Trọng Thành – RFI
Đăng
ngày 25-01-2017
Chính quyền Trump
chính thức điều hành nước Mỹ. Phong cách truyền thông không ngần ngại tung tin
thất thiệt của tân tổng thống Hoa Kỳ trong suốt thời gian tranh cử khiến công
luận, mà trước hết là báo giới chuyên nghiệp hết sức lo ngại. Đối mặt với làn
sóng vu khống, dối trá, bóp méo thông tin lan tràn trên internet, bùng phát đặc
biệt trong những chiến dịch tranh cử của các lãnh đạo dân túy, các tập đoàn
truyền thông internet lớn buộc phải chấp nhận vào cuộc. « Internet tung
vũ khí chống tin tức bịa đặt (intox) » là tựa đề bài tổng thuật của
Libération hôm nay 25/01/2017.
Không
khí « hậu sự thật », thời kỳ ngự trị của niềm tin vào tin tức
giả mạo, tuyên truyền bịa đặt, còn trở nên hiển hiện hơn với cuộc tranh cử tổng
thống Hoa Kỳ. Các nhà khổng lồ của thế giới mạng như Facebook và Google đã bị
chỉ trích kịch liệt, ngay sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống ngày
08/11/2016.
Chẳng
hạn, tập đoàn Google đã để cho một bài viết bịa đặt đến từ một trang « fake
news » (trang tin giả mạo) nằm ở vị trí số 2 trong danh sách các kết
quả tìm kiếm của Google. Bài viết cho rằng ông Trump đã giành được nhiều phiếu
của cử tri hơn bà Clinton (trong khi thực tế là ngược lại : Hillary Clinton được
2,9 triệu phiếu hơn). Về phần mình, ông chủ của Facebook chối bỏ mọi cáo buộc
đã tiếp tay cho ứng cử viên Trump, để mặc thông tin không được kiểm chứng lan
tràn trên mạng xã hội này, vốn được khoảng 1,5 tỉ lượt kết nối mỗi ngày.
Tuy
nhiên, theo Libération, chỉ một tuần sau khi ông Donal Trump đắc cử, hai tập
đoàn internet Google và Facebook đã buộc phải thừa nhận mức độ nghiêm trọng của
hiện tượng tin tức giả mạo. Kể từ giờ trở đi, hai nhà khổng lồ của internet
liên tục tung ra nhiều biện pháp để loại trừ các trang mạng tung tin giả.
Google
đã lập thêm mục « check facts » (kiểm chứng sự kiện), gắn liền
với một số tin mới. Trên thực tế, các nỗ lực chống tin tức giả mạo đã được nhiều
phương tiện truyền thông và cơ sở đại học tiến hành khá lâu trước các tập đoàn
tin học lớn. Dự án « check facts » (do Đại học Duke, ở
California, chủ trì) mà Google mới tham gia, đã ra mắt từ hơn một năm nay (Dự
án này đã được hơn một trăm trang web sử dụng, theo Đại học Duke). Facebook
cũng khởi sự trong phiên bản tiếng Anh các chức năng mới, cho phép người sử dụng
thông báo về một bài viết bị nghi ngờ là « hoax » (tin bịa), để
chuyển cho các cơ sở có nhiệm vụ kiểm định.
Tại
Pháp, các báo lớn như Le Monde (với mục « Les Décodeurs ») hay
Libération (« Désintox »)… cũng đã tham gia vào trào lưu này.
Vẫn theo Libération, « cuộc tranh cử tổng thống Pháp trong hiện tại vẫn
chưa rơi vào tình trạng ‘‘hậu sự thật’’ », vốn rất phổ biến ở những
nơi khác.
Không
chỉ tấn công vào các bài viết loan tin bịa đặt, nhiều phương tiện truyền thông
còn phát triển các plug-in cho phép nhận diện các trang mạng chuyên tung tin giả.
Cách làm này tuy nhiên có nhược điểm là một thông tin thật có thể bị đánh giá
là giả, nếu nó đến từ một trang mạng bịa đặt.
Nở
rộ các dự án thẩm định tin thật/giả
Lật
mặt nạ trong các mạng giả mạo là một hoạt động quan trọng của giới truyền
thông, đặc biệt với sự ra đời của liên minh truyền thông First Draft, năm 2015,
có nhiệm vụ khuyến khích việc kiểm chứng các thông tin ngay trên các mạng xã hội,
với sự tham gia của những người dùng internet. Google News Lab là một trong những
thành viên sáng lập của liên minh. Facebook và Twitter tham gia kể từ tháng
9/2016.
Thiết
kế các công cụ thẩm định thông tin tự động cũng là mục tiêu của châu Âu. Ủy Ban
Châu Âu đã tài trợ cho dự án Pheme, được khởi sự từ năm 2014, với sự tham gia của
nhiều trường đại học ở châu Âu. Ý tưởng này nảy sinh trong bối cảnh nhiều tin đồn
xuất hiện sau cuộc bạo động năm 2011 tại Luân Đôn. Các kết quả trắc nghiệm đầu
tiên sẽ được công bố vào đầu tháng 03/2017.
Theo
Libération, hiện trên thế giới khoảng 10 dự án thẩm định thông tin tự động như
vậy. Vấn đề gây tranh luận hiện nay là, thiếu sự tham gia của các nhà báo có
tay nghề, các công cụ thuật toán có thể để lại nhiều sai sót.
Mỹ
: Đấu với Hạ Viện, Trump có thể chịu nhiều tổn thất
Về
chính trị nước Mỹ, Libération cũng có một bài viết đáng chú ý khác: « Trump
có thể chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến với Hạ Viện » của chuyên
gia về Hoa Kỳ Elliot Brownlee.
Nhà
sử học thuộc đại học California Santa Barbara nhận xét : Có nhiều dấu hiệu cho
thấy giai đoạn Donald Trump ở thế thắng đang kết thúc, như cuộc chuyển giao quyền
lực diễn ra trong hỗn loạn, đầu óc lẫn lộn của Trump và ê kíp, hay tỉ lệ được
lòng dân giảm mạnh. Chuyên gia về kinh tế Mỹ dự đoán : Lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại
Hạ Viện Paul Ryan sẽ « giới hạn và điều chỉnh lại chương trình kinh tế
của tân tổng thống ». Rất nhiều khả năng là các dân biểu sẽ thông qua
dự chi ngân sách của chương trình cơ sở hạ tầng của tân tổng thống, nhưng sẽ giới
hạn các tham vọng của ông Trump…
Cơ
hội cho hòa bình Syria : Sự thay đổi của Nga
Syria
tiếp tục là tiêu điểm của chú ý của Le Monde, với bài xã luận « Syria,
một cơ hội cho hòa bình tại Astana ». Theo nhật báo Pháp, cần phải ghi
nhận cuộc đàm phán tại thủ đô Kazakhastan, với sự bảo trợ của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
là khởi đầu cho một tiến trình thương lượng hòa bình, có thể dẫn đến chấm dứt 6
năm nội chiến tại quốc gia Trung Cận Đông này, sau ba nỗ lực thất bại tại
Genève.
Le
Monde cũng ghi nhận có nhiều dấu hiệu cho thấy Matxcơva đã thay đổi thái độ.
Trước hết, đối với phe nổi dậy, nhiều nhóm nổi dậy cứng rắn, như Jaich Al-Islam
và Fatah Al-Cham, cũng được mời tham gia vào cuộc đàm phán. Điều đáng ngạc
nhiên hơn là Nga đã buộc đồng minh Syria phải ngồi cùng bàn với các thủ lĩnh nổi
dậy, trong buổi khai mạc đàm phán ngày 23/1. Đây là lần đầu tiên kể từ khi xung
đột bùng nổ tại nước này.
Chính
quyền Bachar al-Assad miễn cưỡng chấp nhận việc này, trong khi đó, đại diện của
ông Assad vẫn tiếp tục gọi các thủ lĩnh nổi dậy, được Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mời, là
« quân khủng bố».
Theo
Le Monde, tiến trình hòa đàm tại Astana có một chút cơ may để đi đến thành
công, vì những quốc gia bảo trợ có phương tiện để gây áp lực lên chính quyền
Damas. Chính quyền Nga không ngừng nhắc lại rằng, không có sự can thiệp của
Matxcơva, chế độ Assad đã gần như đứng trước bờ vực sụp đổ.
Khó
khăn trong tiến trình này là Iran cho rằng Nga đã « dành quá nhiều quà
tặng cho đồng minh mới Thổ Nhĩ Kỳ », Teheran thúc đẩy chính quyền
Assad tỏ ra cương quyết không nhân nhượng, kể cả về chính trị và quân sự, với
tham vọng « giải phóng toàn bộ lãnh thổ », mà tổn thất hứa hẹn
sẽ vô cùng lớn. Le Monde nhấn mạnh là các nước phương Tây và Ả Rập, bị tách ra
khỏi bàn đàm phán, « cần phải ủng hộ Nga trong các nỗ lực ngoại giao hiện
tại, đang tỏ ra là ít thô bạo và đơn phương, hơn là các can thiệp quân sự trước
đây của Matxcơva ».
Trung
Quốc : Siêu cường lo không nuôi nổi mình
Báo
Les Echos hôm nay dành nhiều bài viết cho chủ đề Trung Quốc đang ở thế thượng
phong tại châu Á : « Thương mại : Trump để ngỏ không gian trống cho
Trung Quốc tại châu Á », « Trung Quốc, siêu cường quân sự đang
nổi lên », nhưng cũng chú ý đến việc « Nuôi sống 1,4 tỉ dân, một
thách thức lớn với Tập Cận Bình ».
Bài
viết nhấn mạnh đến một loạt khó khăn đối với quốc gia đông dân nhất thế giới.
Diện tích đất trồng nông nghiệp sụt giảm mạnh, do đô thị hóa, và mức độ lãng
phí rất lớn là hai trong số các nguyên nhân chính khiến Trung Quốc khó tự túc
được lương thực, thực phẩm.
Dân
số Trung Quốc chiếm 19% dân số toàn cầu, nhưng diện tích trồng cây nông nghiệp
chỉ là 8%. Nạn đất nông nghiệp bị mất khiến tình trạng này trầm trọng hơn. Kể từ
năm 2004, Trung Quốc trở thành quốc gia nhập khẩu về lương thực, thực phẩm. Mục
tiêu của Trung Quốc hiện nay là làm chủ được các sản phẩm lương thực « chiến
lược » : gạo, lúa mì và đậu tương.
Nạn
lãng phí thực phẩm một phần xuất phát từ tập quán phô trương trong ẩm thực, rất
phổ biến tại Trung Quốc. Tại các hàng quán, các món ăn được gọi ra ê hề thường
với mục đích thể hiện sự giàu sang của chủ nhân.
Để
có đủ nguồn thực phẩm, Trung Quốc đang tìm cách mua nhiều diện tích trồng trọt ở
nước ngoài, ở châu Á, ở Nga hay tận châu Phi hay Mỹ Latinh. Các nỗ lực của
Trung Quốc bị nhiều người đánh giá là tham vọng « thực dân mới ».
Vẫn
về Trung Quốc, báo Les Echos có bài « Không có tự do ngôn luận, không có
tự do thương mại », nhấn mạnh đến tính chất tương phản giữa diễn văn của
chủ tịch Trung Quốc tại Diễn đàn Kinh tế Davos mới, ca ngợi tự do mậu dịch, với
thực tế đàn áp khốc liệt tại Trung Quốc nhắm vào các nhà bảo vệ nhân quyền, người
có quan điểm khác với chính quyền.
Pháp
: Tranh luận giữa hai ứng viên Xã Hội hứa hẹn căng thẳng
Về
thời sự nước Pháp, cuộc đọ sức nhằm chọn ra ứng cử viên tổng thống của liên
minh đảng Xã Hội mở rộng, giữa hai ứng cử viên cánh tả lọt vào vòng hai cựu thủ
tướng Valls và cựu bộ trưởng Hamon, trong cuộc tranh luận trên truyền hình tối
nay, là chủ đề trang nhất của nhiều báo.
Tờ
báo đối lập thiên hữu Le Figaro chạy tựa trang nhất : « Hamon – Valls :
Cuộc tranh luận để thanh lý nhiệm kỳ 5 năm của đảng Xã Hội ». Xã luận
của Le Figaro chạy tựa « Sự lựa chọn giữa hai khả năng đều tệ như nhau ».
Báo
Le Monde thì mô tả nỗ lực của ứng cử viên Hamon, đang trên đà thắng, tập hợp lực
lượng để loại đối thủ cựu thủ tướng. Theo Le Monde, ông Benoit Hamon chuẩn bị
cho một cuộc tranh luận trên truyền hình rất quyết liệt, với đối thủ Manuel
Valls. Một trong các chủ đề bất đồng lớn là vấn đề « thu nhập tối thiểu
của công dân ». Le Figaro cũng khẳng định, cuộc tranh luận trên truyền
hình « hứa hẹn sẽ quyết liệt, vì khác biệt giữa hai bên là quan trọng,
về kinh tế, về các chủ đề xã hội cũng như trên nhiều lĩnh vực khác ».
Pháp
: Thất nghiệp 2016 giảm hơn 100.000 người
Báo
Les Echos đặc biệt chú ý đến thống kê mới, về lệ thất nghiệp tại Pháp đã sụt giảm
trong năm 2016, lần đầu tiên kể từ 9 năm nay. Ít hơn 107.400 người tìm việc làm
toàn phần so với cùng kỳ năm trước. Khác với ghi nhận của Les Echos, báo Le
Figaro chú ý đến mặt trái của con số này, khi so với nhiệm kỳ của tổng thống đảng
Xã Hội. Đó là số lượng người thất nghiệp tăng 600.000 so với thời kỳ ông
Hollande nhậm chức tổng thống năm 2012.
Hai
kỷ lục của công trái Xanh Pháp
Về
môi trường, theo Les Echos, nước Pháp đã có « một thành công hết sức lớn »
trong việc phát hành công trái Xanh, với 7 tỉ euro phát hành trong vòng 22 năm.
Đây là loạt công trái Xanh đầu tiên của nước Pháp.
Hai
kỷ lục thế giới của công trái Xanh Pháp : Số lượng tín dụng và thời hạn trả nợ.
Nước Pháp được coi là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát hành công trái Xanh,
với mức vốn lớn. Nhu cầu công trái Xanh Pháp lên đến 23 tỉ euro, vượt xa mọi dự
kiến ban đầu.
Giá
điện Xanh ở Pháp giảm mạnh
Cũng
về năng lượng Xanh của Pháp, một nghiên cứu mới đây của Ademe (Cơ quan môi trường
và quản lý năng lượng Pháp) cho thấy, giá năng lượng Xanh của Pháp đang ngày
càng trở nên cạnh tranh hơn, cả trong lĩnh vực điện và năng lượng dùng để sưởi.
Cụ thể là giá điện gió hiện tại có thể sánh ngang với điện sản xuất từ khí đốt.
Dự báo, giá điện mặt trời từ nay đến năm 2025 sẽ còn giảm 35%, giá điện gió từ
10 đến 15%.
No comments:
Post a Comment