Việt Hà, phóng viên RFA
2016-12-27
2016-12-27
Năm 2016 là năm được cho là có nhiều biến động khó
lường ở biển Đông, khu vực tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa một số quốc gia ở
châu Á trong suốt nhiều năm qua.
Đánh giá về tình hình biển Đông năm 2016 vừa qua, thạc
sĩ luật Hoàng Việt, thành viên của Quỹ nghiên cứu biển Đông tại Việt Nam nhận
định đây là một năm với nhiều biến động khó lường:
Chúng ta nhìn thấy qua năm 2016 đầy biến động và
thay đổi, có những biến động mà nhiều người không ngờ tới, trong đó có cả những
học giả danh tiếng. Điều này cho thấy chúng ta đang sống trong một thế giới mà
tốc độ thay đổi và trật tự thế giới thay đổi mỗi ngày và khó lường.
Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, ba sự kiện đáng chú ý
nhất có tác động mạnh đến tình hình biển Đông trong năm vừa qua chính là phán
quyết của tòa Trọng tài Quốc tế liên quan đến vụ kiện giữa Philippines và Trung
Quốc, Philippines và Hoa Kỳ có hai vị Tổng thống mới mà chính sách của những vị
Tổng thống này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và hiện trạng ở biển Đông.
Phán quyết của tòa trọng
tài quốc tế
Hôm 12 tháng 7 vừa qua, Tòa Trọng tài quốc tế the
Hague đã ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về những đòi hỏi
liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Phán quyết của tòa được cho
là có lợi cho phía Philippines. Nhận xét về phán quyết này ngay sau khi tòa ra
tuyên bố hôm 12 tháng 7, chuyên gia Greg Poling, Giám đốc sáng kiến minh
bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở
Washington DC nói:
Philippines đưa ra khoảng 15 điểm trong vụ kiện
Trung Quốc khoảng 3 năm trước và vào sáng nay họ đã thắng đến 14 ¾ điểm… đây là
một chiến thắng lớn cho Philippines và chắc chắn đặt ra câu hỏi về những nhân
nhượng nào có thể có từ phía Bắc Kinh trong tương lai.
Phán quyết của tòa xác định tất cả các thực thể thuộc
khu vực tranh chấp ở quần đảo Trường Sa không phải là đảo và do đó không thể có
vùng đặc quyền kinh tế. Phán quyết cũng bác bỏ đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung
Quốc vẽ trên biển Đông.
Ngay sau phán quyết, Thượng nghị sĩ Jonh McCain và
Thượng nghị sĩ Dan Sullivan của Hoa Kỳ đã ra tuyên bố chung viết rằng phán quyết
có lợi cho tất cả mọi người, khiến các nước, bao gồm Trung Quốc, phải ngồi vào
bàn đàm phán để giải quyết vấn đề. Theo hai Thượng nghị sĩ, nếu Trung Quốc từ
chối và vẫn duy trì quan điểm về đường đứt khúc 9 đoạn thì các nước khác phải
thách thức Trung Quốc.
Tuy nhiên, không ngoài dự đoán, Trung Quốc sau đó đã
lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa và cho biết sẽ tiếp tục những hoạt động mà
họ cho là hợp pháp trên các khu vực mà nước này đòi chủ quyền.
Quân sự hóa khu vực
biển Đông
Năm 2016 cũng là năm có nhiều các hoạt động được cho
là gia tăng quân sự hóa khu vực biển Đông của các nước tiếp nối những hoạt động
xây lấp các đảo và bãi đá từ năm 2014 đến nay.
Ảnh chụp qua vệ tinh ngày 29/11/2016 và phát hành
vào ngày 15 tháng 12 năm 2016 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
(CSIS) cho thấy các hệ thống vũ khí phòng thủ của Trung Quốc trên các hòn đảo
nhân tạo ở biển Đông. AFP photo
Vào tháng 2 năm 2016, Trung Quốc cho triển khai giàn
tên lửa đất đối không được cho là hiện đại nhất thế giới ra đảo Phú Lâm thuộc
quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Nhận định về hành động này của
Trung Quốc, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia thuộc học viện quốc phòng Úc
nói:
Tôi nghĩ là hoạt động này có liên quan đến việc máy
bay tuần tra của Mỹ, rồi tàu Curtis Wilbur của Hoa Kỳ đi qua đảo Tri Tôn ở
Hoàng Sa… Trung Quốc đang làm gia tăng mối nguy đối với Hoa Kỳ và Bắc Kinh đã
nói là sẽ làm như vậy tức là có đáp trả lại hành động của Hoa Kỳ. Đây là một
trong những giàn phóng tên lửa tầm trung và cao hiệu quả nhất trên thế giới với
thiết kế lấy từ Nga. Những máy bay tuần tra của Mỹ bay qua đây trong tương lai
ví dụ như máy bay Poseidon sẽ gặp nguy hiểm.
Theo giáo sư Carl Thayer, Hoàng Sa thực ra đã được
quân sự hóa từ trước với việc Trung Quốc cho xây dựng sân bay tại đây và đưa
máy bay chiến đấu hiện đại nhất đến quần đảo này. Giàn tên lửa bổ sung giúp gia
tăng khả năng phòng vệ cho Trung Quốc.
Cùng lúc những hình ảnh vệ tinh của Mỹ hồi đầu năm
cũng cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng khu vực đảo Bắc ở Hoàng Sa, chỉ
cách đảo Phú Lâm nơi Trung Quốc đặt giàn tên lửa khoảng 12 km.
Những bức ảnh vệ tinh hồi giữa năm nay cũng cho thấy
Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây lấp ở khu vực bãi cạn Scaborough mà
Trung Quốc chiếm được từ Philippines hồi năm 2012. Một số chuyên gia cho rằng
có thể Trung Quốc sẽ biến nơi này thành căn cứ tàu ngầm hoặc là trạm nghe tín
hiệu thông tin tình báo.
Hôm 13 tháng 12, chương trình Sáng kiến Minh bạch
hàng hải châu Á của CSIS công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã
lắp đặt các hệ thống vũ khí trên cả 7 đảo nhân tạo mà nước này xây lấp ở Trường
Sa.
Hồi tháng 8, hãng tin Reuters đưa tin, Việt Nam đã
chuyển những giàn phóng tên lửa di động đến một số đảo ở Trường Sa. Các giàn
phóng này có thể nhắm tới các khu vực do Trung Quốc kiểm soát trên biển Đông.
Hồi cuối tháng 11, các hình ảnh vệ tinh của Hoa kỳ
cho thấy nhiều tàu của Việt Nam đang tiến hành nạo vét kênh ở đảo Đá Lát (hay
còn gọi là Ladd reef) thuộc Trường Sa. Hãng tin Reuters trích nhận xét của
chuyên gia Trevor Hollingsbee, một nhà nghiên cứu về hải quân đã nghỉ hưu của
Anh nói rằng hành động này cho thấy Việt Nam đang gia tăng cải thiện khả năng
phòng vệ của mình.
Tổ chức Stratfor, chuyên nghiên cứu địa chính trị
toàn cầu, hôm 16 tháng 12 có bài phân tích viết rằng những hoạt động xây lấp và
đưa vũ khí ra Trường Sa của Việt Nam thời gian quan cho thấy Hà Nội kiên quyết
trong việc hóa giải những tham vọng bành trướng chủ quyền trên biển của Trung
Quốc.
Thay đổi chính sách của
Mỹ và Philippines
Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, việc cả
Philippines và Mỹ có hai vị Tổng thống mới trong năm vừa qua cũng có ảnh hưởng
không nhỏ đến sự ổn định ở biển Đông.
Philippines là nước có tranh chấp trực tiếp với
Trung Quốc và một số nước khác về chủ quyền một số khu vực ở biển Đông. Tuy
nhiên, ngay sau khi lên nắm quyền vào giữa năm nay, Tổng thống mới của
Philippines là ông Duterte đã nhiều lần lên tiếng cho thấy ông sẵn sàng làm việc
với Trung Quốc và gạt phát quyết của tòa trọng tài quốc tế sang một bên. Ông
cũng tuyên bố muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc trong khi chê bai vai trò của
Mỹ, nước đồng minh lâu năm của Philippines. Nhận định về điều này, thạc sĩ luật
Hoàng Việt cho biết:
Nó ảnh hưởng tới biển Đông rất nhiều bởi vì
Philippines là quốc gia trực tiếp tham gia tranh chấp, là quốc gia đưa vấn đề
lên tòa để tòa ra phán quyết mà bây giờ Philippines lại không thúc đẩy nữa, nó
làm cho tác động của phiên tòa thay đổi rất nhiều.
Trong những năm qua Philippines đã cùng Việt Nam nhiều
lần lên tiếng phản đổi Trung Quốc ở các diễn đàn khu vực liên quan đến vấn đề
biển Đông. Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, việc Philippines trở nên gần gũi hơn với
Trung Quốc và Thủ tướng Malaysia mới đây tuyên bố sẵn sàng đàm phán song phương
với Trung Quốc đang đặt Việt Nam vào một thế khá đơn độc.
Trong khi đó Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump
cho đến lúc này vẫn chưa cho thấy rõ chính sách sắp tới của Mỹ sẽ ra sao đối với
vấn đề biển Đông. Dưới thời thời của Tổng thống Barack Obama và chiến lược chuyển
trục về châu Á, Hoa Kỳ đã giúp gia tăng sức mạnh quân sự cho các nước trong khu
vực trước những đe dọa của Trung Quốc. Có những lo ngại cho rằng, Tổng thống mới
của Mỹ sẽ chú trọng nhiều hơn vào vấn đề nội địa như những gì ông đã nói trong
quá trình tranh cử. Điều này sẽ tạo ra một thách thức lớn cho các nước trong
khu vực và có thể có lợi cho Trung Quốc. Thạc sĩ luật Hoàng Việt nhận định:
Chính sách của Hoa Kỳ với vấn đề biển Đông vẫn là một
ẩn số nhưng dường như với những phát biểu và tuyên bố gần đây của ông Donald
Trump thì vấn đề biển Đông sẽ nổi cộm, vì không có sự góp mặt của Hoa Kỳ, không
có sự răn đe của Hoa Kỳ thì rõ ràng không có quốc gia nào có tiềm lực để đe dọa
Trung Quốc cả, không có quốc gia nào có thể ngăn cản Trung Quốc.
Tổng thống mới của Mỹ sẽ nhậm chức vào ngày 20 tháng
1 tới đây.
Theo nhận xét của thạc sĩ luật Hoàng Việt, Việt Nam
hiện vẫn là một quốc gia có tiềm lực yếu, trước những diễn biến khó lường ở biển
Đông thời gian tới, thách thức lớn nhất trong năm tới của Việt Nam sẽ là làm thế
nào để giữ gìn hòa bình ổn định trong khi vẫn có thể bảo về được chủ quyền của
mình ở các vùng biển đảo.
VIDEO :
Biển Đông lại nóng
RFA Vietnamese Tiếng Việt - Published on Dec
22, 2016
ình hình Biển Đông nóng trở lại khi một tàu hải quân
Trung Quốc thu giữ thiết bị lặn không người lái của Hoa Kỳ tại khu vực biển
cách Vịnh Subic của Philippines hơn 90 kilomet. Kính Hòa phỏng vấn giáo sư
Renato Cruz de Castro giảng dạy môn Quan hệ Quốc tế tại Đại học De La Salle ở
Manila, Philippines.
No comments:
Post a Comment