Tuệ
Minh
(VNTB)
- Trong khi hàng triệu người dân Miền Trung và Tây Nguyên đang oằn mình
chống chọi với tử thần lũ, 37.650 tỷ đồng của người dân mất trắng thì Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc lại bận rộn với “công cuộc” xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp
ở Gia Lai với số tiền hơn được “hô” là khoảng 20.000 tỷ đồng.
Chiều ngày 16/12, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai liên tục
ra nhiều công điện khẩn yêu cầu người dân các huyện phía Đông và Đông Nam phải
di dời dân ở vùng có nguy cơ ngập lụt trước 17h30 cùng ngày. Cũng trong ngày
này, thủy điện “sai lầm thế kỷ” An Khê- Ka Nak tăng công suất xả lũ lên đến hơn
3.000m3/s, khiến nhiều diện tích cây trồng của người dân bị ngập lụt,
hư hỏng… Không chỉ vậy, cũng trong ngày này, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh
Gia Lai đã phát hiện nhà máy thủy điện An Khê- Ka Nak đã tự ý xả lũ với lưu lượng
lớn hơn so với thông báo…
Còn dưới các tỉnh nam Miền Trung, lũ lụt đã cướp đi
hơn 100 tính mạng của người dân vô tội, tài sản bị hư hỏng, mất mát lên tới
hàng nghìn tỷ đồng… Dân chua xót phải thốt lên không thể nuốt nổi mì tôm khi lũ
chồng lũ…
Còn ông Thủ tướng đã làm gì vào lúc người dân đang cần
ông ta, mà đúng hơn là cần sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao của ông ta đến
với bà con vùng lũ, để họ có cơm ăn trong lúc chống chọi với lũ dữ, tính mạng
và tài sản được đảm bảo? Không người dân vùng lũ nào thấy mặt ông Phúc trong
các trận lũ dồn dập cướp đi sinh mạng của 235 người dân vô tội, hơn 37 nghìn tỷ
đồng bị cuốn trôi. Và việc làm hết sức vô duyên đến vô lương tâm của ông Phúc
là ngày 17 và 18/12, ông Phúc có mặt tại Gia Lai để tham dự Hội nghị “Xúc tiến
đầu tư vào Gia Lai” tổ chức tại TP Pleiku.
Ông Phúc “thăm” và “làm việc” tại Gia Lai khi
người dân đang vật lộn tính mạng với lũ dữ.
Cái
tâm, cái tầm của ông Phúc ở đâu?
Tại Gia Lai, những ngày ông Phúc có mặt ở Gia Lai
cũng là thời gian người dân nơi đây đã và đang trải qua những đêm mất ăn, mất
ngủ vì thông báo thủy điện “sai lầm thế kỷ” An Khê- Ka Nak sẽ xả lũ lớn, gây ngập
lụt lịch sử. Nhiều hộ gia đình đã phải dọn dẹp tài sản, đi tìm nơi trú ẩn cao
hơn để tránh lũ, hàng nghìn ha cây trồng của người dân bị lũ nhấn chìm… tài sản
bị thiệt hại lên tới nhiều tỷ đồng.
Nhưng ông Phúc không hề đá động tới, không hề về
vùng lũ để xem người dân sống chết như thế nào? Nơi ông Phúc đến là làng Văn
hóa du lịch Plei Ốp (phường Hoa Lư, TP Pleiku) để thưởng thức cồng chiêng, múa
xoang, rượu cần… của bà con dân tộc J’Rai. Nơi ông Phúc đi là “xông đất” tòa trụ
sở hành chính mới của công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai vẫn còn chưa kịp
làm lễ khai trương… Việc ông Phúc làm là chụp ảnh, bắt tay với các doanh nghiệp
tại tường đài nghìn tỷ ở TP Pleiku, nơi mà có tỷ lệ người dân nghèo đói nằm
trong top của cả nước…
Ông Phúc nói rất hay về ý nghĩa của việc “xúc tiến đầu
tư vào Gia Lai” để phát triển tỉnh này, để làm lợi cho người dân. Nhưng những lời
ông ta nói, việc ông ta làm vào thời điểm này chả khác gì ông ta tự lấy vết nhơ
bôi lên mặt mình!
Trước
sự tang thương của đất nước!
Tôi tự hỏi ai sẽ là người được lợi trong “công cuộc”
“xúc tiến” do ông Thủ tướng chủ trì? Mạng sống của người dân ông ta không hề
quan tâm, tài sản của dân bị mất hàng nghìn tỷ đồng ông ta không hề nhắc tới? Từ
TP Pleiku xuống các huyện vùng lũ chỉ vài chục km nhưng ông Thủ tướng không hề
“ngó tới”? Vậy thật ra ông ta đang quan tâm đến cái gì? Ông ta đang làm lợi cho
ai? Việc thành công hay thất bại của các doanh nghiệp và ông với “xúc tiến” với
số tiền được “hô” lên đến 20.000 tỷ đồng thì thời gian sẽ trả lời!
Bởi, nếu thật sự muốn làm giàu cho dân thì trước
tiên tính mạng của người dân phải được bảo toàn, tài sản của dân không bị thiệt
hại, mất mát… (an cư thì mới lạc nghiệp). Ít nhất phải được như vậy, thì chúng
ta mới tính đến chuyện làm thêm của cải. Điều đơn giản này ông có hiểu được
không thưa ông Phúc?
Trong chuyến thăm và “làm việc” của ông tại tỉnh Gia
Lai, người dân đang cuống cuồng với lũ, thủy điện “sai lầm thế kỷ” đã tự ý xả
lũ lớn hơn so với thông báo khiến dân tình lao đao, nhưng ông không hề có động
thái gì. Điều này làm tôi tin sái cổ câu nói của một ông Giám đốc nhà máy thủy
điện là “việc xả lũ cũng chỉ là làm theo chỉ đạo của nhà nước” và ông ta cũng
chịu rất nhiều áp lực (?!)
Còn dưới các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa, hơn
100 người dân bị thiệt mạng do lũ lụt, hàng nghìn tỷ đồng bị lũ cuốn trôi. Còn
ông ở trên phố núi lo việc “xúc tiến đầu tư”! Ngay cả việc “đóng kịch” ông cũng
chưa làm được ông Phúc ạ! Chỉ đến khi lũ qua đi, dân tình kêu la thảm thiết, mạng
người đã nằm yên dưới mồ thì ông mới mò tới…
Thật là xa xỉ khi dùng từ “tâm” và “tầm” đối với người
như ông Phúc!
--------------------------
CÁC
TIN KHÁC
No comments:
Post a Comment