Tin
Việt Nam
Tin Biển Đông
RFI
đưa tin: Ba chiến hạm Úc bị Trung Quốc quấy rối trên đường đến thăm
Việt Nam. Hãng tin AP dẫn lời thủ tướng Úc khẳng định rằng nước Úc có
“toàn quyền” di chuyển trên Biển Đông. Còn Reuters cho biết, Bắc Kinh nói rằng
hải quân Trung Quốc đã hành động “một cách chuyên nghiệp”.
Về
các chuyến hải hành thể hiện quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, quân đội Úc
bình luận: Trong nhiều nhiều thập niên qua, họ “vẫn duy trì chương
trình hợp tác mạnh mẽ với các nước trong khu vực Biển Đông, bao gồm các cuộc tập
trận song phương và đa phương, thăm cảng, các hoạt động giám sát”.
Mời
đọc thêm: Tàu Hải quân Trung Quốc, Australia “va chạm” ở Biển Đông (KTĐT).
– Australia khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Đông (Zing).
Dân
biểu tình, phản đối nhà máy điện gió
Người
dân huyện Phù Mỹ, Bình Định phản đối dự án điện gió: Dân vây trụ sở, giữ cán bộ, đòi thả người, theo báo
Pháp Luật TP HCM. Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ xác nhận,
hàng trăm người dân các xã Mỹ Thọ, Mỹ An vẫn bao vây trụ sở xã Mỹ Thọ. “Bí
thư, chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ cùng hai cán bộ công an vẫn đang bị người dân giữ
bên trong trụ sở UBND xã, chưa thể ra ngoài”.
Tuy
nhiên, ông Dũng vẫn diễn giải theo kiểu “lỗi của dân, không phải của quan”: “Nhiều
người gây mất trật tự, giữ người trái pháp luật. Họ yêu cầu thả những người
đang bị công an tạm giữ do quá khích, vi phạm pháp luật. Ngoài ra, họ vẫn tiếp
tục phản đối dự án điện gió”.
Ngày
18/4/2018, trang Phù Mỹ – Bình Định có video clip ghi lại cảnh “có
biến tại Tân Phụng – Mỹ Thọ hôm nay 18/4, có khoảng 10 người bị bắt lên xe
và bị đưa đi. Đoạn đường ra hải đăng Phù Mỹ. Hiện giờ đoàn CSCĐ đã rút người
dân phải canh chừng ngày đêm”: https://www.facebook.com/phumybinhdinhquetoi/videos/1647447598671231/
LS
Lê Văn Luân bình luận: “Đây là cảnh cưỡng chế đất đai của những người
dân ở Mỹ Thọ, Phù Mỹ, Bình Định trong việc doanh nghiệp được phê duyệt xây cối
xay gió nhưng không được phá rừng phòng hộ, thế nhưng có vẻ như điều đó lại
không được đảm bảo và nhân dân đã phản đối việc thực hiện dự án này”. Theo
người dân địa phương, bản chất dự án này không phải là làm điện gió mà là khai
thác titan, có thể gây tác động xấu đến môi trường.
Đến
cuối giờ chiều, đầu giờ tối hôm nay, báo chí trong nước vẫn chỉ đưa tin vụ này
lẻ tẻ và không thống nhất. Báo Giao Thông cho rằng dân giam lỏng 5 cán bộ để phản đối dự án điện gió,
còn báo nông nghiệp Việt Nam đưa tin: Người dân phản đối dự án điện gió ‘giam lỏng’ 4 cán bộ đòi
‘đổi con tin’. Các nguồn tin từ hiện trường đều xác nhận, tình hình
càng lúc càng căng thẳng, nhưng báo chí “lề đảng” vẫn chỉ đưa tin, không có gì
nghiêm trọng.
Nhiều
năm qua, người dân Việt Nam liên tiếp gặp phải các vụ cưỡng chế mà phía an ninh
ra tay rất tàn bạo, bởi các dự án liên quan đến quan chức đảng. Thái độ e dè,
chịu đựng của người dân dần dần được thay bằng thái độ phản kháng và ý thức
đoàn kết, không nhân nhượng trước các hành vi cưỡng chế, bắt người trái phép.
Mời
đọc thêm: Phản đối nhà máy điện gió, người dân “bao vây” trụ sở xã (GT).
Vũ “nhôm” và chính trường Đà Nẵng
Đại
tá Lê Văn Tam, GĐ Công an Đà Nẵng bác tin đồn được Vũ ‘nhôm’ tặng biệt thự
100 tỷ, theo Zing. Về thông tin trên mạng xã hội lan truyền, gia đình
ông Tam từng sống trong một ngôi biệt thự do Vũ “nhôm” tặng, ông Tam “khẳng
định thông tin trên là không đúng, bịa đặt, gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân ông
và gia đình. Vị này cho biết thêm hiện ông có một ngôi nhà nhưng đó là tài sản
của gia đình”.
Trước
đó, Facebooker Dương Hằng Nga viết: Cực nóng giữa “tâm bão”: Hé lộ biệt phủ trăm tỷ đồng của Đại
tá, Giám đốc Công an Đà Nẵng Lê Văn Tam có phải do Vũ “nhôm” tài trợ? Tác
giả cho biết: “Đây là những hình ảnh về biệt phủ của gia đình ông Lê Văn Tam
mà chúng tôi đã điều tra theo nguồn tin riêng, được biết trị giá căn biệt thự
này hơn 100 tỷ đồng”.
Tác
giả nêu câu hỏi về những tài sản bất minh của gia đình ông Tam: “Với
lương của 1 Giám đốc Công an TP, lương của 1 giáo viên, lương của 1 cán bộ Sở
Xây dựng mỗi tháng là bao nhiêu, tổng thu nhập là bao nhiêu mà có được biệt phủ
‘khủng’, xe ‘khủng’ và chắc còn nhiều thứ ‘khủng’ khác nữa?”
Hình
ảnh ngôi biệt phủ được cho là của Giám đốc Công an Đà Nẵng Lê Văn Tam. Ảnh: FB
Dương Hằng Nga
Báo
Lao Động có đồ họa: Những cựu quan chức nào liên quan đến Vũ “nhôm” đã vướng lao
lý.
Mời
đọc thêm: Giám
đốc Công an Đà Nẵng nói gì về tin đồn có biệt thự 100 tỉ? (PLTP).
– Giám
đốc Công an TP. Đà Nẵng: Tin tôi nhận nhà do Vũ “Nhôm” tài trợ là không đúng (LĐ).
– Xôn
xao biệt thự liên quan Vũ ‘nhôm, xây căn hộ trên lối thoát hiểm (TP).
– Vụ
Vũ “nhôm”: Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng (DV).
Tân Thuận – Quốc Cường Gia Lai
Báo
Nhà Đầu Tư đặt câu hỏi: Tân Thuận đã “xẻ thịt” dự án Khu dân cư ven sông như thế
nào? Về chuyện Công ty Tân Thuận “chia sẻ” dự án Khu đô thị ven
sông ở quận 7 với Công ty Quốc Cường Gia Lai, bài báo cho biết: “Đây
không phải là thương vụ duy nhất giữa Công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai…
Tân Thuận đã bán dự án Khu dân cư Phước Kiển có diện tích hơn 30ha, tại
xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho QCGL với giá 419,2 tỷ đồng (tương đương 1,29
triệu đồng /m2)”.
Trang
Nhà Báo và Công Luận đặt câu hỏi: TP.HCM: Bán 30ha đất công sản, ai sẽ chịu trách nhiệm? Theo
đó, phần đất công sản ở khu Phước Kiển, huyện Nhà Bè “có giá thị
trường hơn 2.400 tỷ đồng nhưng lại được Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường
Gia Lai… với giá ở mức 1.290.000 đồng/m2. Tuy nhiên, sau thương vụ này, Công ty
Tân Thuận chỉ thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 419 tỷ đồng”.
Trang
Đại Đoàn Kết bàn về trách nhiệm với tài sản công. Về vụ Tân Thuận bán rẻ
đất công ở huyện Nhà Bè cho Quốc Cường Gia Lai, bài viết nhận định: “Không
thể một mình Tân Thuận có thể quyết định được các vấn đề liên quan đến việc bán
hơn 30 ha đất của KDC Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai, mà chưa có sự cho phép
của cơ quan chủ quản”.
Mời
đọc thêm: Chuyển nhượng đất công ven sông Sài Gòn với giá… bèo (CAND).
– Lùm xùm khu đất Phước Kiển,vốn hóa QCG “bốc hơi” 233,8 tỷ đồng (TG).
– Siết chặt quản lý, thu hồi đất công: Không thể chậm trễ (LĐ).
– Vụ bán đất dự án Phước Kiển, Nhà Bè: Quốc Cường Gia Lai nói
gì(PLTP).
Cố ý làm trái
Chuyện
về người cán bộ “ngây thơ” ở Bình Định: Cựu cán bộ Cục Thuế khai nhận 130 triệu đồng vì nghĩ là…
bánh kẹo, theo báo Dân Việt. Trong phiên tòa sơ thẩm hôm nay ở TAND
Bình Định, ông Hồ Minh Khiêm không thừa nhận tội “Nhận hối lộ”. Ông Khiêm kể rằng
có nhận “2 bì nilông tại quán cà phê vào chiều 1/10/2017 nhưng không biết
bên trong có tiền, chỉ nghĩ đó là quà bánh kẹo có giá trị nhỏ”.
Theo
lời ông Khiêm, chỉ cần… vài bịch kẹo là lãnh đạo doanh nghiệp đang thực hiện một
dự án sai phạm có thể hẹn một cán bộ thuế lén lút gặp ở quán cà phê.
Báo
Pháp Luật Plus bàn về clip nghi vấn lãnh đạo Đội TTGT huyện Thanh Oai ăn nhậu vô
tư trong giờ làm việc. Bài báo cho biết: “Tại đoạn clip ghi lại
có thể hiện vào khoảng 10h – 11h sáng ngày 10/4/2018, một người đàn ông được
cho là ông Vương Văn Bá – Phó đội trưởng Đội TTGT huyện Thanh Oai (Hà Nội)” đã
tham gia “ăn nhậu” với nhiều người khác.
Mời
đọc thêm: Khiển trách Chủ tịch xã sử dụng rượu bia không đúng quy định (ĐĐK).
– Chuyện lạ ở Huế: Cán bộ ngồi quán cà phê… ký giấy tờ (NLĐ).
– Cán bộ xã ký thay người chết chiếm đoạt tiền chính sách lĩnh
án (ĐTCK). – Vụ
văn phòng công chứng phạm luật: Sở Tư pháp Quảng Ninh vào cuộc (DV).
Tận thu ở khắp nơi
Chuyện lạ Hải Phòng: Bố mẹ nợ tiền làm đường, con không được
khai sinh, theo VietNamNet. Một người dân xã Hồng Phong, huyện An
Dương, Hải Phòng cho biết: “Người dân đang rất bức xúc khi gần đây xã từ chối
xác nhận các giấy tờ tư pháp nếu chưa đóng tiền làm đường ở thôn bên cạnh. Đặc
biệt, có gia đình ra xã xin khai sinh cho con thì không được địa phương chấp nhận”.
Bác
của cháu bé không được làm khai sinh kể: “Gia đình em tôi có 3 nhân khẩu.
Thôn quy định đóng 1 nhân khẩu 600 nghìn đồng. Tuy nhiên đây là khoản tiền chưa
được nhân dân thôn Hà Đỗ đồng thuận. Trước đó họ đã đóng 1,1 triệu đồng/người để
làm đường xóm 1”.
Báo
Tiền Phong có bài: Tin mới vụ trâu, bò gặm cỏ phải… nộp phí ở Thanh Hóa.
Ông Lê Trọng Thụ, phó chủ tịch UBND TP Thanh Hóa xác nhận, “đúng là có
sự việc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ Minh Anh có thu tiền thế chấp đối với các hộ
dân chăn thả trâu, bò. Tùy vào số lượng trâu, bò từng hộ gia đình mà số tiền thế
chấp ít hay nhiều”.
UBND
TP Thanh Hóa đã “chỉ đạo trả lại các khoản thu thế chấp trái quy định”
và “đề nghị chính quyền địa phương áp dụng các quy định xử phạt hiện hành về việc
chăn thả trâu, bò”. Nói cách khác, họ chỉ trả lại tiền chứ không xử phạt kẻ
“tận thu”.
Mời
đọc thêm: Hải Phòng: Dân chưa đóng tiền đường, xã không giải quyết các
thủ tục hành chính (GĐ&XH). – Hải Phòng: Bố mẹ chưa đóng tiền làm đường, trẻ khó làm giấy
khai sinh (Infonet). – Chăn
thả trâu bò phải nộp ‘phí cỏ’ ở Thanh Hóa: Trả lại tiền cho 19 hộ dân (VTC).
Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên suy
kiệt
Báo
Môi Trường và Cuộc Sống có bài: Quận 8 – Bài 1: Trạm trộn bê tông thương phẩm hoạt động gây
ô nhiễm môi trường, chính quyền ở đâu…? Hơn 10 năm qua, người dân
gần trạm bê tông phải hứng chịu bụi bẩn và nguy cơ tại nạn giao thông. Cây cối
xung quanh bị phủ một lớp bụi, xi măng trắng xóa, bụi còn len lỏi vào nhà dân, ảnh
hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.
Người
dân địa phương kể rằng “mỗi khi họp khu, hay tiếp xúc cử tri bà con cũng kiến
nghị lên phường và quận nhưng không thấy giải quyết ra sao, khổ quá trời, anh
ơi.” Dù ô nhiễm xảy ra hàng chục năm, nhưng không có cơ quan chức năng nào
giải quyết.
Báo
Dân Việt đưa tin: Đề nghị dừng bàn giao đất cho DN khai thác cát “phá” đất
nông dân. Chính quyền huyện Tây Sơn, Bình Định giao đất sai kiến việc
khai thác cát làm nhiều diện tích đất canh tác bị sạt lở. Đến khi diện tích đất
và hoa màu bị sạt lở nghiêm trọng, chính quyền mới đề nghị ngừng. Hiện, diện
tích đất của người dân bị xói lở có chiều rộng lên đến 50m, nhiều hoa màu bị cuốn
xuống sông.
Báo
Người Đưa Tin đặt câu hỏi: Nghệ An: Dự án đua nhau “xâu xé” đất lâm nghiệp? Hàng
loạt các huyện Nghi Lộc, Yên Thành, Thanh Chương… để cho cho nhiều dự án chăn
nuôi quy mô lớn hoạt động trên đất lâm nghiệp. Theo tố cáo của người dân, các dự
án chưa được cấp phép nhưng vẫn được hoạt động.
Chính
quyền rõ ràng đang dung túng cho doanh nghiệp xâu xé tài nguyên “trang trại
chăn nuôi lợn nái siêu nạc này đi vào hoạt động trái phép đã 3 năm nay, nhưng
chưa một lần bị chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng xử lý”.
Mời
đọc thêm: Nhiều người Việt vẫn còn ‘thân thiện’ với túi nylon (RFA).
– Bất cập nhìn từ những công trình dân sinh kém hiệu quả: Vì
đâu nên nỗi? (LĐTĐ). – Nước thải bất thường chảy ra môi trường (TN).
– Ba Vì: Đất “nông trường” đang biến thành những biệt phủ trái
phép!?(MT&ĐT). – Quảng
Nam: Tìm giải pháp cứu kè Cửa Đại(TN&MT). – Chất thải chưa qua xử lý bốc mùi hôi thối tại KCN Tam Phước (MTG).
– Dầu
máy tràn ra môi trường, nghi vấn vỡ đường ống lọc cặn (CAND).
Thực phẩm bẩn giết người Việt hàng ngày
Sau
cà phê trộn pin, Phú Yên vừa phát hiện vụ việc làm giả cả phê, báo Thanh Niên
đưa tin: Xử phạt chủ doanh nghiệp làm giả cà phê. Tuy sản phẩm
được đóng gói và bán ra thị trường là “cà phê”, nhưng thành phần không hề có cà
phê. Thành phần sản phẩm được xác định chỉ có đậu nành, bắp và hóa chất. Cơ sở
sản xuất bị phạt 200 triệu đồng và đình chỉ sản xuất sản phẩm trên trong 12
tháng. Mức phạt quá nhẹ so với lợi nhuận.
Báo
Tiền Phong đưa tin: CSGT bắt giữ hàng tấn thịt, nội tạng thối. Nếu trót
lọt, những thực phẩm bẩn này sẽ được xử lý bằng hóa chất độc hại, sau đó đến
các quán nhậu, bàn ăn của sinh viên, công nhân nghèo. Vụ việc được phát hiện tại
Nghệ An.
Thực
phẩm bẩn bị phát hiện mỗi ngày, rõ ràng chất độc len đến từng nhà, theo báo Người Lao Động.
Hàng loạt thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều dính chất độc. Trong khi đó, bộ
máy công quyền vẫn nhởn nhơ báo cáo thành tích. Từ cà phê toàn bắp và hóa chất;
rau trái cây ngâm chất độc; thịt heo ăn thuốc tăng trưởng; rồi bún phở trộn hàn
the, chất tẩy trắng; cá biển ủ u rê… đến thuốc giả đang len lỏi đến từng nhà
dân.
Dân
nghèo là người hứng chịu nhiều nhất. Nhưng không ai phản kháng. Chính quyền mặc
sức bảo kê, ăn tiền từ doanh nghiệp đầu độc dân. Sự bất nhân của người sản xuất
cấu kết với lãnh đạo hàng chục năm qua khiến nhiều người phải đặt câu hỏi lẽ
nào Bất lực trong ngăn chặn thực phẩm bẩn?.
Mời
đọc thêm: Thuốc giả, thực phẩm siêu bẩn… còn gì kinh khủng hơn? (TG&VN).
– Đà Nẵng xử phạt 130 cơ sở thực phẩm bẩn (PLTP).
– Bột pin trong xưởng phế phẩm cà phê: Nghịch lý không dễ khởi
tố tội chế biến thực phẩm bẩn (PLVN). – Uống
cà phê “pin con ó” đã có thuốc của Vinaca (CL).
Giáo dục Việt Nam
Bạo
lực tiếp tục diễn ra ở trường học, VietNamNet đưa tin: Trẻ mầm non bị đánh tới tấp trong lớp học. Đoạn clip
ghi lại hình ảnh nữ giáo viên xốc mạnh, đánh liên tiếp vào người một học sinh.
Sau đó, một giáo viên khác lại gần, bé tới chỗ giáo viên này nhưng bị giằng giật
lại, khiến bé ngã soãng soài; cô giáo tiếp tục đánh thô bạo. Sự việc trên diễn
ra tại tại trường mầm non tư thục ABC (Nghệ An).
Cơ
quan chức năng đã đến làm việc với trường mầm non có cô giáo bạo hành học
sinh: Công an điều tra clip cô giáo đánh trẻ mầm non ở Nghệ An,
theo báo Tuổi trẻ. Cô giáo có hành vi bạo hành bị tạm đình chỉ dạy. Ngành giáo
dục tỉnh Nghệ An cho biết ““Đây là nhóm trẻ độc lập tư thục, việc cấp phép
và quản lý hoạt động là của UBND phường.” Trường mầm non này vừa được cấp
phép hoạt động 1 ngày trước.
Những
vụ bạo hành học sinh liên tiếp diễn ra ở trường học trong thời gian ngắn. Các
trường sư phạm dạy những gì cho giáo viên? Cơ quan chức năng đã quản lý, cấp
phép như thế nào cho các trường mầm non? Bộ Giáo dục có trách nhiệm gì, sao vẫn
chưa lên tiếng?
Vụ
trường THCS-THPT Newton liên kết với “trường ma”, báo Lao Động đặt câu hỏi Trách nhiệm của Bộ GDĐT đến đâu trong vụ trường quốc tế
“ma”? Được cấp dưới trình phê duyệt đề án liên kết với nước ngoài,
Bộ Giáo dục nhắm mắt ký mà không hề xác minh, thẩm định. Khi được báo chí phanh
phui, cán bộ Bộ Giáo dục cho rằng, đã làm đúng quy trình và phù hợp với các quy
định. Trách nhiệm thẩm định được đẩy vòng vo.
Mời
đọc thêm: Đề cao trách nhiệm người đứng đầu nhà trường (GD&TĐ).
– Để lọt ‘trường ma’, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục
thế nào? (PNVN). – Vụ
trường “ma”: Rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài (DT).
– Cần
Thơ: Thạc sỹ quản lý giáo dục bị phân công làm… tạp vụ (CL).
***
Thêm
một số tin Việt Nam: – Bà Aung San Suu Kyi chính thức thăm Việt Nam (BBC).
– Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc (Bnews). – Tâm sự của người phụ nữ xuất khẩu lao động: Bài học cay đắng (NĐT).
– Bắt nhóm dùng dao, mã tấu cưỡng đoạt tiền của ngư dân khai
thác sò ven biển (NLĐ). – Những cánh rừng đang khóc (NB&CL).
Tin
thế giới
Chính trường Mỹ
Bloomberg
đưa tin, Bộ tư pháp nói rằng, Manafort bị nghi ngờ làm kênh phía sau
phục vụ Nga. Paul Manafort, cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông
Trump, bị nghi ngờ đã phục vụ như là một “kênh liên lạc” giữa chiến dịch tranh
cử của ông Trump với người Nga, với ý định can thiệp vào bầu cử tổng thống.
Michael Dreeben, luật sư của Bộ Tư pháp, nói rằng Manafort “có những mối
quan hệ lâu dài với các chính trị gia ủng hộ Nga. Họ đã cung cấp các kênh cho
Nga phải không? Các nhà điều tra tự nhiên sẽ nhìn vào những điều đó“.
Báo
Politico có bài: Các đồng minh của ông Trump lo sợ, Cohen sẽ trở mặt.
Các cố vấn của ông Trump cảnh báo, luật sư riêng của ông ta là Michael Cohen sẽ
trở mặt và hợp tác với các công tố liên bang nếu đối mặt với cáo buộc hình sự.
LS Alan Dershowitz nói: “Họ sẽ đe dọa ông ta án tù dài hạn và cố biến ông ta
thành một con chim hoàng yến để hát“. Ông Jay Goldberg, LS cũ nói với Trump
rằng, không nên tin Cohen, nếu tính từ 100 tới 1, trong đó 100 là bảo vệ tổng
thống hoàn toàn, Cohen “thậm chí không được 1”.
455 ngày cầm quyền, Tổng thống Trump dành 254 ngày ở quê và
đi chơi golf, là báo VTC lược dịch từ NBC. Theo thống kê của NBC, trong 455
ngày giữ chức tổng thống, có 147 ngày ông Trump ở những ngôi nhà riêng của mình
và 107 ngày ở sân golf.
Thêm
tin nước Mỹ: Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu dự luật bảo vệ ông Mueller trong tuần
tới (NB&CL). – Giuliani tham gia cố vấn pháp lý để thương lượng chấm dứt điều
tra của Mueller (Cali Today). – Mike Pompeo nhiều khả năng sẽ được phê chuẩn làm Ngoại trưởng
Mỹ (NB&CL). – Điều cần biết về “Siêu thứ Ba” trong bầu cử Mỹ (DV).
– Giữ nguyên phán quyết Chính phủ không được cắt trợ cấp nơi
dung dưỡng di dân lậu (Cali Today). – Báo động gia tăng số vụ xả súng hàng loạt tại Mỹ (Tin
Tức). – Trump muốn thúc đẩy xuất khẩu vũ khí Mỹ toàn cầu (Zing).
– Thượng nghị sĩ Mỹ bế con 10 ngày tuổi đi bỏ phiếu(VNN).
– Mỹ: Thượng nghị sĩ được phép mang con đi làm(NLĐ).
– Video: Dùng con rối khủng long đọc lời tuyên thệ, sỹ quan Mỹ
bị sa thải (VTC). – Quan chức ngoại giao Mỹ, Nga lần đầu gặp mặt sau căng thẳng
trong hôm nay(VTC). – Thủ tướng Singapore nhận định về cuộc chiến thương mại Mỹ –
Trung (VOV).
Tin Bắc Hàn: Chấn động: Triều Tiên muốn phi hạt nhân hóa hoàn toàn (PLTP).
– Triều Tiên sẵn sàng phi hạt nhân hóa, không yêu cầu Mỹ rút
quân? (NĐT). – Hàn Quốc: Triều Tiên bất ngờ nhượng bộ trước thềm hội nghị
thượng đỉnh (CNN/ TP). – Hiệp ước hòa bình liên Triều cần nhiều hơn lời chúc phúc của
ông Trump (VOV).
– Ông Kim Jong-un có thể bước qua đường biên giới liên Triều (PLTP).
– Ông Donald Trump muốn một mình đối mặt lãnh đạo Triều Tiên
Kim Jong-un (LĐ). – Nơi có thể diễn ra cuộc gặp lịch sử Trump – Kim Jong-un? (DV).
Tin Trung Đông: Mỹ có bằng chứng xác thực Nga, Syria “xóa dấu vết” vụ tấn
công hóa học (Infonet). – Đòn không kích từ liên quân Mỹ khiến cuộc chiến có nguy cơ mở
rộng hơn (NNVN). – Ông Bashar al-Assad trả lại Huân chương Bắc Đẩu bội tinh cho
Pháp (LĐ). – Tổng thống Syria bất ngờ trả huân chương cao quý được Pháp
trao tặng (Tin Tức). – Mỹ sắp rời xa Iraq-Syria, chuyển hướng sang Afghanistan? (PLTP).
– Nghi phạm liên quan tới vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ bị bắt tại
Syria (Tin Tức). – Iraq tuyên tử hình 300 người của khủng bố IS (DV).
Chính trường Cuba: Ông Miguel Diaz Canel Bermudez trở thành tân Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước Cuba (LĐ). – Tân Chủ tịch Cuba Diaz-Canel và những kỳ vọng (NĐT).
– Cuba và cột mốc lịch sử thời “hậu Castro” (CAĐN).
***
Thêm tin thế giới: Bộ Ngoại giao Nga náo loạn vì bị dọa đánh bom (VNN).
– Cảnh báo đáng sợ về chất độc khiến cựu điệp viên Nga bất tỉnh (DV).
– Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công du Đức bàn luận cải
cách EU(TTXVN). – Kết thúc cuộc chiến ở Marawi, người dân Philippines gần như
tay trắng khi trở về nhà (Hà Tĩnh).
No comments:
Post a Comment