27/09/2018
Trong
cả bài diễn văn dài hơn 3500 từ mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc trước Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9, đoạn phát biểu kêu gọi các nước trên thế giới
“chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người” đã
thu hút sự chú ý đặc biệt của người Việt Nam. Một số người nói với VOA rằng họ ủng
hộ và mong ý tưởng của Tổng thống Mỹ sớm trở thành hiện thực, vì “hơn ai hết,
chúng tôi rất thấm thía nỗi khổ mà CNXH gây ra cho người dân”.
Đơn
cử trường hợp ở Venezuela, Tổng thống Donald Trump nói đây là một “bi kịch của
nhân loại” với “hơn 2 triệu người trốn chạy khỏi đất nước vì chế độ XHCN Maduro
và sự hậu thuẫn của Cuba”.
“Cách đây không lâu,
Venezuela là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Ngày nay, chủ nghĩa
xã hội đã gây phá sản quốc gia dầu mỏ và khiến người dân rơi vào cảnh nghèo
đói”,
Tổng thống Mỹ nói trong bài phát biểu ở Liên Hiệp Quốc.
Ông
cho rằng việc “thử nghiệm” CNXH đã “tạo ra đau khổ, tham nhũng và phân rã”, đồng
thời kêu gọi “tất cả các quốc gia trên thế giới nên chống lại chủ nghĩa xã hội
và đau khổ mà nó gây ra cho mọi người”.
Phần
phát biểu này của ông Trump đã gây chú ý đặc biệt đối với người dân đang sống ở
một trong số ít ỏi các quốc gia vẫn đang theo CNXH là Việt Nam.
Nhà báo tự do Võ Văn Tạo ở Nha Trang nói với
VOA rằng ông mong ý tưởng của ông Trump “trở thành hiện thực” và “được cả thế
giới ủng hộ”, mặc dù ông thừa nhận lâu nay “không mấy cảm tình với ông Donald
Trump” vì cho rằng ông chỉ là một thương gia, không phải là chính trị gia và
cũng không quan tâm tới nhân quyền.
“Nhưng diễn văn hôm
qua của ông khiến tôi hết sức bất ngờ. Là một người dân ở quốc gia tuyên bố đi
theo CNXH cả nửa thế kỷ nay, hơn ai hết, chúng tôi chịu nhiều cay đắng và rất
thấm thía nỗi khổ mà CNXH gây ra cho người dân”, ông Tạo nói.
VIDEO
:
Từ
Hà Nội, blogger-nhà hoạt động
Nguyễn Chí Tuyến cũng chia sẻ quan điểm của ông Tạo. Ông Tuyến nói ông
không muốn giải thích “dài dòng” lý do ông ủng hộ ông Trump, nhưng “nếu ai đã từng
sống dưới một chế độ như chế độ chúng tôi đang sống thì sẽ hiểu”.
Trên
mạng xã hội, nhiều người Việt Nam gửi lời “cảm ơn ông Trump” về “ý tưởng tuyệt
vời” này. Thậm chí, Facebooker Tuyết Hoàng còn nguyện “lấy một phần tuổi thọ của
tôi trao cho ông ấy”.
Theo
phân tích của nhà báo Võ Văn Tạo, mặc dù mang tiếng là quốc gia theo CHXH,
nhưng trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc đã “xa rời” mô hình đã được Quốc tế
Cộng sản định nghĩa từ lâu, “chỉ còn giữ mỗi đặc điểm đầu tiên là độc quyền Đảng
Cộng sản cai trị thôi, những cái khác thì đã xóa hết rồi”.
“Cũng
may mắn cho hai dân tộc của hai quốc gia này vì ban lãnh đạo đã xa rời bớt chủ
nghĩa xã hội, chứ không thì cũng gay go”, nhà báo Võ Văn Tạo nói.
Ngoài
ra, theo nhà báo Việt Nam, quan điểm tập trung quyền lực cho các doanh nghiệp
nhà nước cũng là một yếu tố đang “phá hoại rất lớn” nền kinh tế Việt Nam.
Ông
nói: “Ở Việt Nam, đã có những bài học đau
đớn về Vinashin, Vinalines, bất cứ Vina nào hễ rờ đến đều bị thâm thủng hàng
trăm, hàng nghìn tỷ. Thế nhưng đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cứ chủ trương kinh tế
nhà nước làm chủ đạo thì cái đó phá hoại sức sản xuất rất ghê gớm”.
TS. Nguyễn Quang A, một nhà quan sát và
vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam, lại cho rằng Việt Nam chỉ mang vỏ bọc
CNXH, còn từ lâu đã là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
“Ở Việt Nam, người ta
đã bỏ cái đó 30 năm nay rồi. Thực sự nếu xét các hoạt động kinh tế của Việt Nam
bây giờ thì Việt Nam đã là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chỉ có điều không
phải là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại, mà còn đang trong thời kỳ quá độ
rất đau khổ để tiến lên chủ nghĩa tư bản hiện đại mà thôi”
Trong một thư ngỏ gần đây gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người vừa qua đời vài ngày trước, Giám mục Công giáo Hoàng Đức Oanh cảm thán than: “Sao Việt Nam khổ thế! Mọi thứ xuống cấp, cả đạo đức! Người người vô cảm với nhau! Mạng người rẻ như bèo! Bệnh tật nhiều, ung thư nhiều! Chết nhiều! Tù nhiều! Như cải cách ruộng đất 1956? Như Mậu Thân 1968? Rồi 1975? Mất mát nhiều đến thế! Do đâu?”
Ông
đề nghị các lãnh đạo Việt Nam hãy “bỏ cái đuôi ‘định hướng theo CNXH’” để tháo
gỡ mọi vấn đề và giúp đất nước phát triển.
“Bởi vì như ông Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói ‘đến cuối thế kỷ này cũng chưa biết XHCN đi tới
đâu, thành hình như thế nào’, mà bây giờ mình mông lung như vậy”, GM. Hoàng Đức Oanh
nói với VOA.
Theo
nhà báo Võ Văn Tạo, mặc dù có nhiều người, đặc biệt là giới trí thức, ở Việt
Nam ủng hộ ý tưởng bỏ CNXH, nhưng một số đông vẫn hài lòng và yên phận với tình
trạng hiện tại vì đời sống kinh tế đã được cải thiện nhiều so với trước đây.
Ông
phân tích thêm: “Rõ ràng phải công nhận
so với những năm 1980 thì đời sống ở Việt Nam tốt hơn, nhưng so với tiềm năng của
Việt Nam thì rất lãng phí. Đáng lẽ Việt Nam phải là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á
và ngang ngửa Nhật Bản, vượt Hàn Quốc nữa, chứ không phải như bây giờ với bình
quân thu nhập tính trên đầu người mới hơn 3.000 đôla, theo thống kê của nhà nước
Việt Nam”.
Phát
biểu “chống chủ nghĩa xã hội” của ông Trump cũng rất được quan tâm tại Trung Quốc,
láng giềng “4 tốt” của Việt Nam.
Khi
được yêu cầu bình luận về phát biểu của Tổng thống Mỹ trong cuộc họp báo ở Bắc
Kinh hôm 26/9, phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng
“Mỗi quốc gia đều có quyền chọn con đường phát triển và hệ thống xã hội phù hợp
với mình”, và cho rằng việc “tạo ra sự thù địch và đối đầu” dựa trên khác biệt
về ý thức hệ là đặc điểm của thời Chiến tranh Lạnh.
Việt
Nam hiện vẫn chưa có phản ứng hay bình luận gì về phát biểu của Tổng thống Mỹ.
Diễn
đàn Facebook
-----------------------------
XEM THÊM
23/06/2018
Người
ta nói ‘hoà bình là sự tiếp nối của chiến tranh theo một cách khác’. Nhưng cuộc
chiến ngôn từ ở Việt Nam có thể nói chưa từng có ngày hoà bình kể từ sau năm 1975.
Cụm từ mà người dân miền nam nghe nói tới nhiều nhất ngay sau khi chiến tranh kết
thúc là ‘cải tạo’. Đó là lần hiếm hoi trong lịch sử những con người ít hiểu biết
và nghèo khó hơn đi ‘cải tạo’ những người am hiểu và có đời sống tương đối sung
túc. Sau khi được ‘cải tạo’, Sài Gòn mất đi vẻ hào hoa và từ chỗ là hòn ngọc
phương đông chỉ còn là thành phố Hồ Chí Minh ngủ vùi trong vinh quang đã mất
trong nhiều năm sau đó. Tướng Lê Minh Đảo, một trong những người kiên quyết trụ
lại Sài Gòn và phải đi ‘cải tạo’ tới 17 năm, nói với tôi cách đây vài năm đó là
“đi đày chứ cải tạo gì”.
Cụm
từ thứ hai dân cả ba miền bắc, trung, nam đều biết đó là ‘xã hội chủ nghĩa’ vốn
có trong tên nước của Việt Nam từ tháng 7/1976. Việt Nam có phải là nước xã hội
chủ nghĩa không? Câu trả lời chắc chắn là không và cũng chưa bao giờ từng là nước
xã hội chủ nghĩa. Vậy tại sao Việt Nam lại là nước có lẽ là duy nhất trên thế
giới hiện vẫn còn các chữ ‘xã hội chủ nghĩa’ trong tên nước? Đây có phải là điều
sai trái không? Nhà hoạt động JB Nguyễn Hữu Vinh từng đem điều này ra hỏi một sỹ
quan an ninh Việt Nam và sau đây là câu trả lời và đối thoại tiếp theo giữa hai
bên.
–
Bây giờ Việt Nam chưa phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng sẽ tiến đến chủ nghĩa
xã hội, đó là mục tiêu sẽ hướng đến nên đặt tên nước ghi như vậy là đúng chứ
sao lại sai.
– Nếu bây giờ một cậu bé phấn đấu để sau này làm Thủ tướng, mục đích của nó rất rõ ràng nhưng nó đang là học sinh, vậy nó có thể in danh thiếp là “Thủ tướng nước Việt Nam Trần Văn Quai” để giao dịch với mọi người được không?
– Như thế thì không được, anh đang là học sinh, là công nhân hay nông dân thì chỉ ghi đúng như vậy thôi chứ, chắc gì anh ta đã làm được thủ tướng.
– Nhưng mục đích, mục tiêu của nó là sẽ làm thủ tướng, cũng như Việt Nam có mục tiêu là chủ nghĩa xã hội, sao nước ta chưa đến chủ nghĩa xã hội lại ghi là chủ nghĩa xã hội được mà nó lại không được ghi danh thiếp là Thủ tướng? Thôi, cứ cho là có thể nó không được làm thủ tướng đi, vì nó khó, nhưng chắc chắn nó sẽ làm được điều này, là nó sẽ chết. Vậy danh thiếp nó có thể ghi là “Hồn ma Trần Văn Quai” để đi giao dịch được không?
Dĩ
nhiên nhân viên an ninh không thể trả lời được vì đây có lẽ là sự đánh tráo
khái niệm rõ rệt nhất.
Tới
thời gian gần đây hơn, ngoài những tranh luận về ‘phí’ và ‘giá’, người ta nghe
tới hành động ‘đầu thú’ của Trịnh Xuân Thanh. Cho tới khi ông Thanh ngỏ ý trước
toà muốn sang lại Đức thăm vợ con trước khi về thi hành án thì người ta hiểu ‘đầu
thú’ theo kiểu xã hội chủ nghĩa có nghĩa là người ta tóm anh, tống vào xe, cho
lên chuyên cơ rồi đưa lòng vòng về trình diện công an và buộc anh phải nói mọi
việc không phải thế.
Rồi
trong hai tuần gần đây, ngoài những dây thép gai, nơi tạm giam dã chiến, những
cảnh khiêng người như súc vật và những hình ảnh máu me trên thân thể và quần áo
của những người biểu tình ở nơi từng là Sài Gòn, cuộc chiến ngôn từ tiếp diễn với
cụm từ ‘tụ tập đông người’.
"Biểu tình,"
hay "tập trung đông người"?
Việt
Nam tự hào là nước châu Á khá bao dung với người đồng tính và đã có biết bao cuộc
‘tụ tập đông người’ nhiều sắc màu, có lẽ đông hơn nhiều so với các cuộc biểu
tình gần đây nhưng chính quyền chấp nhận điều đó.
Họ
chấp nhận sự khác biệt về giới, hoặc buộc phải làm như vậy, nhưng không chấp nhận
khác biệt về quan điểm chính trị.
Vậy
tại sao người ta lại không coi các đợt xuống đường mới đây nhất là biểu tình
trên phương diện ngôn từ mặc dù quyền biểu tình đã được ghi nhận tại Điều 25 của
Hiến pháp 2013, vốn đứng trên mọi quy định khác của pháp luật. Xin được trích
khá dài những gì mà một trang web chính thống của Việt Nam đã đăng từ vài năm
trước (http://tuphaptamky.gov.vn/2014/news/Gop-y-Hien-phap/Nhu-cau-luat-hoa-quyen-bieu-tinh-theo-Hien-phap-nam-2013-1518.html):
“Biểu tình không phải
là câu chuyện hoàn toàn xa lạ ở Việt Nam. Quyền biểu tình của nhân dân được du
nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc, cùng với những tư tưởng tự do khác. Trong
giai đoạn kháng chiến chống Pháp, biểu tình là một công cụ hữu hiệu mà Đảng Cộng
sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) sử dụng để vận động đấu tranh chống
chính quyền thực dân, phong kiến.
“Trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, nhiều cuộc biểu tình tại miền Nam Việt Nam chống chế độ bù
nhìn của Mỹ, chống chiến tranh của nhiều tầng lớp nhân dân đã nổ ra, góp phần
thay đổi nhận thức của xã hội và của quốc tế về cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ
tiến hành tại Việt Nam. Những cuộc biểu tình lúc này chính là những xúc tác
quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Như vậy, biểu tình
không phải là khái niệm xa lạ, mới mẻ ở Việt Nam mà với đặc thù lịch sử ở Việt
Nam, biểu tình phải được hiểu là ủng hộ và yêu nước.”
“Quyền biểu tình tuy
không được ghi nhận trực tiếp trong Hiến pháp năm 1946 nhưng nó cũng được hiểu
là nội hàm của quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Hai tuần sau khi giành độc
lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh về quyền biểu tình, đủ cho thấy tư duy
đúng đắn và quan niệm ủng hộ một quyền quan trọng của người dân của chính quyền
dân chủ cộng hòa non trẻ. Tại các bản Hiến pháp sau này của Việt Nam, quyền biểu
tình luôn được ghi nhận đầy đủ: Điều 25 Hiến pháp năm 1959, Điều 67 Hiến pháp
năm 1980, Điều 69 Hiến pháp năm 1992 và Điều 25 Hiến pháp năm 2013.”
Bài
đăng trên trang web này cũng nói thêm: “Hiện
nay, mỗi khi có các cuộc biểu tình tự phát của người dân thì các cơ quan nhà nước
ở Việt Nam thường áp dụng Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính
phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. Tuy nhiên, Nghị định
này lại nhằm để điều chỉnh hành vi “tập trung đông người ở nơi công cộng” chứ
không phải là điều chỉnh các hoạt động biểu tình… Theo quy định của Nghị định
này, các hoạt động tập trung đông người chỉ được diễn ra khi có sự “cho phép” Ủy
ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
“Quy định này là hoàn
toàn trái với tinh thần của pháp luật về biểu tình. Biểu tình là một quyền tự
do, người dân chỉ cần “thông báo” đến cơ quan nhà nước về việc tổ chức biểu
tình chứ không phải là “xin - cho”. Đồng thời, các quy định của Nghị định này đều
thể hiện rõ xu hướng là tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước trong công tác quản
lý chứ không phải là tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền của mình. Hơn
nữa, biểu tình là một quyền hiến định và vì thế, những nội dung liên quan đến
quyền này chỉ có thể được ghi nhận trong luật chứ không thể dùng nghị định để
điều chỉnh.”
Trích
dẫn dài như vậy để cho thấy không phải không có các ‘đồng chí’, một sự đánh
tráo khai niệm khác, hiểu rằng nên chấm dứt cuộc chiến ngôn từ và cuộc chiến
quyền lực giữa người dân và chính quyền. Nhưng số ‘đồng chí’ đi ngược lại xu hướng
này còn đông hơn trong khi những người sẵn sàng thực hiện quyền hiến định của
mình còn quá ít ỏi. Họ thậm chí còn không dám tham gia cuộc chiến ngôn từ. Và
đây sẽ là đề tài của blog sắp tới – tin thất thiệt chính thống.
No comments:
Post a Comment