừng phạt kinh tế của
Tây Phương có hiệu quả với Nga không?
Từ
‘Hiện thực luận’ của Mearsheimer đến Ukraine và Việt Nam (phần 2)
Từ
‘Hiện thực luận’ của Mearsheimer đến Ukraine và Việt Nam (phần 1)
Tác
động của cuộc xâm lăng của Putin vào Ukraine đối với cục diện thế giới (2)
Tác
động của cuộc xâm lăng của Putin vào Ukraine đối với cục diện thế giới (1)
Những
trừng phạt kinh tế Nga vì chiến tranh xâm lược Ukraine
No comments:
Post a Comment