Tú Anh – RFI
Đăng
ngày 24-09-2018
Thuế đánh lên xe hơi
Nhật Bản bán sang Mỹ sẽ là trọng tâm cuộc thảo luận Donald Trump-Shinzo Abe
ngày 26/09/2018 bên lề Đại Hồi Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Trong bối cảnh
Washington thẳng tay áp thuế nhập khẩu tổng cộng 250 tỷ đô la hàng Trung Quốc,
không kể nhôm thép, liệu Nhật Bản, đồng minh châu Á của Mỹ, có tránh được cơn
thịnh nộ của chủ nhân Nhà Trắng?
Tổng
thống Mỹ Donald Trump thường than phiền là Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ đã bị Nhật
cạnh tranh bất chính và ông dọa sẽ buộc Nhật phải trả giá cho hiện tượng xuất
siêu.
Tuy
nhiên, trên thực tế, cán cân thương mại Mỹ-Nhật chỉ bất lợi cho Mỹ có 68 tỷ đô
la, theo số liệu năm 2017. Nếu so với các đối tác khác của Mỹ về mức thâm thủng
thì Nhật đứng hàng thứ ba, sau Trung Quốc (375 tỷ đô la), sau cả Mexicô (71 tỷ
đô la). Trong bảy tháng đầu năm nay, thâm thủng Mỹ-Nhật cũng giảm đi, còn 40 tỷ
đô la.
Đập Trung Quốc ...
Đối
với Trung Quốc, Hoa Kỳ gần như khiêu chiến. Nếu tuyên bố của ngoại trưởng Mike
Pompeo phản ảnh đúng sự thật thì « Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh
thương mại chống kinh tế Mỹ từ nhiều chục năm nay… giờ đây, Mỹ quyết tâm chiến
thắng và sẽ đánh thắng ».
Mục
đích của Mỹ là gì ? Cũng theo tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo, đó
là « buộc Trung Quốc phải hành xử như một cường quốc thế giới, phải
minh bạch trong lãnh vực thương mại và thượng tôn pháp luật ». Nhật
báo kinh tế Les Echos, trong bài phân tích ngày 20/09/2018, cho biết là nhiều
người trong chính phủ Trung Quốc nghĩ rằng Donald Trump « đã thắng ».
Theo
nhà kinh tế Harumi Taguchi của viện tư vấn IHS Markit, một khi tìm được nhượng
bộ của Trung Quốc và Mehicô, Donald Trump sẽ nhìn sang Nhật Bản.
So
với Trung Quốc của Tập Cận Bình, Nhật là một quốc gia tự do không khác gì nước
Mỹ. Công nhân có nghiệp đoàn bảo vệ, không cô đơn như công nhân Trung Quốc.
Chính phủ Nhật không can thiệp vào hối suất để bảo trợ xuất khẩu, không sử dụng
các biện pháp hành chính nhiêu khê để bảo hộ thị trường, cũng không ép buộc
công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.
Dù
vậy, hình ảnh hàng chục triệu xe hơi Nhật tràn ngập đường phố Mỹ làm chủ nhân
Nhà Trắng khó chịu, nhất là xe Mỹ bán sang Nhật lại ít người mua. Khác với
chính sách Mỹ, kể từ thời Ronald Reagan, chính phủ Nhật không áp thuế lên xe nhập
khẩu để bảo vệ doanh nghiệp nội địa. Theo giới chuyên gia trong lãnh vực xe
hơi, xe Mỹ khó bán vì không hợp với sở thích của người Nhật. Đuối lý, Donald
Trump viện lý do chẳng liên quan gì đến thuế quan :« thanh tra chất lượng
» của Nhật quá khắt khe.
... để hù Nhật
Đàm
phán Mỹ-Nhật bắt đầu vào tháng 08/2018 tại Washington và đợt hai diễn ra vào thứ
Hai 24/09 tại New York. Tokyo ưu tiên cho một thỏa thuận đa phương và hy vọng
kéo được Mỹ trở lại Hiệp Định TPP mới. Tuy vậy, theo Kyodo, Shinzo Abe cũng sẵn
sàng thương lượng một hiệp định song phương Mỹ-Nhật, với điều kiện để khu vực
xe hơi qua một bên. Nếu thất bại và nếu Donald Trump thực hiện lời đe dọa thì
cơn ác mộng kinh hoàng nhất của nước Nhật là bị áp thuế xe hơi, vũ khí lợi hại
nhất của Washington mà chính quyền Mỹ đang thảo luận với Tokyo. Nếu bị áp thuế
25%, GDP của Nhật sẽ mất từ 0,4 đến 0,5%, theo bà Harumi Taguchi.
Trong
tình huống này, Tokyo có ba phương án để xoa dịu Donald Trump nhưng cái nào
cũng bất toàn.
Một
là mua thật nhiều vũ khí của Mỹ như máy bay F-35, lá chắn chống tên lửa …nhưng
không đủ. Thứ hai là gia tăng đầu tư sản xuất xe tại Mỹ (từ thời Reagan). Chuyện
này khó bởi vì mức cầu có giới hạn : các công ty Nhật đã chế tạo mỗi năm 4 triệu
xe và sử dụng 1,5 triệu nhân viên tại Mỹ. Giải pháp thứ ba là thủ tướng Shinzo
Abe chấp nhận một loạt nhượng bộ, đặc biệt là về nông nghiệp. Nhưng gạo và thịt
bò là hai lãnh vực « nhạy cảm » : giới chăn nuôi, trồng trọt
là cử tri truyền thống của đảng Tự Do Dân Chủ.
---------------------------
VOA Tiếng
Việt
24/09/2018
Trong
khi Mỹ đang nhắm tới Trung Quốc, Canada và Mexico vì sự mất cân bằng thương mại,
Nhật Bản vẫn chưa bị chú ý đến, và theo hãng tin AFP, hy vọng tình bạn trên sân
golf giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ giữ cho Tokyo
thoát khỏi tầm ngắm.
Tuy
nhiên, vẫn theo hãng thông tấn Pháp, khi ông Abe và ông Trump chuẩn bị cho các
cuộc đàm phán liên quan đến những mâu thuẫn thương mại, có những dấu hiệu cho
thấy Nhật Bản có thể là quốc gia tiếp theo lọt vào tầm ngắm của tổng thống Mỹ,
trong đó nỗi sợ hãi lớn nhất của nước này là bị đánh thuế cao hơn đối với xe
hơi.
Ông
Trump thường xuyên than phiền về “thâm hụt rất cao” với Nhật Bản, nền kinh tế lớn
thứ ba thế giới.
Phát
biểu trên tờ Wall Street Journal, ông nhấn mạnh đến mối quan hệ tốt đẹp của
mình với người Nhật, trước khi nói thêm kiểu đe dọa: “Tất nhiên, điều đó sẽ chấm
dứt ngay sau khi tôi nói với họ rằng họ phải trả bao nhiêu tiền”.
Năm
ngoái, thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản là 68,8 tỷ USD, đứng sau Trung
Quốc (375 tỷ USD) và Mexico (71 tỷ USD), và chưa bằng 1/10 tổng thâm hụt của Mỹ
với tất cả các nước còn lại trên thế giới (796 tỷ USD).
Con
số này đã lên đến 40 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay, theo số liệu thống kê
chính thức của Mỹ.
Xuất
khẩu xe hơi và linh kiện xe chiếm 80% sự mất cân đối và cảnh “hàng triệu xe ô
tô Nhật” trên đường phố Mỹ càng dễ khiến ông Trump bận lòng, trong khi chỉ có một
vài thương hiệu xe Mỹ có mặt tại Nhật.
Nhưng
điều đó không liên quan gì đến thuế. Nhật Bản không áp thuế trên ô tô nhập khẩu,
nhưng Hoa Kỳ áp thuế 2,5% lên xe nhập khẩu.
AFP
dẫn lời các nhà phân tích nói rằng vì kích thước xe Mỹ lớn nên không phù hợp với
đường phố Nhật Bản hoặc không hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Tuy
nhiên, những người chỉ trích cho rằng Nhật Bản đã áp đặt một loạt các rào cản
phi thuế quan, bao gồm các tiêu chuẩn an toàn quá nghiêm ngặt, gây khó khăn cho
việc nhập khẩu.
Đàm
phán
Các
cuộc đàm phán ban đầu giữa đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và đối tác Nhật
Bản Toshimitsu Motegi đã diễn ra mà không có bước đột phá. Vòng đàm phán thứ
hai được trông đợi diễn ra vào cuối ngày 24/9.
Đại diện thương mại Mỹ
Robert Lighthizer (giữa, bên trái) và Bộ trưởng Nhật Toshimitsu Motegi (giữa,
phải) tại cuộc họp về thương mại giữa hai bên.
Hai
bên đang có quan điểm đối nghịch. Tokyo muốn giải quyết các tranh chấp thương mại
trong một diễn đàn như Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại
đa quốc gia, trong khi Washington muốn có một thỏa thuận song phương.
Theo
tờ Kyodo, Tokyo có thể sẽ chấp nhận biện pháp song phương nếu Washington dừng
việc áp đặt thuế bổ sung đối với ô tô của Nhật.
AFP
dẫn lời kinh tế gia Harumi Taguchi của IHS Markit nói rằng hiện tại chưa có sự
thù địch giữa hai bên nhưng điều này sẽ sớm thay đổi.
“Rất
có khả năng ông Donald Trump sẽ chuyển trọng tâm sang Nhật Bản sau khi đạt được
một số thỏa thuận liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và các cuộc đàm
phán NAFTA”, chuyên gia Harumi nói.
Giá
xe có bị ảnh hưởng?
“Vũ
khí hiệu quả nhất của chính quyền Trump trong các cuộc đàm phán với Nhật Bản vẫn
là đe dọa áp đặt mức thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu, trên cơ sở an
ninh quốc gia”, AFP dẫn lời chuyên gia Tobias Harris của hãng phân tích tình
báo Teneo Intelligence nói.
Chuyên
gia này cho rằng một động thái như vậy sẽ có tác động “đáng kể” đối với nền
kinh tế Nhật Bản.
Các
đại gia về xe hơi như Toyota và Nissan đang bán hàng triệu xe tại Hoa Kỳ. Ngoài
Nhật Bản, nhiều xe được sản xuất ở những nơi khác như Mexico hay Canada.
Ông
Taguchi nói mức thuế 25% có thể cắt giảm tới 0,5% GDP của Nhật.
Các
nhà sản xuất cảnh báo rằng họ không thể gánh nổi chi phí và sẽ chuyển sang vai
người tiêu dùng Mỹ, như trường hợp của hãng Toyota. Điều này khiến người mua có
thể phải trả thêm đến 6.000 đôla cho mỗi chiếc xe.
Ông
Trump được dự đoán có thể sẽ yêu cầu Nhật sản xuất nhiều xe hơn tại Mỹ, nhưng
việc này khá hạn chế.
Các
công ty Nhật Bản đã sản xuất gần 4 triệu chiếc mỗi năm ở Mỹ và thuê 1,5 triệu
công nhân tại đây, theo lời ông Taguchi.
Một
cuộc chiến thuế quan theo kiểu “ăn miếng trả miếng” như Trung Quốc có phần chắc
không xảy ra, khi Thủ tướng Abe nói rằng động thái này không có lợi cho ai cả.
Thay
vào đó, Nhật Bản có lẽ sẽ kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì nước
này đã đe dọa làm như vậy khi bị Mỹ áp thuế lên thép.
Nhật
có thoát?
Theo
nhà phân tích Taguchi, điều ông Abe nên làm là hứa mua nhiều hơn từ Mỹ “dầu đá
phiến [đá phiến dầu là loại đá trầm tích có thể chiết tách một lượng lớn đầu
khí], sản phẩm quân sự và một số sản phẩm khác không ảnh hưởng đáng kể đến sản
xuất trong nước”.
Nhật
Bản đã công bố việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa đắt tiền Aegis Ashore do nhà
thầu Mỹ Lockheed Martin sản xuất.
Tuy
nhiên theo AFP, việc này có lẽ vẫn chưa đủ và ông Abe sẽ phải sử dụng đến kỹ
năng đàm phán của mình.
Nếu
Nhật Bản đưa ra một “thỏa thuận hợp lý nhượng bộ về việc tiếp cận thị trường
trong tương lai gần, đặc biệt bao gồm nhượng bộ về nông nghiệp”, thì nước này
có thể thoát khỏi cơn thịnh nộ của ông Trump, chuyên gia Harris nói.
Nhưng
đây là một chủ đề rất nhạy cảm ở Nhật, nơi đã dùng thuế quan để bảo vệ cho nông
dân trong nước.
No comments:
Post a Comment