Trần
Phong Vũ
Posted
on May 14, 2016 by editor
— No
Comments ↓
Sự
kiện Gm Đinh Đức Đạo trích dân Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng (HCVM & HV)
trong tài liệu của Thánh Công Đồng Vaticano II để hỗ trợ cho việc cổ võ giáo
dân Xuân Lộc “tích cực tham gia bẩu cử” trong trường hợp này không những lố bịch
làm trò hề cho thiên hạ mà con đi ngược lại giáo huấn của Giáo hội Kitô!
Người
tín hữu Công giáo thấy gì, cảm gì khi đọc lá thư của tân Gm giáo phận Xuân Lộc?
Bối
cảnh
Sáng
Thứ Ba 10-5-2016, một cú sốc dội mạnh vào tâm não tôi khi đọc lá thư gửi giáo
dân, linh mục, tu sĩ cùa Gm Đinh Đức Đạo mở đầu cho sứ vụ Giám Mục Chính Tòa của
ông tại giáo phận Xuân Lộc. Lá thư đăng trên mạng Thanh Niên Công Giáo, nằm giữa
một bài nhận định nhẹ nhàng nhưng sâu sắc của tác giả “Người Con Của Giáo Phận
Xuân Lộc” trong Nhóm Chủ Trương trang mạng này. Không cần suy nghĩ người đọc
dễ dàng nhận ra dụng tâm BBT hàm ẩn trong đó.
Toàn
bộ lá thư chỉ vỏn vẹn ngót 200 từ. Trên danh nghĩa tương tự như Thư Mục vụ ra mắt
hàng giáo sĩ, giáo dân dưới quyền nhân dịp chính thức kế vị người tiền nhiệm là
Gm Nguyễn Chu Trinh (về hưu), giữ chúc vụ Giám Mục Chính Tòa Xuân Lộc. Nhưng nội
dung lại mang giá trị một món quà trình diện đảng và nhà nước cộng sản Việt
Nam!
Giám Mục giáo phận
Xuân Lộc Giuse Đinh Đức Đạo. Nguồn: http://gxdaminh.net/
Trong
ngót ba phần tư thế kỷ cộng sản thông trị miền Bắc và 41 năm chiếm được miền
Nam, ai cũng biết thực chất cái gọi là Quốc Hội của chế độ Hànội là gì. Bốn chữ
“Đảng cử Dân bầu” được lưu truyền trong công luận đồng bào quốc nội gói ghém trọn
vẹn tính cách bù nhìn, tay sai đảng của mấy trăm khuôn mặt trong cái Quốc Hội ấy.
Vì hiểu rõ như vậy, cứ mỗi lần “đến hẹn lại lên” hệ thống truyền thông, báo chí
tay sai nhà nước và cơ quan tuyên giáo đảng đồng loạt lên tiếng cố võ cho cuộc
bầu cử cơ chế mệnh danh lập pháp này, giới trí thức, người đấu tranh cho dân chủ,
tự do gồm một số giáo sĩ Công Giáo, đã công khai lên tiếng kêu gọi cử tri tẩy
chay không đi bỏ phiếu.
Ấy
thế mà Giám Mục Đinh Đức Đạo đã dành trọn lá thư của ông để tiếp tay cho những ống
loa tuyên truyền Hà Nội nhắc nhở, khuyến khích cử tri Thiên Chúa giáo trong địa
sở của mình tích cực đi bỏ phiếu! Hành vi này không chỉ làm buồn lòng mà còn gậy
nên tâm trạng bất bình phẫn nộ đối với tuyệt đại đa số những tín hữu Chúa Kitô,
Nội
dung thư nói gì?
Thư của GM Đinh Đức Đạo.
Nguồn: Thanh niên Công giáo.
Mở
đầu, sau khi nhắc tới ngày 22-5-2016 là ngày bầu cứ cái gọi là Quốc Hội thứ 14
của CSVN, Gm Đinh Đức Đạo trích dẫn Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng số 17 của
Thánh Công Đồng Vaticanô II:
“Mọi
công dân cần phải nhớ tới quyền lợi và cũng là bổn phận của họ trong việc tự do
xử dụng lá phiếu của mình để mưu cầu công ích. Giáo Hội ca ngợi và quý trọng việc
làm của những người vì lợi ích quốc gia mà dấn thân phục vụ con người cùng nhận
lãnh gánh nặng của trách nhiệm này.”
Và
sau khi nhắc tiếp tới vai trò của Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay và về sứ mạng
người Kitô hữu trong hoạt động Chính Trị & Xã Hội, ông viết:
“Vì
thế tôi mời gọi anh chị em tích cực tham gia việc bầu cử, xem xét, chọn lựa những
đại biểu có phẩm chất, đạo đức, có trình độ và năng lực phục vụ lợi ích của
nhân dân…”
Cứ
tạm coi như vì ngây thơ hoặc vì sống qua lâu ở hải ngoại không nắm rõ tình ở quốc
nội, nhưng thử hỏi trong thời gian qua, được Vatican cử về làm Gm Phụ Tá giáo
phận Xuân Lộc, không lẽ Gm Đinh Đức Đạo quá bận rộn hoặc vô cảm đến nỗi không
thấy, không biết được chuyện gì đã xảy ra cho cả trăm công dân Việt Nam trong
giới trí thức, nhà báo, văn nghệ sĩ, thành viên các tổ chức Xã Hội Dân sự đã tự
lập hồ sơ ứng cử. Theo dõi các trang mạng từ trong nước, có lẽ ai cũng biết những
thủ đoạn gian ác do chế độ Hà Nội áp dụng để loại bỏ hầu hết những công dân tự ứng
cử này, từ chuyện bày ra những thủ tục vớ vẩn để làm khó dễ khi thiết lập hồ sơ
tới thủ đoạn đưa những thành phần du thủ du thực tới đấu tố để mở đường ‘cấm cửa’
những người tự ứng cử, trong số có những tên tuổi như các ông Nguyễn Quang A,
Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Luân, Võ An Đôn, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Tường Thụy, Ca Sĩ
Mai Khôi, v.v., để cuối cùng toàn bộ danh sách ứng cử viên chỉ còn là những
thanh phần đảng viên tay sai do đảng cộng sản đưa ra để tiếp tục diễn trò hề “Đảng
cử Dân bầu” Trong điều kiện tồi tệ như thế làm chi có những ứng viên “có trình
độ, năng lực” nói chi đến “phẩm chất, đạo đức” để cử tri chọn hay lựa vì chọn
ai cũng là người của đảng!
Sự
kiện Gm Đinh Đức Đạo trích dân Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng (HCVM & HV)
trong tài liệu của Thánh Công Đồng Vaticano II để hỗ trợ cho việc cổ võ giáo
dân Xuân Lộc “tích cực tham gia bẩu cử” trong trường hợp này không những lố bịch
làm trò hề cho thiên hạ mà con đi ngược lại giáo huấn của Giáo hội Kitô!
Nội
dung và ý nghĩa HCVM & HV số 17 được ông trích dẫn trên đây mang giá trị bất
biến trong những sinh hoạt chính trị, gồm những sinh hoạt bầu cử, ứng cử dưới
những chế độ tư do, dân chủ, nơi quyền công dân được tôn trọng tuyệt đối. Nhưng
dưới chế độ độc tài cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam, nếu giáo huấn này được
trưng dẫn để tiếp sức cho đảng và nhà nước cộng sản tiếp tục củng cố chế độ độc
tài toàn trị của chúng, không những là trái với lương tri con người mà còn là một
hành vi phản Tin Mừng!
Mạng
Thanh Niên Công Giáo nói gì?
Chia
sẻ suy nghĩ trên đây, sau khi lập lại câu trích dẫn của Gm Đinh Đức Đạo trong
lá thư gủi các tín hữu Giáo Phận Xuân Lộc, tác giả với bút danh Người
Con của Giáo Phận Xuân Lộc viết trên blog Thanh Niên Công Giáo như sau,
“Lật
lại chương IV của Hiến Chế này với chủ đề: “Đời sống cộng đoàn chính trị” số 73
đã nói như sau, ‘Người kitô hữu cần ý thức mãnh liệt hơn về phẩm giá con người,
ngày nay (tức là từ năm 1965) tại nhiều nước trên thế giới, người ta cố gắng
thiết lập một thể chế chính trị pháp lý để bảo vệ hữu hiệu hơn quyền lợi cá
nhân trong đời sống công cộng, như quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do
phát biểu ý kiến và tự do tuyên xưng tín ngưỡng cách riêng tư hoặc công khai.’
Trong
số này, Công đồng cũng khuyến khích các tín hữu hãy quan tâm bảo vệ quyền lợi của
dân tộc mình khi tuyên bố, ‘phải lên án bất cứ thể chế chính trị nào nếu nó ngăn
cản quyền tự do công dân, nếu nó gia tăng con số nạn nhân của tham lam và của tội
ác chính trị, nếu nó làm cho việc cai trị đi lệch đường, thay vì mưu cầu cho
công ích lại phục vụ cho một tập đoàn hay chính những người cầm quyền.’”
Chúng
ta ai cũng biết “thể chế chính trị” của nước CHXHCN Việt Nam do thể chế Cộng Sản
Vô Thần lãnh đạo. Thể chế này không những ngăn cản quyền tự do ngôn luận, tự do
lập hội, tự do phát biểu ý kiến mà còn bách hại tôn giáo. Bằng chứng cụ thể là
nước Việt Nam đã bị Ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế vừa cho vào lại danh sách của
những nước lưu tâm đặc biệt về quyền tự do tôn giáo (x.
catholicnewsagency.com).
Đối
phó với chủ nghĩa cộng sản vô thần, Công đồng khuyên các tín hữu cần có thái độ
như sau: ‘Giáo hội không thể không tiếp tục phi bác với nỗi đau buồn và với tất
cả sự cương quyết, như đã từng phi bác chủ thuyết vô thần và những hành động đi
ngược lại lý trí và kinh nghiệm chung của con người cũng như làm cho con người
mất đi sự cao cả bẩm sinh của mình’ (VM&HV số 21)[1]
‘Sự
cao cả bẩm sinh’ mà Công đồng muốn nói tới tức là mỗi nhân vị đều là hình ảnh của
Thiên Chúa sống động, vì con người được dựng nên theo hình ảnh của Người.”
Tác
giả kết luận:
“Thế
nhưng thời gian qua, và gần đây nhất là cuộc biểu tình ngày 08.05.2016 vì một môi
trường trong sạch, những con người với sự ‘cao cảm bẩm sinh’ của mình đã bị nhà
cầm quyền chà đạp một cách không thương tiếc, khi đánh đập và bắt bớ họ.
Như
thế bức thư của Đức Cha đưa ra vào hôm nay để khuyến khích tín hữu đi bầu các đại
biểu vào một thể chế chính trị đang có những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền
là có làm chính trị không? Hay chỉ những người đang lên tiếng bảo vệ cho những
người bị bách hại bởi nhà cầm quyền lại bị ‘gán nhãn’ làm chính trị thôi?”
Từ
nội dung “không giống ai” trong lá thư của Gm họ Đinh gửi giáo dân, Linh mục,
tu sĩ nam nữ thuộc giáo phận Xuân Lộc hôm 10-5 khiến người đọc nhớ tới bàn
Thông Báo của TGm Bùi Văn Đọc công bố trước đó 10 ngày (30-4) nói về thảm nạn
cá chết hàng loạt rồi khuyên giáo dân “tránh những hành động quá khích,
dẫn tới xung đột, ảnh hướng tới sản xuất, giao thông, vi phạm pháp luật” hàm
ý tiếp tay Hà Nội trong việc ngăn cản những người biểu tình chống tập đoàn
Formosa, nghi phạm đã gây ra thảm nạn nghiêm trọng hủy hoại môi trường sống, có
khả năng tạo nên những di hại kinh hoàng cho đất nước và dân tộc ta trong tương
lai.
Đôi
điều trước khi kết thúc
Trước
khi được bổ nhiệm làm Gm phó Giáo Phận Xuân Lộc, Đ/Ô Đinh Đức Đạo giữ vai trò
điều hành Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại có trú sở tại Rôma. Được
biết người tiền nhiệm của ông là Đ/Ô Trần Văn Hoài, vị giáo sĩ thuở sinh thời nổi
danh có lập trường chống đối chủ nghĩa cộng sản và cũng là người thân cận Thánh
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thuở sinh thời. Chính Đ/Ô Hoài là người chuyển ngữ
Tông Thư “Christifidelles Laici – Người Tín Hữu Giáo Dân”[2] của cố
GH công bố năm 1988 sang tiếng Việt do nguyệt san Đường Sống phát hành tại nam
California, Hoa Kỳ. Đã một thời có tin đồn Đ/Ô Hoài rục rịch được đề cử về làm
Gm ở trong nước nhưng gặp sự chống đối của Hà Nội nên việc không thành.
Nếu
tin này đúng nó giải thích cho sự kiện vì sao Đ/Ô Đinh Đức Đạo dễ dàng vượt qua
cửa ải để từ hải ngoại được về làm Gm và sau đó đã làm mất lòng tin của các tín
hữu. Cũng từ đấy nó chứng minh cho hành vi, thái độ dị thường của ông hiện nay.
Giữa
những chỉ dấu đáng buồn và đáng phàn nàu như thế, người tín hữu giáo dân hôm
nay vẫn còn có rất nhiều lý do để tin tưởng và hy vọng. Nhìn vào hàng ngũ giáo
phẩm trong Giáo hội quê nhà trong bảy thập niên tại miền Bắc và 41 năm tại miền
Nam bị chế độ độc tài vô tôn giáo cộng sản không chế, người ta nhận ra vẫn
không thiếu những khuôn mặt gương mẫu, luôn trung thành với Hội Thánh. Những vị
đã được Chúa gọi về như các HY Trịnh Như Khuê, Trịnh Văn Căn, Phạm Đình Tụng,
Nguyễn Văn Thuận, TGm Nguyễn Kim Điền, các Gm Lê Đắc Trong, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc
Chi, Nguyễn Minh Nhật, Nguyễn Quang Tuyến… Và những vị còn tại thế như nguyên
TGm Ngô Quang Kiệt, Gm hồi hưu Hoàng Đức Oanh, rất nhiều Gm đạo đức, trung kiên
nhưng thầm lặng và khuôn mặt sáng ngời hiện nay là Gm Nguyễn Văn Long vừa được
Giáo hoàng Francis nâng lên chức vụ Giám mục Chính Tòa cai quản Giáo Phận
Parramatta ở Úc Đại Lợi. Nếu cần phải kể tới quý linh mục, người ta phải nói tới
nhóm Lm Nguyễn Kim Điền như các Lm Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi,
Lm triều Đặng Hữu Nam và đông đảo quý Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thề Thái Hà (Hànội),
Kỳ Đồng (Sài Gòn).
Nam
California, trung tuần tháng 5-2016
Nếu
đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Bài do tác giả
gởi; chú thích của tác giả. DCVOnline hiệu đính và minh họa.
[1] Từ nội dung mấy
trích đoạn trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng trong tài liệu Thánh Cộng Đồng
Vaticanô II của Người Con Giáo Phận Xuân Lộc trên mạng Thanh Niên Công Giáo
nhìn lại lối trích dẫn lỗ mỗ thiếu trong sáng với mục tiêu làm cột chống lưng
cho một ý đồ riêng của Gm Đinh Đức Đâo trong lá thư của ông gợi nhớ tới cung
cách cắt xén Lời Chúa của Gm Bùi Văn Đọc trong bài giảng ờ đền thơ Thánh Phaolô
Ngoại Thành Rôma năm 2007 để biện minh cho thái độ cấm khẩu khó hiểu của ông và
những đồng sự trước những vấn nạn của Giáo Hội vả Quê Hương hồi ấy.
[2] Trong Tông Thư
này, cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hơn một lần nhấn mạnh là người tín hữu
giáo dân phải tích cực tham gia vào đời sống chính trị với tư cách công dân của
mình. Nơi trang 100/101 Tông Huấn, ngài viết:
“Để
đem đời sống Kitô hữu vào trật tự trần thế, nghĩa là ‘đem Đạo vào Đời’ theo
ý nghĩa là phục vụ con người và xã hội, các tín hữu giáo dân tuyệt đối
không thể từ chối tham gia vào chính trị…”
Cũng
nơi trang 101, Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân nhấn mạnh:
“Chúng
ta cũng thấy dư luận quần chúng đó đây bảo chính trị chỉ là nơi vô luân. Tuy
nhiên, mọi lời khinh khi này không cách nào bào chữa được cho người Công Giáo
trốn tranh chính trị hay nghi ngờ việc chung.”
Trang
103, cố GH Gioan Phaolô II ghi tiếp:
“Một
đường lối chính trị nhằm phát triển con người phải cần đến tình liên đới làm
phương tiện và kiểu mẫu. Tình liên đới này đòi hỏi sự tham gia tích cực và ý thức
trách nhiệm của mọi người vào đời sống chính trị, từ mỗi một công dân đến các
đoàn thể khác nhau, từ các nghiệp đoàn đến các đảng phái, tất cả chúng ta và mỗi
người trong chúng ta đều là kẻ thừa hưởng và là người tham gia tích cực vào
chính trị.
No comments:
Post a Comment