Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017
Vào
sáng ngày 21 tháng 1 năm 2017. Một lực lượng lớn công an tỉnh Hà Nam đã tổ chức
bắt giữ Trần Thuý Nga tại nhà riêng.
Bà
Trần Thuý Nga có hoàn cảnh gia đình trắc trở, hiện lúc bị bắt bà đang nuôi hai
đứa con trai còn nhỏ tuổi. Bà là một nhà đấu tranh cho nhân quyền không mệt mỏi
từ nhiều năm nay. Xuất thân là một phụ nữ lao động xuất khẩu tại Đài Loan, bà
đã tranh đấu cho quyền lợi người lao động ở Đài Loan với những công ty môi giới
lao động Việt Nam đưa người đi. Trở về nước từ đó đến nay, bà luôn tham gia nhiệt
tình những phong trào đấu tranh cho quyền con người, quyền tự do tôn giáo và chủ
quyền biển đảo và những bất công khác trong xã hội Việt Nam.
Rất
nhiều năm liền bà bị nhà cầm quyền Việt Nam khủng bố bằng mọi hình thức từ bắt
giữ ngắn ngày, xét hỏi, thẩm vấn khủng bố tinh thần, hắt chất bẩn lên người bà
và con bà. Về vật chất dùng công an giả dạng dân thường cướp đồ đạc, phương tiện
đi lại. Đỉnh điểm của sự trấn áp này là nhà cầm quyền đã sử dụng một nhóm thanh
niên khoẻ mạnh dùng gậy sắt đánh gẫy chân bà để bà không hoạt động được.
Bà
Nga liên tục bị khủng bố về tinh thần, vật chất và thể xác. Thế nhưng những
hành động bỉ ổi đó của nhà cầm quyền không dập tắt được ngọn lửa đấu tranh cháy
bỏng trong bà.
Về
phương diện đối với những người đấu tranh trong nước, bà Nga có thái độ chan
hoà và dễ mến, nhường nhịn và chân thành với mọi người. Bởi vậy việc bắt giữ bà
đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong dư luận, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ khi bà
bị bắt, đã có ngay một bản thông báo của hơn 500 người đấu tranh và 16 tổ chức
xã hội dân sự cùng ký tên lên án việc bắt giữ bà.
Trước
bà Nga cũng có nhiều trường hợp phụ nữ nuôi con nhỏ bị bắt giam, ví dụ như bà
Nguyễn Thị Minh Thuý và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Trường hợp của bà Quỳnh mới xảy
ra vào tháng 10 năm 2016, tức trước bà Nga khoảng ba tháng.
Nói
về hai trường hợp gần nhất cách nhau ba tháng gần đây là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
và Trần Thị Thuý Nga,cả hai người phụ nữ này đều không gây nguy hại gì cho xã hội
hay an ninh chính trị của đảng cộng sản Việt Nam . Hành động phản kháng của những
phụ nữ chỉ chủ yếu bằng những tấm bảng tự kẻ vẽ nội dung đòi sạch môi trường,
đòi minh bạch pháp luật, không hề kích động bạo lực hoặc gây chia rẽ dân tộc
tôn giáo. Những clip trên Facebook của họ thường nhắc đến lực lượng công an lộng
hành, đánh cướp, tra tấn người dân.
Đặc
biệt việc bắt giữ hai người này xảy ra trước và sau sự thay đổi tổng thống ở
Hoa Kỳ.
Trở
lại một năm trước từ đại hội đảng cộng sản 12, trong quan hệ quốc tế với phương
Tây, hầu như cộng sản Việt Nam không đánh dấu được một mốc ngoại giao nào đáng
kể. Chuyến đi của chủ tịch nước Trần Đại Quang hay chuyến đi vừa qua của Nguyễn
Xuân Phúc đều nằm trong khuôn khổ của những hội nghị lập trình sẵn.
Phương
Tây dường như đã coi nhẹ lứa cộng sản Việt Nam mới lên trong suốt một năm qua.
Chế
độ cộng sản Việt Nam buộc phải làm cách nào đó để lấy lại sự chú ý của phương
Tây với mình. Trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt ngay sau khi bà đi dự quốc
khánh Đức tại sứ quán Đức trở về nhà. Còn trường hợp của bà Trần Thị Thuý Nga bắt
ngay sau ít giờ tổng thống Hoa Kỳ mới nhậm chức.
Về
thời điểm bắt và hình ảnh những người phụ nữ đơn thân đang nuôi những con nhỏ sẽ
là thông điệp ấn tượng nhất mà cộng sản VN muốn đưa ra, để quốc tế phải chú ý đến.
Thông thường những trường hợp người khuyết tật, người già, phụ nữ và trẻ em thường
được người phương Tây quan tâm hơn cả. Chọn những người phụ nữ này là sự lựa chọn
con mồi đã được tính toán kỹ trong sách lược của chế độ cộng sản Việt Nam. Sau
khi bắt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chưa thấy đủ độ chú ý, nhà cầm quyền CSVN tiến
thêm bước nữa là bắt Trần Thị Thuý Nga.
Mặt
khác cộng sản Việt Nam cũng thả một tù nhân đến Pháp là Đặng Xuân Diệu để tạo
điểm nhấn thêm để gợi ý đến những cuộc đối thoại, những lời đòi hỏi hay xin xỏ
từ phía các nước phương Tây.
Việc
bắt giữ này bước đầu cộng sản Việt Nam đã thành công khi nhiều báo chí quốc tế
và các tổ chức nhân quyền quốc tế chú ý đến. Bước tiếp theo cộng sản Việt Nam
ngồi chờ những phẫn uất từ tin báo chí quốc tế đưa tác động đến các uỷ ban nhân
quyền của quốc hội các nước phương Tây qua những văn phòng của các thượng nghị
sĩ.
Nhưng
dù chính quyền các nước phương Tây có quan tâm đến hay không, thì trước mắt việc
bắt giữ những người phụ nữ có hoành cảnh khó khăn này, cũng chiều lòng phần nào
những cam kết với Trung Cộng mà Việt Cộng vừa mới ký kết qua chuyến đi Trung Quốc
của Nguyễn Phú Trọng, Phạm Bình Minh, Tô Lâm...
Đơn
giản những người phụ nữ này chỉ là những bà mẹ lo âu cho tương lai các con
mình, mà lên tiếng đòi hỏi sự công bằng và minh bạch trong xã hội. Họ khó trở
thành một lực lượng chính trị đối lập đủ để canh tranh quyền lực với đảng CSVN
vốn hùng hâu về tiền của, nhân lực và các thủ đoạn. Việc bắt bớ họ không phải
là ngăn chặn nguy hiểm nào, việc bắt họ chỉ nhằm duy nhất mục đích phục vụ ý đồ
chính trị, ngoại giao với phương Tây và Trung Cộng.
Sự
bất nhân và vô lương tâm của chế độ cộng sản Việt Nam không phải là điều xa lạ
với những người biết chút ít về chúng. Để đạt được lợi ích về phía mình, cộng sản
VN không từ môt thủ đoạn nào. Trong trường hợp phương Tây không mặn mà với các
bà mẹ này, hoặc hơn nữa là phương Tây đưa ra những biện pháp trừng phạt đích
đáng với cộng sản Việt Nam.
Lúc
ấy những tên cộng sản Việt Nam bảo thủ và cực đoan sẽ có dịp la làng rằng Phương
Tây là kẻ thù, Trung Quốc là anh em, cần phải sát cánh với Trung Quốc, đặt trọn
niềm tin để cùng nhau đương đầu với kẻ thù chung là Hoa Kỳ. Trước tình thế này,
lực lượng mỏng manh trong đảng có ý mở rộng quan hệ với phương Tây sẽ trở nên
lép vế và tiến tới là khuất phục phe bảo thủ. Những ý kiến sẽ bị đàn áp phủ đầu
bởi những cáo buộc tự diễn biến, tự chuyển hoá, lệch lạc về nhận thức mà tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đe doạ ráo riết trong nội bộ cộng sản ở thời gian
gần đây.
Một
chuyến thăm đến phương Tây cùng với một khoản viện trợ, cho vay hoặc giãn nợ
cho cộng sản Việt Nam, sẽ mở ra giải pháp cho những người phụ nữ trên. Những
con ác thú cộng sản phần nào đạt được thắng lợi ở cuộc bắt bớ này.
Nhưng
nếu điều đó có đến, không thể đến ngày một ngày hai, cộng sản VN sẽ nài kéo mặc
cả để đươc mức gía tối đa. Trong quãng thời gian dài đó, những bà mẹ kia phải nằm
trong chốn lao tù khắc nghiệt và những đứa con thơ khóc ròng hàng đêm mong muốn
mẹ về.
Được
đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 19:53
-----------------------------------
"Ầu
ơ", tiếng mẹ ru con sao nức nở? Trời vào xuân mà bóng tối ngự tràn. Lời mẹ
ru con từ trong xà lim nhỏ, con bơ vơ ngoài ánh sáng dật dờ. Rồi những đêm mưa,
gió buốt lạnh, mẹ thổn thức khi nghĩ về các con.
Để
khắc ghi ơn nghĩa của bậc sinh thành, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết lên lời
thơ "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ
bằng cha". Đó là với trường hợp của những đứa trẻ nhận đủ đầy tình thương
của cha lẫn mẹ. Còn với những người mẹ đơn thân hay vì hoàn cảnh phải một mình
chăm sóc con nhỏ thì mẹ là tất cả những gì mà chúng có, mẹ là mẹ, mẹ còn là
cha.
Mùa
đông năm nay có 2 người mẹ sẽ phải chia ly với các con thơ cũng bởi sự trăn trở
của người làm mẹ về tương lai của các con mình. Tết của 4 đứa trẻ, một cái tết
nhạt nhoà nước mắt. Tiếng lòng mẹ Quỳnh, mẹ Nga trong ngục tối làm xót xa tâm
tư của những người làm mẹ khác.
Ở
cái xứ này, những người nắm quyền không nói luật, cũng chẳng nghĩ tình, họ chỉ
cốt làm sao khủng bố được những người có tư tưởng động chạm đến lợi ích của họ.
Cũng ở đây, nhiều phụ nữ và trẻ nhỏ bị đối xử một cách bất công nhưng chẳng nhận
được sự bảo vệ nào từ các hội đoàn, tổ chức chính thống. Hội phụ nữ có là để
đàn áp những người phụ nữ đang lên tiếng thay đổi xã hội. Và bởi vì những đứa
trẻ kia là con của những cái gai trong mắt đảng nên chúng cũng chẳng được nhận
sự lên tiếng từ họ, dù chỉ là hỏi han hay một chút của sự quan tâm xuất phát từ
tình người cũng không có.
Trong
một xã hội mà chẳng mấy ai dám đứng lên tranh đấu cho quyền lợi của những đứa
trẻ nhà cầm quyền này thật dễ dàng trong việc xâm hại quyền lợi của người dân.
Họ chẳng ngần ngại tước đi quyền làm mẹ của những người phụ nữ đơn thân bằng thứ
quy định mơ hồ, đi ngược lại với những hứa hẹn khi lập Quốc. Nền tảng cơ bản của
luật pháp là Hiến pháp trở nên vô giá trị đối với một cơ chế độc tài, độc quyền.
Tôi
là một người mẹ và vì vậy tôi không thể im lặng trước nỗi đau của 4 đứa trẻ kia
chỉ vì sự sợ hãi mà họ đang cố tình reo rắc. Chúng đã bị chế độ này cướp mất mẹ
của mình trong những năm tháng còn ấu thơ.
------------------------
No comments:
Post a Comment