Nguyễn Đạt Thịnh
September
23, 2018
“Tariff”
dịch ra tiếng Việt là thuế quan, và cái tựa của bài báo này sẽ phải viết “thuế
quan là thuế,” bốn chữ nghe đã ngây ngô, mà còn gây hiểu lầm cho độc giả, vì ý
của tác giả muốn nói tariff cũng vẫn là thuế, một thứ thuế chính phủ Mỹ thu từ
trong túi người Mỹ, chứ không thu trong túi người Tàu, người Tây, người Đức, chỉ
vì tariff đánh vào hàng sản xuất từ những nước đó và bán trên thị trường Mỹ.’
Giá
tháng này sẽ mắc hơn giá tháng sau 10%, và sau ngày bầu cử quốc hội - 6 Tháng
Mười Một, 2018, giá sẽ tăng thêm 15% nữa cho đủ 25%. (Hình minh họa: Getty
Images)
Nói
cách khác từ ngày 24 Tháng Chín, 2018, người Mỹ, kể cả người Mỹ gốc Việt, đi chợ
Walmart mua cái áo sẽ phải trả $22; cũng cái áo đó ngày hôm trước chỉ trị giá
$20. Lý do: tổng thống đánh thuế tariff 25% trên $200 tỷ hàng Tàu kể từ ngày Tết
Trung Thu năm nay. Bắt đầu đóng 10%, số 15% còn lại sẽ đóng sau ngày 6 Tháng Mười
Một, 2018 – ngày bầu Quốc Hội.
Tết
Trung Thu là một ngày lễ Tàu được Việt hóa thành Tết Nhi Đồng; ước gì tổng thống
hiểu theo cái nghĩa của người Việt, coi chuyện nhi đồng là chuyện con nít, chuyện
nói chơi rồi bỏ, mà quên đi cái quyết định “giận cá chém thớt,” giận Tàu bán sản
phẩm Tàu phá giá trên thị trường Mỹ, rồi bắt người Mỹ phải trả thuế tariff để
giữ cho sản phẩm Mỹ và sản phẩm Tàu bán ra cùng một giá như nhau.
Ấy
là chưa nói đến việc tổng thống đánh thuế tariff nặng còn gây ra nhiều phản tác
dụng tai hại cho túi tiền của bần dân. Một trong 1001 điển hình cho tai hại
kinh tế là việc ông Marc Bitzer, CEO hãng Whirpool, hãng chuyên sản xuất máy
gia dụng – máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh,… than thở, “Giá thép gia tăng đến mức
vô lý, khiến sản phẩm của chúng tôi không thể giữ giá cũ.”
Whirpool
nằm trong tiểu bang Michigan – 100% là công nghệ Mỹ – mà cũng tăng giá máy giặt,
tủ lạnh, sản phẩm của họ- vì tổng thống đánh thuế thép nhập cảng! Ông Bitzer giải
thích hợp lý: vì phải mua nguyên liệu (thép) đắt hơn nên ông không thể giữ giá
cũ.
Điều
đó có nghĩa là tổng thống không trừng phạt những nước xuất cảng thép bán sang Mỹ,
vì họ vẫn bán thép cho Mỹ với giá cũ, vẫn trả lương người thợ thép của họ bằng
với số lương trước khi tổng thống Mỹ tăng thuế tariff. Không có gì thay đổi cả.
Giá
thép chỉ tăng trên thị trường Mỹ theo phương trình Giá Mới = Giá Cũ + Tariff.
Nói cách khác, thuế quan (tariff) là thuế gián thâu tổng thống đánh thêm vào
thuế lợi tức người dân Mỹ vẫn đóng hàng năm qua mẫu IRS 1044.
Tác
dụng “súng ta bắn cẳng mình” của thuế Tariff đã xảy ra 88 năm trước tại Hoa Kỳ
với đạo luật The Smoot-Hawley Act of 1930 – một năm sau vụ đại khủng hoảng kinh
tế. Đạo luật mang tên Nghị Sĩ Reed Smoot và Dân Biểu Willis Hawley ấn định việc
đánh thuế Tariff trên mọi mặt hàng nhập cảng để hàng nhập cảng mắc hơn hàng nội
địa, tạo ra phản ứng trả đũa của những quốc gia giao thương với Mỹ.
Hai
chính khách Smoot và Hawley khiếp đảm trước hậu quả của biện pháp tăng thuế
Tariff họ viết thành luật: thị trường quốc tế tê liệt, làm tình trạng khủng hoảng
kinh tế tại Hoa Kỳ trở thành nặng nề hơn.
Smoot-Hawley
Act chỉ là chuyện cũ, có thể tổng thống không thích đọc, mà cũng chẳng quan
tâm, cho đến ngày câu nói lề của người Việt, “nó lú, có chú nó khôn” xảy ra – một
ông, hay một bà quân sư nào đó mách tổng thống về những hệ lụy của đạo luật bế
quan, tỏa cảng đó, nên tổng thống hé mở thương cảng qua những cuộc thảo luận xé
lẻ bên lề.
Một
vài nguồn tin bên trong Nhà Trắng xì ra cho biết “nói vậy mà không phải vậy
đâu,” vụ tổng thống đánh thuế 25% trên $200 tỷ hàng Tàu vẫn còn đang trong vòng
thương thuyết. Thương thuyết – nói theo ngôn ngữ của tổng thống là “Deal,” và
“deal” là sở trường của tổng thống; ông thích “deal” và thường thủ lợi trong
nhiều cuộc “deal.”
Đối
tượng “deal” của tổng thống mà Mix-Tờ Xí, cái tên Mỹ của chủ tịch Tàu Tập Cận
Bình; ông này cũng cao ngạo và khôn ngoan không kém gì tổng thống. Ông Xí thường
nói, “Chủ nghĩa cộng sản cộng với những đặc tính của người Hoa, biến thành một
chính sách kinh tế trội hơn chính sách kinh tế của Hoa Kỳ.”
Có
thể ông Xí muốn nói là thương gia Tàu khôn lõi hơn, mánh lới hơn thương gia Mỹ,
như ông khôn hơn ông Trump. Thái độ của hai ông dè dặt như 2 võ sĩ đô vật vừa
thượng đài, họ gườm gườm nhìn nhau, ngầm đo chân, đo tay nhau, người này tìm chỗ
sơ hở của người kia để ra đòn độc khiến đối thủ phải đo ván
Nhược
điểm của Xí là nhu cầu xuất cảng, và thị trường Mỹ là chỗ tiêu thụ hàng Tàu nhiều
nhất; không xuất cảng sang Mỹ được là xưởng máy Tàu chết ngộp vì hàng thặng dư.
Tập
đã khiếp đảm vì đòn TPP (Trans-Pacific Partnership) của Tổng Thống Obama, và đã
mừng rơn ngày Trump cứu họ bằng cách hủy bỏ đòn kinh tế loại Tầu ra khỏi thị
trường Thái Bình Dương.
Giờ
này, Trump dùng võ tariff đánh vào $200 tỷ hàng nhập cảng của Tàu; bắt đầu từ
ngày Tết Nhi Đồng Việt Nam năm nay – ngày 24 Tháng Chín, 2018 – ông sẽ đánh thuế
quan 10% lên số hàng này; số 15% còn lại sẽ đánh vào ngày mùng 6 Tháng Mười Một,
2018, ngày cử tri đến thùng phiếu để quyết định số phận của quốc hội Cộng Hòa
hiện hành.
Nhiều người gốc Việt đang reo hò ca ngợi
việc Trump dùng đòn kinh tế đánh què Trung Cộng mà không cần biết là hàng Tàu
chỉ được bốc lên hải cảng Mỹ, sau khi đã đóng thuế tariff.
Ai
đứng ra đóng thuế? Nhà nhập cảng Mỹ chứ không phải nhà xuất cảng Tàu. Nhà nhập
cảng Mỹ sẽ bán lại cho người bán lẻ với cái giá được tính toán như sau: vốn +
thuế tariff + lời = giá bán sỉ. Chợ Walmart, nếu không nhập cảng trực tiếp từ
bên Tàu, sẽ phải mua lại từ nhà nhập cảng, rồi cộng thêm phần tiền lời của
chính Walmart, thành giá bán lẻ cho người tiêu thụ.
Nói
cách khác giá tháng này sẽ mắc hơn giá tháng sau 10%, và sau ngày bầu cử quốc hội
– 6 Tháng Mười Một, 2018, giá sẽ tăng thêm 15% nữa cho đủ 25%.
Cái
áo giá hôm nay là $20, sẽ đổi thành 25 đồng sau 46 ngày. Số cách biệt đó ai
đóng? Và ai thâu?
Xin
lập lại 3 chữ viết trên đầu bài: tariff là thuế, thuế 25% mà mọi người Mỹ – kể
cả người gốc Việt lẫn những người nghèo cùng cực, nghèo đến mức được miễn đóng
Income Tax – cũng vẫn phải đóng thuế tariff. (Nguyễn Đạt Thịnh)
No comments:
Post a Comment