Hồi tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2
của Petro Việt Nam (26/5/2011), một làn sóng phẫn nộ trào dâng trên mạng. Nhật
Ký Yêu Nước phát lời kêu gọi biểu tình, và kể từ thời điểm đó, cộng đồng mạng
như rẽ làm đôi, giữa một bên là những người hưởng ứng biểu tình và một bên là
dư luận viên cùng những người còn chưa định hình được quan điểm. Phía dư luận
viên không tiếc lời nguỵ biện, mỉa mai, rồi chửi bới, mạt sát phía chủ trương
biểu tình, chỉ với vài công thức lặp đi lặp lại: “Yêu nước là phải bình
tĩnh, tỉnh táo, không bầy đàn, té nước theo mưa”, “Biểu tình thì làm được gì?
Trung Quốc nó lại cho quả đại bác vào giữa Hà Nội ấy”, “Yêu nước thì phải bám
sát chủ trương chính sách, chứ biểu tình là bất hợp pháp, là gây rối”, v.v.
Tuy nhiên, một trong các nội dung nổi bật nhất trong
các cuộc tranh cãi là “có phải Nhà nước đang bật đèn xanh không?”. Nội
dung này gây tranh cãi suốt trong những ngày trước khi diễn ra cuộc biểu tình đầu
tiên (chủ nhật, 5/6/2011) và trở nên kịch liệt trong những giờ sau đó, đại ý
là: Một bên thì bảo rõ ràng là có bật đèn xanh nhá, không thì làm sao mà biểu
tình được, cả ở Hà Nội và Sài Gòn; nó muốn dẹp là dẹp được ngay à. Bên kia thì
kêu vẫn có đàn áp, lại còn không được công nhận, đi biểu tình mà báo đài gọi là
“đi ngang qua sứ quán”.
Rồi 12/6/2011, Hà Nội biểu tình tiếp. Sài Gòn bị
đánh đập tàn tệ. Lại thêm thắc mắc mới: Hay là “bật đèn xanh” ở Hà Nội, nhưng
giương đèn đỏ ở Sài Gòn?
Hà Nội cứ thế biểu tình liên tiếp các chủ nhật tiếp
theo, cho đến 21/8 khi 47 người bị bắt, trong số đó có 5 người bị giam luôn tại
Hoả Lò đến 5-6 ngày. Đi biểu tình mà bị còng tay, bị nhốt chung cùng gái mại
dâm, giam luôn một lèo sáu ngày thế đấy. Như thể phạm tội hình sự không bằng.
2012, lại biểu tình, lại đàn áp, tống vào trại phục
hồi nhân phẩm.
2014, lại biểu tình, lại đàn áp. Bắt bỏ tù ít nhất
ba người.
2016, lại biểu tình, lại đàn áp. Bắt dân vào đồn,
tra tấn bằng gậy gộc, dùi cui. Tống dân vào “trung tâm bảo trợ xã hội”, lột quần
áo, nhốt.
2018: 10/6, biểu tình hàng nghìn người ở Hà Nội, Sài
Gòn. Đánh dân đổ máu ở Sài Gòn, bắt cóc người ở Hà Nội, đánh trong đồn tới
khuya mới thả. 17/6 còn tởm lợm hơn nữa: Chủ động tung quân ra đường, bắt dân về
trại tập trung Tao Đàn, đánh hội đồng từ chiều đến tối mịt, ném vào bệnh viện.
Chưa bao giờ, chưa một lần nào Nhà nước có một phát
ngôn công khai thể hiện sự tôn trọng đối với một thứ quyền căn bản của công dân
– quyền tụ tập, quyền biểu tình. Và quan trọng hơn nữa, chưa có bất kỳ một cán
bộ, quan chức nào của đảng, nhà nước, công an, quân đội, tóm lại là các cơ quan
chức năng có liên quan… phải chịu trách nhiệm về những hành động trấn áp tàn bạo
mà các lực lượng công quyền đã gây ra đối với nhân dân. Một lời xin lỗi cũng
không. Một sự thừa nhận quyền biểu tình cũng không. Một tiếng cảm tạ lòng yêu
nước càng không.
* * *
Sau hàng loạt cuộc biểu tình bị đàn áp, bắt nóng, bắt
nguội, bỏ tù, đánh phá “hậu biểu tình” như thế, câu hỏi “có phải Nhà nước đang
bật đèn xanh không?” lẽ ra không còn phải được đặt ra nữa.
Vì câu trả lời đã rõ ràng, trắng phớ từ lâu rồi: Nhà nước cộng sản này không
thích bất kỳ cái gì không nằm trong tầm quản lý của chúng, nói nôm na là “không
kiểm soát được”. Biểu tình quốc doanh, do Mặt trận Tổ quốc và các cơ
quan đoàn thể phối hợp tổ chức thì được, biểu tình của dân là bất hợp pháp, là
gây rối trật tự công cộng, là phá hoại quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các
nước.
Đó là đường lối trước sau như một của đảng và nhà nước
cộng sản.
Còn về phía chúng ta – những người dân – nếu cần có
quan điểm thì chúng ta nên hiểu rằng: Một nhà nước đàng hoàng, có tính chính
danh, thì phát ngôn và hành động phải đàng hoàng, minh bạch, thống nhất, không
được “bóng gió”, “gửi tín hiệu” này nọ đến dân chúng và nhất là, tuyệt đối
không được lừa dân, không được phép dùng bạo lực với dân.
Riêng cái loại “nhà nước” mà dấm dấm dúi dúi “giao
thiệp” với nước ngoài, tôn xưng một quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với
mình và từng bắn giết dân mình là “bạn vàng, đồng chí tốt”, nhấm nháy bật tín
hiệu, đèn xanh đèn vàng này nọ cho dân chúng đi biểu tình để xử lý các vấn đề
ngoại giao, rồi đánh sập mặt dân khi thấy dân đã “hết nhiệm vụ”… Cái đó là một
thiết chế điếm đàng, không đáng được gọi là nhà nước và càng không đủ tư cách đại
diện cho đất nước này.
ĐỪNG TIN NÓ!
-----------------------------------
17
giờ ·
"Nhìn vào lịch sử, chúng ta có thể thấy các
phong trào thay đổi xã hội không thể thiếu sự đóng góp của ngành báo chí và xuất
bản. Như phong trào Phục Hưng, sự tự do bắt đầu bằng tự do sáng tác nghệ thuật.
Từ phong trào Kháng Cách, các cuộc cách mạng từ thế kỷ 18, 19, cho đến những cuộc
cách mạng ôn hòa sau này đều có sự đóng góp của việc in ấn, xuất bản và lan
truyền các luồng tư tưởng mới, tự do hơn, khai phóng hơn. Những tư tưởng này một
khi đã lan tỏa trong người dân, đã đ...
No comments:
Post a Comment