Tú Anh – RFI
Đăng ngày 16-12-2016
.
Tổng thống Nga
Vladimir Putin (P) và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Hội nghị
Năng lượng Thế giới, Istanbul, ngày 10/10/2016OZAN KOSE / AFP
.
Chỉ cách nay vài tháng, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không do
dự bắn hạ oanh tạc cơ Nga. Ankara kêu gọi NATO trợ giúp bảo vệ đồng minh chống
xâm lăng. Thế mà giờ đây, hai tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Vladimir Putin
liên kết thành cặp « người hùng » thách đố Tây phương.
Vào lúc cuộc chiến Syria đi vào khúc quanh mới, từ
Tokyo, tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết đã điện đàm và « hội ý » với
tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đề xuất « một giai đoạn mới » : ngưng bắn
toàn diện ở Syria và đàm phán chính trị.
Theo AFP, người ta không quên, vào tháng 11/2015,
khi chiếc máy bay oanh tạc Sukhoi của Nga bị bắn cháy trên vùng trời biên giới
Thổ Nhĩ Kỳ - Syria trong lúc oanh kích lực lượng chống chế độ Bachar al Assad
thì Matxcơva và Ankara thóa mạ nhau không tiếc lời. Tổng thống Putin tố cáo tổng
thống Erdogan « buôn dầu hỏa » với Daech. Tổng thống Erdogan
đáp lại, lên án ông Putin là « kẻ phạm tội ác chiến tranh ».
Trang sử « khói lửa » này đã được lật
qua. Đồng thuận chiến lược Nga - Thổ đã được thể hiện một cách ngoạn mục trên
chiến trường Syria. Trong khi không quân Nga trút hàng trăm tấn bom xuống
Aleppo để tìm một chiến thắng quân sự cho đồng minh Damas, bất chấp sinh mạng
thường dân, thì Ankara hoàn toàn im lặng, không một lời phản đối. Thủ tướng Thổ
Nhĩ Kỳ Binali Yildirim còn tuyên bố « chưa bao giờ chúng tôi hiểu nhau
như thế ».
Lập trường « phải lật đổ Bachar al Assad » bằng
mọi giá đã được Ankara dẹp qua một bên, nhưng Ankara vẫn tiếp tục theo đuổi mục
tiêu chiến lược củng cố thế lực trong khu vực bằng cách dựa vào Matxcơva, cũng
có quyền lợi tương đồng.
Theo phân tích của AFP, trong năm 2016, hai ông
Erdogan và Putin đối đầu với nhiều thách thức : bên trong, kinh tế suy yếu, bên
ngoài đối chọi với Mỹ và châu Âu.
Từ khi chiếm bán đảo Crimée, tổng thống Putin bị Tây
phương trừng phạt kinh tế, thương mại và cấm cửa G8. Can thiệp quân sự vào
Syria và đàn áp đối lập tại Nga càng làm mối bất hoà với Tây phương lớn hơn. Về
phần tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, sau những cải cách can đảm đầu tiên của một nhà
chính trị Hồi giáo thế tục, ông Erdogan thụt lùi trên mọi lĩnh vực từ nhân quyền,
tự do ngôn luận cho đến tự do chính trị. Sau vụ đảo chính hụt (15/07/2016),
hàng trăm ngàn người, từ sĩ quan quân đội, cảnh sát, công chức cho đến chính trị
gia đối lập (40 000 theo con số chính thức ) bị tổng thống Erdogan thanh trừng,
tống giam. Bốn chục tờ báo bị đóng cửa.
Con đường Ankara vào Liên Hiệp Châu Âu xem như bế tắc
nhưng quan hệ với Nga thì ngọt ngào như tuần trăng mật vì tham vọng tương đồng.
Tổng thống Putin muốn nước Nga được tôn trọng như một đại cường giống như thời
Liên Xô cũ. Trong khi đó, tổng thống Erdogan không giấu ước mơ thời hùng cường
của đế chế Ottoman, thủ lĩnh của mọi tín đồ Hồi Giáo. Khi tuyên bố «
người Thổ Nhĩ Kỳ chúng tôi bị giam trong nhà tù 780.000 km2 », tổng thống
Erdogan không che giấu tham vọng phát huy ảnh hưởng Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.
Tình hình quốc tế hiện nay, với Hoa Kỳ co cụm, với
Liên Hiệp Châu Âu bị khủng hoảng Brexit, rất thuận lợi cho Matxcơva và Ankara
xem nhẹ Tây phương, bắt tay nhau chia chác ảnh hưởng tại Syria.
Vấn đề là uy thế chính trị của hai « người
hùng » này không xây dựng trên cơ sở đem lại niềm tin cho dân chúng
vào một thể chế công bằng, mà trái lại, thả lỏng cho thành phần đặc quyền đặc lợi
làm giàu, để mua chuộc sự ủng hộ của họ.
Thêm vào đó, kinh tế của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không có
dấu hiệu lạc quan. Chuyên gia kinh tế Charles Robertson, ngân hàng đầu tư
Renaissance Capital, của Nga, dự báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tránh khỏi một cuộc khủng
hoảng trong trung hạn.
Điều chắc chắn là nếu thành viên Thổ Nhĩ Kỳ của NATO
theo Nga thì kẻ đáng lo là châu Âu.
No comments:
Post a Comment